Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Người có nồng độ axit uric cao nên ăn và kiêng ăn gì?

Người có axit uric cao nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit uric trong máu và tiến triển của một số bệnh lý có liên quan như bệnh gout, sỏi thận, cao huyết áp,…

axit uric cao nên kiêng ăn gì
Người có chỉ số axit uric cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người có axit uric cao nên ăn gì?

Axit uric (C5H5N5O3) là sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất đạm (purin) có trong các loại thực phẩm. Thông thường, axit uric sẽ được đào thải qua thận và chỉ tồn tại một lượng nhất định trong máu. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đạm hoặc khả năng thải trừ của thận suy giảm, lượng axit uric trong máu có thể tăng cao.

Tăng axit uric đến một ngưỡng nhất định sẽ gây bùng phát cơn đau gout cấp tính – một bệnh viêm khớp mãn tính có liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, axit uric cao còn gây ra nhiều biến chứng lên thận, các cơ quan bài tiết khác, huyết áp, chức năng sinh lý,… Chính vì vậy, người có nồng độ axit uric cao cần tiến hành các biện pháp điều trị và chăm sóc để ổn định axit uric trong máu.

Một trong những cách đơn giản để hạ axit uric máu là bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh. Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm có khả năng giảm hình thành và tăng thải axit uric qua thận một cách tự nhiên.

Vì vậy, người có axit uric cao nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

1. Rau xanh – Thực phẩm tốt cho người có axit uric cao

Rau xanh là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là một trong những loại thực phẩm tốt cho người có nồng độ axit uric cao. Bổ sung rau xanh thường xuyên giúp kiềm hóa nước tiểu và tăng đào thải axit uric qua thận.

axit uric cao nên kiêng ăn gì
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích đối với người có axit uric cao

Bên cạnh đó hàm lượng vitamin và khoáng chất trong nhóm thực phẩm này còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế tình trạng tăng sản xuất axit uric và hỗ trợ điều hòa nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, rau xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể, tiêu trừ gốc tự do và hỗ trợ làm giảm phản ứng viêm do gout – bệnh viêm khớp xảy ra do tăng axit uric máu quá mức.

2. Trái cây giúp kiểm soát axit uric máu

Tương tự như rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng đào thải axit uric qua thận, hỗ trợ điều hòa nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa cơn đau gout cấp bùng phát.

Như đã biết, axit uric trong máu tăng còn ảnh hưởng đến chức năng thận và gây cao huyết áp. Tuy nhiên nếu bổ sung trái cây thường xuyên, chất xơ và chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này có khả năng làm sạch lòng mạch, điều hòa huyết áp và giảm ảnh hưởng của chứng tăng axit uric máu đối với hệ tim mạch.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, vitamin C trong các loại trái cây còn có tác dụng tăng thải axit uric qua thận và cải thiện chức năng của cơ quan bài tiết. Thực nghiệm trên các bệnh nhân có nồng độ axit uric máu tăng nhận thấy, bổ sung 500mg vitamin C mỗi ngày trong 2 tháng có thể ổn định axit uric máu, kiểm soát cơn đau do gout và một số bệnh lý có liên quan.

axit uric cao nên kiêng ăn gì
Vitamin C trong các loại trái cây có tác dụng tăng thải axit uric qua thận

Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và chống lão hóa. Bổ sung trái cây giàu vitamin C thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tăng khả năng chống chịu cơn đau của bệnh gout. Bên cạnh vitamin C, các loại trái cây tươi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm như bromelain, quercetin, flavonoid,…

Theo các chuyên gia, người có axit uric cao nên ăn các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như anh đào, dứa, bưởi, cam, quýt, dâu tây,… Tránh dùng các loại trái cây chứa quá nhiều axit hoặc quá nhiều đường như xoài chín, sầu riêng, mía, cóc, me,… Các loại trái cây này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và làm tăng đường huyết – đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi.

3. Sữa chua – Thực phẩm tốt cho người có axit uric cao

Khi nồng độ axit uric tăng cao, nhiều người lo sợ việc bổ sung sữa bò có thể làm tăng chỉ số axit trong máu và kích thích cơn đau gout bùng phát. Để kiểm soát tình trạng này, bạn có thể thay thế bằng sữa chua. Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần thiết yếu như vitamin D, axit lactic, protein và các nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic) có khả năng điều hòa hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động bài tiết của thận.

axit uric cao nên kiêng ăn gì
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm có khả năng kiểm soát axit uric trong máu

Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy, axit orotic trong loại thực phẩm này có tác dụng giảm hoạt động tái hấp và tăng thải axit uric qua đường bài tiết. Vì vậy, người có axit uric cao nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu và ngăn chặn tiến triển của bệnh gout.

Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa lactalbumin và casein có khả năng giảm tình trạng viêm đau do gout. Đây cũng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có hàm lượng purin thấp.

4. Người có axit uric cao nên uống cà phê

Cà phê là loại thức uống chứa hàm lượng caffeine cao có khả năng hưng phấn thần kinh và tạo cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Ngoài ra, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích đối với người có nồng độ axit uric cao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, caffeine, polyphenol và một số khoáng chất trong loại thức uống này có thể phá vỡ purin, giảm hình thành axit uric từ đó giúp điều hòa chỉ số axit uric trong máu.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê có khả năng giảm hình thành và tăng đào thải axit uric

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong cà phê còn giúp thận tăng khả năng thải trừ axit uric. Có thể thấy, cà phê vừa tác động đến quá trình hình thành vừa can thiệp đến hoạt động thải axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề cà phê làm giảm axit uric máu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thức uống này vào chế độ dinh dưỡng.

5. Ca cao, socola nguyên chất

Ca cao và socola nguyên chất đều có chứa Theobromine alkaloid – thành phần đã được chứng minh có hiệu quả điều hòa huyết áp và tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào (polyphenol). Polyphenol trong ca cao được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm viêm.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Theobromine alkaloid trong ca cao có tác dụng tăng đào thải axit uric dư thừa qua thận

Vì vậy, bạn có thể bổ sung ca cao và socola nguyên chất vào chế độ ăn để kiểm soát axit uric trong máu, đồng thời điều hòa nồng độ đường huyết và huyết áp. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ chức năng gan thận và cải thiện hệ thống xương khớp.

Lưu ý: Nên sử dụng ca cao và socola nguyên chất. Tránh sử dụng các sản phẩm đã được pha tạp và chứa hàm lượng sữa, đường cao. Các sản phẩm này chỉ chứa khoảng 5 – 10% ca cao và có hàm lượng chất chống oxy hóa thấp.

6. Trà xanh – Thực phẩm tốt cho người có nồng độ axit uric cao

Trà xanh là một trong những loại thực phẩm tốt cho người có nồng độ axit uric trong máu cao. Các chất chống oxy hóa trong trà như EGCG, polypheno, flavonoid, gallocatechin,… có khả năng chống viêm và giảm sưng đau do bệnh gout (thường xảy ra ở khớp ngón chân cái). Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất trong lá trà còn giúp thận tăng khả năng bài tiết và đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Chè xanh – Thức uống tốt cho người có chỉ số axit uric cao

Ngoài khả năng kiểm soát axit uric máu, trà xanh còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như kiểm soát cân nặng, điều hòa đường huyết, huyết áp và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, canxi, magie và florua trong lá trà còn tham gia vào quá trình tái tạo và sản sinh mô xương.

7. Các loại dầu tự nhiên

Các loại dầu tự nhiên chứa nhiều axit béo, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung một số loại dầu vào chế độ ăn có thể bôi trơn ổ khớp, giảm tình trạng viêm đỏ do gout và hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Axit lauric trong dầu dừa có khả năng tăng đào thải axit uric qua các cơ quan bài tiết

Các loại dầu tự nhiên đã được công nhận có tác dụng kiểm soát axit uric máu:

  • Dầu ô liu: Dầu ô liu là loại dầu tốt cho sức khỏe chứa hàm lượng axit béo không bão hóa dồi dào cùng với khoáng chất và nhiều chất chống oxy hóa. Các polyphenol trong loại dầu này như oleupropein, lignan, oleocanthal,… có tác dụng giảm viêm và sưng đau ở ổ khớp. Sử dụng dầu ô liu thay thế cho các loại dầu động vật có thể kiểm soát nồng độ axit uric máu, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tiến triển của bệnh gout.
  • Dầu dừa: Axit lauric trong dầu dừa có khả năng tăng đào thải axit uric. Do đó, bạn có thể bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Ngoài axit lauric, dầu dừa còn chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất chống oxy hóa (vitamin E, phenol, phytosterol), vitamin, khoáng chất,… Vì vậy, bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
  • Dầu hạt lanh: Dầu hạt lanh chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào cùng với protein và các loại khoáng chất thiết yếu. Bổ sung loại dầu này vào chế độ ăn có thể làm sạch mạch máu, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch và kiểm soát nồng độ huyết áp. Mặc dù không tác động đến hoạt động thanh thải axit uric nhưng các chất chống oxy hóa trong dầu hạt lanh có khả năng giảm tình trạng tăng hình thành axit uric quá mức.

8. Người có nồng độ axit uric cao nên uống đủ nước

Thận là cơ quan đào thải axit uric trong khỏi cơ thể. Vì vậy để đảm bảo axit uric được thanh lọc hoàn toàn, cần uống đủ 2 lít nước/ ngày. Tuy nhiên, cần chia thành nhiều lần uống trong ngày để tránh gây áp lực lên thận và các cơ qua bài tiết khác. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp điều hòa huyết áp và tăng quá trình trao đổi chất.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Uống đủ nước giúp thận thanh thải hoàn toàn axit uric dư thừa trong cơ thể

Không chỉ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, thói quen uống đủ nước còn giúp phòng ngừa sỏi axit uric (sỏi urat) – một trong những biến chứng thường gặp do tăng axit uric máu trong thời gian dài. Để tránh tích tụ axit uric cùng với các khoáng chất có trong nước tiểu, nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước. Nếu có thể, nên sử dụng các loại nước có độ pH kiềm để giảm tính axit có trong nước tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi ở thận và bàng quang.

Axit uric cao nên kiêng ăn uống gì?

Như đã đề cập, axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nhân purin có trong các loại thực phẩm giàu đạm. Vì vậy để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều purin. Ngoài ra để quá trình đào thải axit uric diễn ra thuận lợi, cần tránh bổ sung các loại thực phẩm làm gián đoạn quá trình bài tiết của thận.

Dưới đây là một số loại thực phẩm và thức uống bạn nên hạn chế khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao:

1. Thực phẩm chứa nhiều purin

Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng có trong tất cả các loại thực phẩm – kể cả thực vật. Khi dung nạp vào cơ thể, lượng purin sẽ bị thoái giáng và chuyển đổi thành axit uric. Axit uric hình thành quá nhiều có thể làm tăng nồng độ trong máu, dẫn đến gout và một số bệnh lý có liên quan.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Thịt đỏ – Nhóm thực phẩm người có chỉ số axit uric cao cần hạn chế

Do đó để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin như:

  • Thịt đỏ và các loại nội tạng
  • Mỡ động vật, thức ăn nhanh
  • Các loại hải sản như ghẹ, cua, tôm, mực,…
  • Một số loại rau và đậu như đậu nành, đậu đỏ, nấm, măng tây,… cũng chứa hàm lượng purin cao

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều purin có thể khiến cơ thể sản sinh nhiều axit uric và khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để kiểm soát tiến triển của bệnh. Thay vào đó, nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu đạm nhưng chứa hàm lượng purin không quá cao như cá, thịt lợn, thịt gà,…

2. Muối – Loại gia vị cần kiêng cử

Muối có tác dụng cân bằng điện giải, hạn chế tình chuột rút và ngăn ngừa huyết áp thấp. Tuy nhiên người có nồng độ axit uric cao nên hạn chế lượng muối dung nạp mỗi ngày để tránh gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh.

Người bị acid uric cao nên ăn gì
Ăn quá nhiều muối làm giảm thanh thải axit uric và tăng nguy cơ hình thành sỏi urat

Các nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều muối làm tăng lượng albumin được đào thải qua đường tiểu, từ đó làm gián đoạn quá trình thanh thải axit uric qua thận. Lượng axit uric sẽ được tái hấp thu vào máu và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang.

3. Rượu bia

Rượu bia không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tăng axit uric như các loại thực phẩm chứa nhiều purin. Tuy nhiên, sử dụng các loại thức uống này thường xuyên có thể khiến thận giảm đào thải axit uric. Nguyên nhân là do các loại đồ uống cồn tạo ra axit lactic. Khi axit lactic tăng, thận sẽ ưu tiên đào thành loại axit này dẫn đến hiện tượng tích tụ axit uric trong máu.

Dùng bia rượu thường xuyên còn khiến chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng axit uric không được bài tiết hoàn toàn và tích tụ dần trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số thành phần trong các loại thức uống này còn làm tăng mức độ viêm đau ở khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, các món ăn chế biến sẵn, chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản và cần tránh sử dụng thuốc lá. Việc kiêng cử một số loại thức uống và thực phẩm giúp hạn chế tối đa hình thành axit uric, từ đó duy trì nồng độ axit uric máu ổn định và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

Một số lưu ý khi ăn uống

Khác với người khỏe mạnh, người có nồng độ axit uric cao cần thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt để hạ axit uric máu và kiểm soát tiến triển của bệnh gout. Bên cạnh việc nắm bắt các loại thực phẩm, thức uống nên bổ sung và kiêng cử, bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

  • Nên đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, axit amin,… Tránh tình trạng ăn uống kiêng khem quá mức khiến cơ thể sụt cân, gầy yếu và giảm khả năng đề kháng.
  • Đa phần các trường hợp tăng axit uric máu đều có mối liên hệ với tình trạng thừa cân – béo phì. Nếu có cân nặng vượt mức, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa và hỗ trợ hạ axit uric máu.
  • Nên ăn uống đúng giờ và đủ bữa. Hạn chế tình trạng bỏ bữa hoặc ăn uống quá mức. Ngoài ra, cần tránh ăn quá khuya và vận động ngay sau khi ăn.
  • Tăng axit uric máu có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường,… Trong trường hợp mắc nhiều bệnh lý cùng lúc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn xây dựng chế độ ăn cụ thể.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc Người có axit uric cao nên ăn gì và kiêng gì?. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhằm kiểm soát axit uric máu và tiến triển của bệnh. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, nên tiến hành thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Liệu xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không tuy là vấn đề nhỏ nhưng không phải ai cũng biết. Acid uric là loại axit tồn tại trong cơ thể...

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Hiện nay, bệnh gout ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng tăng lên, gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Vậy...

Liệu bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có thể chữa khỏi được không và chữa thế nào là hiệu quả nhất luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đồng thời, nó cũng là...

Mẹo dân gian chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột

Hướng dẫn chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột đúng cách

Chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột là một trong mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng khoa khọc...

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì là thắc mắc chung của nhiều người

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì?

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến chế độ ăn uống, người bệnh gout cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiên nhiều loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn