Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Amidan to, không đau có cần cắt hay điều trị?

Viêm amidan khiến người bệnh bị sưng tấy, đau nhức, khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên, không ít trường hợp, người bệnh bị amidan to, không đau. Nếu gặp phải tình trạng này, bệnh nhân nên có phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Amidan to, không đau
Amidan to, không đau gây chèn ép cổ họng.

Amidan to, không đau có cần cắt hay điều trị?

Amidan là cơ quan giúp bảo vệ vòm họng trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Khi vi khuẩn ồ ạt tấn công, amidan phải chống lại vượt ngưỡng cho phép rất dễ bị sưng đỏ, khiến cổ họng bị đau rát, có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có triệu chứng amidan to, không đau, sốt, khó ăn uống, sưng hạch ở hàm, nhức đầu, đau khớp, ngủ ngáy, khó thở,…

Khi bị amidan to, không đau, kèm theo các biểu hiện bất lợi cho cơ thể, khiến sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút, người bệnh cần phải tiến hành cắt amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh viêm amidan cũng có thể tiến hành cắt mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ những trẻ sau 4 tuổi mới được thực hiện cắt amidan. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, người trên 45 tuổi, phụ nữ có thai, hành kinh, tiểu đường,… không được cắt amidan.

Cắt amidan là một tiểu phẫu được can thiệp bởi một số loại máy móc hỗ trợ giúp loại bỏ khối amidan sưng tấy thông qua một số phương pháp như bóc tách, áp lạnh, cắt bằng coblator,… Bệnh nhân bị amidan to, không đau chỉ được phẫu thuật cắt trong một số trường hợp sau đây.

  • Viêm amidan xuất hiện 5 – 6 lần/năm.
  • Amidan to, không đau gây ra một số biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp,…
  • Áp-xe amidan khiến người bệnh phải nhập viện ít nhất 1 lần.
  • Amidan to, không đau gây cản trở việc ăn uống của bệnh nhân, khiến người bệnh bị ngủ ngáy, ngưng thở, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần.
  • Viêm amidan nghi ngờ ác tính, ung thư vòm họng.
  • Việc phát âm của người bệnh gặp nhiều khó khăn do amidan to, không đau.

Amidan to, không đau – Không phải cứ cắt là tốt

Thực tế, rất nhiều trường hợp phụ huynh thấy con mắc bệnh amidan to, không đau yêu cầu bác sĩ tiến hành cắt. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Amidan có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bệnh. Việc chỉ định cắt amidan chỉ nên thực hiện trong một số trường hợp cần thiết. Khi bị viêm amidan to, không đau ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không cần phải tiến hành cắt như nhiều người vẫn nghĩ. Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp chữa trị khác thích hợp hơn để giúp khối amidan giảm sưng viêm và thu nhỏ lại.

amidan to, không đau
Không phải trường hợp nào amidan to, không đau cũng cần tiến hành cắt.

Nếu tình trạng amidan viêm nhiễm không còn có lợi cho sức khỏe của người bệnh mới cần phải tiến hành loại bỏ. Bên cạnh đó, cắt amidan không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi theo ý muốn. Một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng phức tạp trong quá trình phẫu thuật, thậm chí là tử vong do các nguyên nhân như sau:

  • Hôn mê sâu do thuốc gây mê quá liều
  • Chảy máu do áp dụng không đúng kỹ thuật, cắt chạm mạch máu
  • Người bệnh bị rối loạn đông máu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Nhiễm trùng vết cắt do vật dụng cắt không đảm bảo, chế độ chăm sóc sau khi cắt không đúng khoa học.

Tốt nhất, người bệnh bị amidan to, không đau nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ chữa trị bệnh uy tín, chất lượng để tránh gặp sự cố khi phẫu thuật, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuyệt đối không được đến những phòng khám “chui” khiến “tiền mất, tật mang”, gây tổn thương nghiêm trọng đến vòm họng.

Amidan to, không đau – Điều trị bằng cách nào?

Với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị bệnh viêm amidan cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài phương pháp cắt amidan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng những cách chữa trị khác để kiểm soát bệnh lý của mình. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm amidan to, không đau, bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Trường hợp nặng hơn, nếu người bệnh bị amidan to, không đau và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chữa viêm amidan theo chỉ đinh của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc này giúp kiểm soát ổ nhiễm khuẩn, giúp người bệnh giảm nguy cơ bị thấp tim, viêm cầu thận, thấp khớp,… Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm có thể gây ra một số tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Với những loại thuốc này, bệnh nhân cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng.

amidan to, không đau
Điều trị amidan to, không đau bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc điều trị bệnh amidan to, không đau như sau:

  • Thuốc kháng sinh:  Acid cluvulanic, Amoxicilin 250mg, Erythromycin 500mg, Roxithromycin 150mg,…
  • Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypcin 4,2mg, Prednisolon 5mg,…

2. Áp dụng phương pháp dân gian

Nếu bệnh nhân bị amidan to, không đau do cảm lạnh thì có thể áp dụng các cách chăm sóc bệnh tại nhà, phương pháp chữa trị dân gian, không nhất thiết phải dùng phương pháp chữa trị bệnh. Khi áp dụng những cách chữa trị bệnh theo dân gian như ngậm chanh, mật ong, quất,… người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tùy tiện chữa trị bệnh theo lời truyền miệng với nhiều phương pháp không đúng khoa học, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.

ĐỌC NGAY: 12++ Cách chữa viêm amidan tại nhà CỰC HAY

Lưu ý khi chữa trị bệnh amidan to, không đau

Tình trạng amidan to, không đau sẽ rất dễ bị tái phát nếu người bệnh không có phương pháp kiểm soát kịp thời. Dù áp dụng phương pháp cắt amidan hoặc chữa trị bệnh với những cách thông thường, bệnh nhân cũng phải chú ý một số vấn đề sau để sớm phục hồi sức khỏe, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

amidan to, không đau
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh amidan to, không đau.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu từ các loại rau xanh và trái cây
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung các loại sinh tố để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Không được uống nước đá lạnh hoặc sử dụng các loại thực phẩm lạnh gây ảnh hưởng đến vòm họng
  • Ăn thức ăn loãng, không được sử dụng thực phẩm cay, nóng, chứa chất kích thích gây kích ứng vòm họng
  • Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Luôn lạc quan, vui vẻ, không được căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Vận động nhẹ nhàng, áp dụng những bài tập thể thao đơn giản nhằm hỗ trợ điều trị bệnh
  • Ngủ đủ giờ, không nên làm việc quá sức
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Khi trời lạnh, người bệnh nên sử dụng các vật dụng bảo vệ vùng cổ và cơ thể để tránh tình trạng viêm amidan tái phát.
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị bệnh

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng amidan to, không đau. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ chăm sóc bản thân để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Cùng chuyên mục

Các loại thuốc chữa viêm amidan tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc chữa viêm amidan tốt nhất (đặc trị)

Kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc kháng viêm, giảm ho… là những loại thuốc chữa viêm amidan tốt nhất. Vì điều trị bằng các loại thuốc tây có...

Cắt amidan khi nào? Các phương pháp cắt và lưu ý

Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp cắt amidan để sớm loại bỏ khối amidan bị viêm nhiễm gây đau rát, sưng tấy, khó chịu ở cổ họng. Với...

Viêm amidan hốc mủ

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không, biến chứng gì?

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng bệnh gây ra bởi viêm amidan mãn tính, thường kéo dài và gây đau đớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của...

Mật ong có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tốt lại giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương ở amidan nhanh

12 cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả, đơn giản

Viêm amidan là căn bệnh thường gặp, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến là ở trẻ em và phụ nữ mang thai....

Viêm amidan 1 bên sưng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Sưng amidan 1 bên nhưng không sốt là biểu hiện của bệnh viêm amidan không do nhiễm trùng (thường do kích ứng hoặc dị ứng). Ngoài ra, tình trạng này...

Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày, cần làm gì?

Sốt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan. Vậy trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Với căn bệnh này,...

Bình luận (1)

  1. Trương Minh Thành says: Trả lời

    Cháu hiện nay 23 tuổi, là nam. Cháu bị amidan to, không đau. Thỉnh thoảng bị hành sốt, đau đầu, nói nhiều lúc khó, ngủ ngáy to…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn