Amidan bình thường như thế nào? Sao biết bị viêm?
Nội Dung Bài Viết
Amidan là tổ chức bạch huyết nằm ở trung tâm bốn phía hầu họng. Vai trò của amidan được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp. Amidan bình thường và amidan khi bị viêm có biểu hiện khác nhau. Đặc trưng nhất là bạn có thể cảm nhận được sự sưng phù của amidan khi bộ phận này bị viêm nhiễm.
Cấu tạo amidan bình thường như thế nào?
Amidan trong y học còn được gọi là tuyến hạnh nhân. Các amidan này sẽ nằm vây quanh cửa hầu và tạo thành cấu trúc vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). Vòng Waldeyer là nơi tiếp nhận tất cả vi trùng từ mũi, miệng.
Đây là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể, chúng nằm tập trung tại khu vực niêm mạc hầu. Các lympho này tụ tập lại thành đám hai bên phía vòm họng, bao gồm các hạch bạch huyết Waldayer. Amidan bao gồm 6 khối bao quanh khu vực cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết. Cụ thể 6 khối này gồm có: Amidan vòm (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái (amidan) và Amidan lưỡi.
Theo cấu trúc cơ thể, amidan khẩu cái là khối lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do vị trí của amidan khẩu cái nằm bao phủ trọng các khối còn lại nên đây cũng là khu vực dễ bị viêm nhất. Nếu như quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thể dễ dàng thấy được một phần của amidan này nhô ra khỏi trung tâm của cổ họng.
Amidan vòm (VA)
Amidan vòm chỉ có 1 khối hình tam giác nằm ở khu vực vòm họng và chúng phát triển theo thành sau họng mũi. Đây được xem là hạch huyết lớn nhất trong các cấu trúc hạch bạch huyết của cơ thể. Amidan vòm là một trong những cấu trúc amidan lớn tại hầu họng.
Amidan vòm bình thường sẽ dày khoảng 2mm nhưng chúng không làm đường thở. Ngược lại diện tích tiếp xúc của amidan vòi rất rộng nhờ khả năng xếp thành nhiều nếp. Vai trò chính của amidan vòm là nhận diện vi khuẩn, sau đó tạo kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi các khuẩn này tái xâm nhập vào đường hô hấp.
Vì lý do này mà Amidan vòm là cơ quan đầu tiên tiếp nhận tổn thương nếu các vi khuẩn, virus tấn công qua đường họng, hoặc hô hấp. Amidan vòm được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ sơ sinh chào đời.
Mặc dù vậy, tổ chức amidan vòm là nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên em bé chào đời. Amidan vòm phát triển lớn theo chu kỳ phát triển của trẻ. Khi cấu trúc amidan vòm hoàn thiện ở giai đoạn 6 – 7 tuổi, các hạch bạch huyết đã có thể tạo ra miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus chống lại các dị nguyên từ không khí, thức ăn và mầm bệnh từ bên ngoài. Amidan vòm thường thoái triển dần và trước dậy thì chúng sẽ teo nhỏ lại.
Amidan vòi
Amidan vòi có tên gọi khác là Gelach, đây là một tổ chức chức lympho nhỏ. Cấu tạo amidan vòi gồm 2 amidan nằm ở khu vực hai bên phải và trái quanh lỗ vòi tai. Tổ hợp amidan vòi nằm ngay dưới vòi Eustache. Đây là khối amidan có ít tổ chức Lympho nhất và ít có nguy cơ mắc bệnh nhất khi nhắc đến bệnh ở amidan.
Amidan khẩu cái (amidan)
Amidan khẩu cái gồm 2 amidan hình ô van màu hồng. Cấu trúc khối amidan khẩu cái có kích thước to nhỏ tùy vào độ tuổi của từng người. Amidan bình thường sẽ có cấu tạo amidan khẩu cái nằm ở hai bên phải và trái, phía trong hố amidan của thành bên họng.
Thực tế amidan khẩu cái là cấu trúc lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Cấu tạo của amidan khẩu cái không có kích thước chuẩn, và cơ quan này cũng dễ bị ảnh hưởng ban đầu nếu có mầm bệnh xâm nhập . Bạn có thể quan sát amidan khẩu cái bằng mắt thường khi sử dụng đèn soi.
Cấu tạo của amidan khẩu cái được nâng đỡ bằng 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Bề mặt amidan có nhiều hốc sâu và được bao phút bởi biểu mô phủ phía trên. Amidan khẩu cái chính là nơi giữ nhiệm vụ chính của amidan – cung cấp các miễn dịch cho cơ thể. Bệnh viêm amidan thực chất chính là tình trạng viêm nhiễm tại amidan khẩu cái.
Amidan lưỡi
Amidan lưỡi là tổ chức lympho nằm dưới đáy lưỡi, ngay phía sau V lưỡi. Cấu tạo và chức năng tương tự như Amidan vòi, đây là nơi tập trung ít tế bào Lympho nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Amidan lưỡi ít được nhắc đến nhưng giữa cấu trúc này và amidan họng có liên quan trực tiếp đến nhau. Vì thế nếu như người bệnh bị viêm amidan lưỡi thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến viêm amidan họng.
Trong nghiên cứu phẫu thuật cắt lớp. Các amidan có cấu tạo gồm ba lớp từ ngoài vào trong như sau:
- Biểu mô phủ : Đây là phần biểu mô nằm ở bề mặt bao phủ của amidan. Tương tự như vai trò của lớp da, biểu mô phủ che chắn, bảo vệ và đồng thời loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn bám trên bề mặt amidan.
- Mô liên kết: Đây là vị trí nằm phía bên dưới lớp biểu mô phủ, cấu tạo tương tự như một lớp mô liên kết mỏng giàu mạch máu có vai trò nuôi dưỡng amidan.
- Hạch bạch huyết: Là nhiều tổ hợp bạch huyết nằm trong nhân amidan. Hạch bạch huyết nắm giữ vai trò chủ chốt của amidan giúp chúng tiết ra các Immunoglobulin. Đây là những kháng thể tự nhiên và được so sánh như các “chiến binh” tự nhiên chống lại mầm bệnh xâm nhập.
Chức năng của amidan bình thường là gì?
Vai trò của amidan là cung cấp các thụ thể miễn dịch có lợi bảo vệ cơ thể. Khi ở trạng thái bình thường, các amidan được so sánh như là cửa ngõ quan trọng của hệ hô hấp và là tuyến phòng vệ quan trọng trong hệ thống các cấu trúc lympho cung cấp hệ miễn dịch trong cơ thể. Amidan sẽ bảo vệ những cơ quan hầu họng khác trước tác nhân gây bệnh đường hô hấp (vi khuẩn, virus…). Tuy nhiên khi amidan bị viêm thì các lympho sẽ sưng to và làm nhiệm vụ che chắn các vi khuẩn này không xâm lấn sâu thêm vào trong cơ thể.
Cấu trúc của amidan bình thường chặt chẽ và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp, hầu họng. Vì thế, nếu amidan bị viêm thì cơ thể bạn sẽ không được bảo vệ khỏi các xâm nhập từ bên ngoài, ngược lại nơi đây sẽ trở thành khu vực lưu trú của vi trùng, lan truyền các bệnh lý nhiễm trùng ở phổi, tai, khớp, ruột,…
Bằng mắt thường thì khó có thể nhìn thấy amidan vòm và amidan khẩu cái, nhưng bạn phải dùng đến dụng cụ chuyên dụng để quan sát vị trí amidan. Chúng có thể phát triển phình to hơn so với thông thường nhờ khả năng xếp thành nhiều nếp. Các amidan bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường cũng là những amidan dễ bị viêm nhất. Chúng vừa giữ trọng trách nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và đồng thời tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.
Dấu hiệu nhận biết amidan bị viêm
Dấu hiệu viêm amidan ở người trưởng thành
Amidan bình thường không dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, tuy nhiên với những amidan bị viêm sẽ sưng to và bạn có thể cảm nhận được sự sưng phù và khó thở. Viêm amidan thường bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Cụ thể bạn có thể nhận biết các dấu hiệu như sau:
Khàn giọng, sưng đau cổ họng
Tình trạng khàn giọng xảy ra ở giai đoạn muộn khi amidan bị viêm. Trong đó, hiện tượng tắc nghẽn cuống họng do tình trạng viêm amidan sẽ ảnh hưởng đến thanh quản của bạn, âm thanh phát ra bị chặn lại bởi amidan sưng to. Điều này khiến cho giọng nói của bạn bị khàn và tắc nghẽn hoàn toàn. Hầu hết những người bị viêm amidan đều có triệu chứng mất giọng, biến đổi giọng nói, đồng thời gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
Đau nhức tai
Do amidan là khu vực trung tâm của cửa ngõ hầu họng nên khi amidan viêm thì các virus và vi khuẩn cũng có điều kiện xâm nhập đến các khu vực ống tai hoặc ống mũi. Đau tai là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan ở giai đoạn nặng. Những triệu chứng thường gặp là tình trạng ù tai, giảm thính lực và buốt tai, đôi khi tai bạn cũng có thể tiết dịch kèm theo.
Viêm họng
Một trong những triệu chứng điển hình của viêm amidan là viêm họng. Do ảnh hưởng từ các vi khuẩn, virus tấn công mà hệ thống các amidan sẽ nhanh chóng giải phóng miễn dịch, cùng dịch nhầy tích tụ ở họng. Bạn sẽ có những dấu hiệu như đỏ và đau rát họng, khó thở, khản giọng, và nặng nhất là ở mức độ viêm amidan cấp tính.
Xuất hiện đốm trắng trên amidan
Ngoài ra nếu nhìn bằng mắt thường, khi viêm amidan bạn sẽ nhận thấy các đốm, mảng trắng nằm rải rác tại bề mặt amidan. Đây được xem là tiến triển nghiêm trọng hơn so với viêm nhiễm thông thường – amidan hốc mủ khiến người bệnh đau họng và mất giọng nghiêm trọng. Kèm theo đó là các tụ mủ hình thành khiến hơi thở của người bệnh rất hôi.
Sốt cao liên tục
Sốt cao là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm amidan. Thông thường, cơn sốt do amidan gây ra thường cao trên 38 độ C và người bệnh sẽ bị sốt đột ngột, điều này được cho là bởi phản ứng kháng viêm bình thường của cơ thể. Tình trạng sốt cao có thể kéo dài 3-5 ngày tùy cơ địa và thể trạng mỗi người.
Khó nuốt và khát nước
Tình trạng hôi miệng xảy ra khi số lượng vi khuẩn phát sinh ở amidan ngày càng lớn. Tình trạng này vẫn xảy ra ngay cả khi bệnh nhân có thường xuyên súc miệng, vệ sinh miệng bằng dung dịch hoặc nước muối. Kèm theo tình trạng hôi miệng, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, khó nuốt thức ăn.
Viêm amidan cũng khiến bạn có cảm giác khát nước liên tục, và cho dù bạn có uống nhiều nước đi nữa nhưng vẫn có cảm giác khát. Nguyên nhân là vì khi bạn bị viêm amidan, cơ thể mất cân bằng điện giải và lượng nước uống bị thất thoát đáng kể. Do thiếu nước mà vùng lưỡi và khoang miệng của người bệnh sẽ bị khô rát, khiến cơ thế khát nước tự nhiên xuất hiện đáp ứng cơn khát.
Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu viêm amidan không có biểu hiện rõ hơn ở người lớn và phụ huynh thường nhầm lẫn triệu chứng này với cảm cúm hoặc viêm họng thông thường. Điều này có thể sẽ rất nguy hiểm vì biến chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ có thể tiến triển xấu và ảnh hưởng đến tai – mũi – họng của bé. Phụ huynh nhận biết cụ thể qua các biểu hiện sau:
- Trẻ bị chảy nước mũi, ho, đau họng và nhức đầu
- Tình trạng đau họng, khóc khản giọng kéo dài hơn 2 ngày
- Khó nuốt thức ăn, thường có biểu hiện buồn nôn và nôn.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao và uể oải.
- Đau bụng, khó thở…
Khi nào cần cắt amidan?
Không phải mọi trường hợp viêm amidan đều được khuyến khích cắt amidan. Do cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phòng bệnh, nên việc điều trị bảo tồn luôn được ưu tiên. Cắt amidan là cách điều trị cuối cùng nhưng mang lại hiệu quả nhất được đưa ra nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị với các hình thức khác. Cụ thể, phẫu thuật cắt amidan được khuyến khích cho:
- Người bị viêm amidan sưng to gây bít tắc đường thở, cản trở ăn uống và hô hấp.
- Có dấu hiệu nghi ngờ ung thư amidan hoặc tái phát viêm thường xuyên.
- Người thường bị viêm amidan tái phát cấp từ 6 lần/năm liên tiếp.
- Trường hợp viêm amidan tái phát cấp do liên cầu trùng kèm van tim hậu thấp.
- Viêm amidan nguy cơ biến chứng ở người lớn hoặc ở trẻ nhỏ có tiền sử bị sốt cao co giật.
- Người bị viêm amidan mạn tính hoặc viêm amidan tái phát từ mầm bệnh liên cầu trùng và không đáp ứng với thuốc điều trị.
- Viêm amidan kéo dài hơn 5 – 7 ngày, ổ sưng viêm vẫn gây viêm họng, đau họng và hơi thở có mùi hôi.
- Người bị viêm amidan hốc mủ và từng phải nhập viện trước đó.
- Nguy cơ biến chứng từ viêm amidan thành viêm cầu thận hoặc nhiễm trùng gây mưng mủ hạch cổ.
Nếu nằm trong nhóm đối tượng trên, bạn nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan để phòng tránh các nguy cơ xảy ra. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để được cắt amidan bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Mặc dù cắt amidan là tiểu phẫu đơn giản nhưng nếu không đảm bảo quy trình thực hiện, cũng như chất lượng vệ sinh phòng khám cũng sẽ để lại biến chứng sau phẫu thuật.
Cách phòng tránh viêm amidan
Viêm amidan gây khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống, hô hấp. Bệnh thường phát sinh từ các dị nguyên, virus, vi khuẩn nên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh yếu tố nguy cơ. Để căn bệnh nhiễm trùng thường gặp này không xảy ra, bạn nên thực hiện:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn cư trú trong vòm họng một cách hiệu quả.
- Hạn chế ra đường trong thời gian bệnh dịch, che chắn mũi họng trong giờ cao điểm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra răng miệng, tai mũi họng 3 tháng/lần.
- Tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể để chủ động phòng bệnh trước sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Bạn nên bổ sung nhiều vitamin C với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác, đồng thời luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Không hút thuốc lá, không lạm dụng bia rượu, hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm lạnh tránh những kích thích đến amidan.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có hình dung rõ về vai trò cũng như cấu tạo amidan bình thường. Amidan là cửa ngõ bảo vệ và trung tâm cung cấp miễn dịch có lợi bảo vệ cơ thể. Vì thế bạn nên duy trì lối sống và sinh hoạt khoa học để hạn chế tốt nhất những tổn thương ở bộ phận này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!