Axit dạ dày: Thiếu hoặc dư axit dạ dày gây vấn đề gì?
Nội Dung Bài Viết
Axit dạ dày thường xuyên được nhắc đến khi nói về các vấn đề về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Axit dạ dày là gì? Nó có quan trọng không? Khi thiếu hoặc dư axit dạ dày thì gây vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một loại axit clohidric, chúng đảm nhận vai trò trao đổi chất trong cơ thể, giúp hòa tan các muối khó tan và chúng còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân protein, gluxit…Thông thường, nồng độ axit trong dạ dày của mỗi người sẽ nằm trong khoảng từ từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH lần lượt tương ứng là 4 và 3).
Theo đó, có 3 giai đoạn trong việc sản xinh axit để thúc đẩy quá trình tiêu hóa một bữa ăn gồm:
- Giai đoạn cephalic: Sẽ mất khoảng 30% số axit được sản sinh ra trong giai đoạn này. Chúng được kích thích nhờ vào mùi và vị của thức ăn đi vào dạ dày. Tín hiệu này phát ra từ trung tâm trong nãi thông qua dây thần kinh phế vị.
- Giai đoạn dạ dày: Ở giai đoạn này sẽ có khoảng 60% lượng axit được tiết ra. Chúng được tiết ra liên tục bởi sự hoạt động co bóp tích cực của dạ dày cùng các axit amin có trong thức ăn.
- Giai đoạn ruột: Còn lại 10% lượng axit sẽ được tiết ra khi phần lớn khối lượng bán lỏng của thức ăn di chuyển hết xuống phần ruột non.
Qua đó, có thể thấy rằng Axit clohidric đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách kiểm soát lượng axit có trong dạ dày này ở mức ổn định, không được thừa cũng không được thiếu. Nếu:
- Nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5): Gây ra các bệnh lý như khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi.. và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tăng sinh trong dạ dày và gây bệnh ung thư nguy hiểm.
- Nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5): Gây ra các bệnh như ợ chua, ợ nóng, đắng miệng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… Thậm chí, nếu để tình trạng dư axit lâu ngày không khắc phục có thể gây ra lở loét bao tử, xuất hiện dạ dày.
Tìm hiểu tình trạng dư axit dạ dày
Như đã nhắc đến ở trên thì việc dư axit trong dạ dày là khi nồng độ axit đo được lớn hơn 0,001 mol/l. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Nguyên nhân gây dư axit dạ dày
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ chính chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Thường xuyên uống rượu bia, nước ngọt có gas, đồ uống chứa chất kích thích
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc sử dụng nhiều rượu bia chính là nguyên nhân rất lớn gây ra mòn lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cồn sẽ làm kích thích gây tăng tiết axit tạo ra các cơn đau dạ dày nghiêm trọng.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn vặt
Thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị hành ớt tỏi, cay nóng chính là một trong những nguyên nhân gây hại cho dạ dày. Khi chúng vào bên trong dạ dày sẽ gây ra phản ứng kích thích và khiến dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn.
Ăn uống không điều độ
Việc ăn uống thất thường, đợi đến khi quá đói mới ăn cũng là nguyên nhân làm tăng axit dạ dày. Bởi khi bụng đói, trống rỗng thì dạ dày vẫn tiết ra axit nhằm tiêu hóa thức ăn, nhưng khi không có thức ăn axit sẽ ngày càng bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Và nếu bạn ngày càng bỏ bữa thì tình huống xấu nhất sẽ gây viêm loét bao tử, ung thư…cực kỳ nguy hiểm.
Stress, lo âu
Công việc, gia đình, các mối quan hệ khiến nhiều người dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và stress kéo dài. Điều này vừa khiến bạn mệt mỏi vừa gây ảnh hưởng nặng nề đến não bộ. Biểu hiện rõ nét nhất là gây ra chứng trầm cảm và vô tình khiến chức năng của các cơ quan khác bị ảnh hưởng theo. Trong đó có cả việc tăng sinh axit gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Ngủ không đủ giấc
Thức khuya, ngủ không đủ giấc là tình trạng ngày càng phổ biến trong thời buổi hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Thiếu ngủ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ dẫn đến dạ dày thực hiện chức năng yếu và tăng tiết dịch vị axit.
Tăng tiết axit có nguy hiểm không?
Hầu hết những người bị tăng tiết axit sẽ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề đến dạ dày cao hơn bình thường như: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau bụng, khó chịu, bụng cồn cào…
Ngoài ra, một số bệnh lý có thể gặp phải khi bị tăng tiết dịch vị axit như:
- Trào ngược dạ dày: Dạ dày tiết nhiều axit khiến chúng trào ngược lên miệng gây tổn thương đường hô hấp và thực quản, kèm theo là đau rát cổ họng, gây buồn nôn, nôn.
- Viêm loét dạ dày: Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit dịch vị tăng tiết làm bào mòn và tạo nên các vết loét trong dạ dày.
- Xuất huyết dạ dày: Chảy máu trong dạ dày gây mất máu và biểu hiện rõ nhất là có máu lẫn phân khi đi ngoài.
- Thủng dạ dày: Gây đau đớn dữ dội như có vật nhọn đâm vào.
- Ung thư dạ dày: Đây là trường hợp mắc bệnh lý dạ dày nguy hiểm nhất, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách làm giảm dịch vị axit hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên môn thì để giảm axit dạ dày hiệu quả, nhanh chóng và an toàn thì người bệnh cần thực hiện các cách sau đây:
Tránh xa các chất kích thích
Những loại thức uống gây kích thích như rượu bia, đồ uống có gas, café…là những loại thức uống cần loại ra khỏi thực đơn hằng ngày, vì chúng chỉ khiến cho các bệnh lý về dạ dày ngày càng nguy hiểm.
Ăn uống điều độ
Xây dựng một thời khóa biểu ăn uống khoa học, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tránh xa các loại thức ăn cay nóng, dầu mỡ gây kích thích đến dạ dày, thay vào đó nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, cơm, bánh mì, ngũ cốc, sữa…để tăng cường sức khỏe.
Bổ xung chất xơ từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau, củ, quả,… sẽ rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Đặc biệt là ở dạ dày vì các chất này sẽ giúp điều hòa các chất có trong dạ dày trong đó có hàm lượng axit.
Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được bỏ bữa, nhất thiết phải ăn đủ bữa, mỗi bữa chính có thể ăn ít và tăng cường nhiều bữa phụ. Lưu ý không nên ăn quá no trước khi đi ngủ vì có thể gây khó chịu cho dạ dày, làm mất ngủ và giúp cho hàm lượng axit dạ dày luôn ở mức ổn định.
Vận động thường xuyên
Việc thường xuyên vận động, tập thể dục điều độ vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Sau đó là ăn bữa sáng sẽ giúp kiểm soát hàm lượng axit dạ dày một cách hiệu quả.
Tìm hiểu tình trạng thiếu axit dạ dày
Tình trạng thiếu axit dịch vị dạ dày cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thiếu dịch vị axit là gì?
Sự phổ biến của tình trạng dư acid đã khiến chúng ta quên mất rằng thiếu axit cũng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Cơ thể xảy ra tình trạng thiếu axit dạ dày khi chỉ số do được trong dạ dày thấp hơn mức 0,0001 mol/l và độ pH tăng cao hơn 4,5.
Thông thường, khi chỉ số axit trong mức cho phép thì cơ thể sẽ hoạt động phân hủy protein rất hiệu quả. Đồng thời, giúp ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngăn nấm có hại, ion hóa các khoáng chất, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt cũng như kích thích sản sinh các loại enzyme quan trọng.
Nhưng khi chỉ số axit trong dạ dày bị thiếu hụt sẽ gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, đắng miệng…
Ngoài ra, việc thiếu hụt axit này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại sản sinh gây các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư. Thậm chí, một số biểu hiện của tình trạng thiếu hụt dịch vị axit còn có nguy cơ biến chứng chuyển sang các bệnh lý như lupus ban đỏ, vảy nến, hen suyễn, viêm gan, tiểu đường…
Nguyên nhân gây thiếu axit
Theo các chuyên gia thì việc thiếu axit dịch vị dạ dày thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Ăn uống không khoa học: Ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, thiếu chất đặc biệt là thiếu kẽm sẽ làm cho các lớp màng bảo vệ dạ dày bị yếu đi và gây giảm tiết axit.
- Sử dụng thuốc trị bệnh: Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc kháng axit cũng là nguyên nhân khiến cho thiếu hụt axit trong dạ dày.
- Stress, lo âu: Tâm lý bất ổn, thường xuyên stress, áp lực khiến não bộ mệt mỏi cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Vô tình sẽ gây ra ức chế sản sinh dịch vị axit.
Dấu hiệu thiếu axit dạ dày
Một số dấu hiệu nhận biết việc thiếu axit dễ dàng bắt gặp như:
- Đầy hơi, ợ hơi liên tục trong vòng 60 phút sau khi ăn. Nguyên nhân là do thiếu axit nên thức ăn nằm lâu trong dạ dày, chúng lên men và sản sinh ra hơi.
- Thức ăn nằm lâu trong dạ dày cũng vô tình làm cho quá trình lên men vi khuẩn trong dạ dày tăng lên và gây hôi miệng.
- Sự tích tụ khí bên trong dạ dày tạo áp lực lên các cơ vòng, khiến nó mở ra kể cả khi không có thức ăn khiến cho axit trào ngược lên thực quản cùng với phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
- Đi ngoài ra phân sống khi dạ dày bị thiếu axit để tiêu hóa thức ăn.
- Luôn có cảm giác thèm ăn mặc dù bạn đang rất no bụng. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thụ được hết dưỡng chất từ thức ăn mà bạn đã ăn.
- Cũng vì thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là protein, khoáng chất, B12 khiến cho móng tay rất yếu, dễ gãy.
Cách khắc phục tình trạng thiếu axit dạ dày
Sau khi thăm khám bác sĩ và được xác định chỉ số axit dạ dày thấp thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để khắc phục:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nên ưu tiên các loại rau dưa đã lên men như kim chi, cải muối, cải chua…Chúng có khả năng điều chỉnh hợp lý chỉ số axit, có thể làm tăng nếu quá thấp hoặc giảm thấp nếu quá cao.
- Muối có chứa clorua, vì vậy nên nêm thêm một ít muối vào thức ăn sao cho vừa miệng chứ không nên quá mặn cũng sẽ giúp chống lại sự thiếu hụt dịch vị axit.
- Bổ sung kẽm vào cơ thể để kích hoạt sản sinh axit. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, thịt cừu, thịt cua, nghêu, cá hồi, tôm hùm, hạt bí ngô, các sản phẩm sữa lên men như phô mai, sữa chua, ngũ cốc, gạo lức, bánh mì, khoai tây…Hoặc bạn cũng có thể sử dụng kèm viên uống bổ sung kẽm để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Bổ sung thêm các loại vitamin E, C, B6 cũng như khoáng chất như magiê để hỗ trợ cơ thể hấp thụ hàm lượng kẽm từ thực phẩm tốt hơn.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ và cũng không nên nằm ngay sau khi ăn xong vì điều này có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Vừa ăn vừa uống nước đá lạnh vô tình trở thành nguyên nhân khiến thiếu hụt axit, làm chậm tiêu hóa. Vì vậy, nếu muốn uống trong khi ăn thì tốt nhất nên chọn nước ấm chọn nước ấm để thúc đẩy tiết axit dịch vị và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
- Học cách ăn khoa học, nhai chậm rãi, trong lúc ăn tránh để những yếu tố tâm lý tác động, nên thư giãn và vui vẻ với bữa ăn. Đây cũng là cách hỗ trợ khắc phục tình trạng ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng hiệu quả.
- Học cách quản lý căng thẳng: Tránh ăn khi bạn thực sự căng thẳng vì khi đó cơ thể sẽ không tạo ra các enzyme tiêu hóa thức ăn dẫn đến đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Hãy thử các bài tập thư giãn, thiền và các cách khác để kiểm soát căng thẳng.
Axit dạ dày thiếu hoặc thừa thực chất chưa đủ để trở thành một vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi không được phát hiện sớm và có cách khắc phục đúng thì về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bởi mỗi tế bào trong cơ thể đều phụ thuộc vào việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất mới có thể hoạt động được.
Chính vì vậy, hãy tự giác thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình theo hướng tích cực, khoa học hơn để loại bỏ được những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh như là thiếu hoặc thừa axit dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!