Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam theo dân gian

Chứng đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng và cách phòng tránh

Bà bầu bị đau vai gáy và cách khắc phục an toàn

Nội tiết tố thay đổi, thói quen lười vận động, thiếu vi chất dinh dưỡng,… là một số nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mỏi vai gáy. Tình trạng này thường xảy ra vào tháng thứ 4 thai kỳ và kéo dài đến vài tháng sau khi sinh. Để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khó chịu, mẹ bầu nên thay đổi thói quen xấu và áp dụng một số mẹo đơn giản, an toàn ngay tại nhà. 

Bà bầu bị đau vai gáy
Bà bầu bị đau vai gáy có ảnh hưởng gì không?

Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy khi mang thai

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ – xương phổ biến, đặc trưng bởi triệu chứng tê cứng cổ, đau nhức vai, mỏi cổ, tê bì chi trên, giảm khả năng vận động,… Tình trạng này thường gặp ở người làm công việc văn phòng, học sinh – sinh viên, người lao động nặng nhọc và phụ nữ mang thai.

Thực tế cho thấy, nhức mỏi vai gáy thường xuất hiện vào tháng thứ 4 thai kỳ và kéo dài trong 2 – 3 tháng sau khi sinh. Mức độ triệu chứng có thể tăng lên đáng kể vào những tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó ngủ và suy nhược cơ thể. Do đó, thai phụ cần phát hiện sớm triệu chứng của bệnh lý này và can thiệp các phương pháp xử lý kịp thời.

Bà bầu bị đau vai gáy
Bà bầu có thể bị đau mỏi vai gáy từ tháng thứ 4 trở đi

Một số dấu hiệu nhận biết đau mỏi vai gáy ở phụ nữ mang thai:

  • Vùng cổ, vai và gáy bị tê mỏi, đau nhức
  • Cơn đau có tính chất cơ học, mức độ đau tăng lên khi xoay cổ, cúi cổ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, cơn đau có xu hướng nặng dần vào những tháng cuối thai kỳ do cân nặng tăng lên nhanh chóng
  • Toàn bộ vùng bả vai bị tê bì, rối loạn cảm giác, thậm chí có hiện tượng tê bì và nóng rát các ngón tay
  • Mẹ bầu gặp khó khăn khi xoay cổ và thực hiện một số hoạt động khi sinh hoạt, lao động
  • Thỉnh thoảng có cảm giác đau nhói như điện giật ở bả vai
  • Nhức mỏi vai gáy kéo dài còn có thể gây ra một số triệu chứng thứ phát như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,…

Đau mỏi vai gáy ở bà bầu thường xuất hiện vào tháng 4 thai kỳ và kéo dài đến thời gian sau sinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này ngay từ thời gian đầu thai kỳ. Ngoài ra, mức độ triệu chứng cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và lối sống của từng thai phụ.

Bà bầu bị đau vai gáy – Nguyên nhân do đâu?

Mang thai là giai đoạn sinh lý có nhiều sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Sự thay đổi đột ngột trong một thời gian ngắn chính là điều kiện thuận lợi để các vấn đề sức khỏe bùng phát. Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, tình trạng nhức mỏi vai gáy ở mẹ bầu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Nội tiết tố thay đổi

Ngay khi xảy ra hiện tượng thụ thai, cơ thể sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố. Cụ thể khi phôi thai hình thành, buồng trứng sẽ tăng sản sinh hormone progesterone. Hormone này có chức năng giữ phôi thai trong tử cung, tăng huyết động mạch và đảm bảo quá trình vận chuyển dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Ngoài ra, progesterone còn tăng tiết dịch nhằm tạo nút nhầy tử cung nhằm bảo vệ thai nhi và giảm thiểu nguy cơ sảy thai bằng cách ức chế tử cung co bóp.

Mặc dù có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhưng progesterone lại chính là nguyên nhân gây đau vai gáy và nhức mỏi các khớp xương. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của các hormone có thể gây rối loạn tuần hoàn máu ở vùng cổ, vai, gáy và gây ra tình trạng đau nhức, tê mỏi ở cơ quan này.

2. Cân nặng tăng lên đột ngột

Trung bình, mẹ bầu có thể tăng từ 10 – 13kg trong suốt thời gian mang thai. Việc cân nặng tăng lên đột ngột có thể làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp xương. Do đó trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề xương khớp như đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, đau dây thần kinh liên sườn, đau khớp háng,…

bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao
Cân nặng tăng lên đột ngột là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau mỏi vai gáy

Khi cân nặng tăng lên đột ngột, cơ bắp, mạch máu ở vùng cổ, vai và gáy bị chèn ép dẫn đến rối loạn cơ – xương. Đây cũng chính là lý do vì sao đau mỏi vai gáy thường bùng phát từ tháng 4 trở đi. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ chưa tăng lên đáng kể nên rất ít trường hợp gặp phải tình trạng này.

3. Ngủ 1 tư thế trong thời gian dài

Từ tháng 4 trở đi, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng khiến bụng bầu gia tăng kích thước đáng kể. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp không ít khó khăn khi sinh hoạt – đặc biệt là khi ngủ. Bà bầu thường có xu hướng ngủ 1 tư thế cố định để giảm cảm giác khó thở, đau nhức lưng, phù chân,…

Mặc dù có thể hạn chế được tình trạng kể trên nhưng duy trì 1 tư thế ngủ trong thời gian dài có thể gây đau mỏi vai gáy. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy cổ đau nhức, tê cứng, bả vai mỏi,… vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.

4. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Mẹ bầu cần cung cấp lượng dinh dưỡng cao hơn 2 – 3 lần so với người bình thường để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Do đó, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn khoa học kết hợp với sử dụng viên uống bổ sung để tránh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Trên thực tế, thiếu chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà còn là nguyên nhân gây đau vai gáy mà nhiều người bỏ qua.

bà bầu bị đau vai gáy
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy mà nhiều người bỏ qua

Đau mỏi vai gáy khi mang thai có thể do thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Canxi, vitamin D: Canxi và vitamin D là các thành phần cần thiết cho hệ thống xương khớp. Thiếu hụt một trong hai thành phần này đều khiến xương khớp suy yếu, tăng nguy cơ đau vai gáy, đau thắt lưng và khớp háng.
  • Vitamin B5: Vitamin B5 có vai trò giải phóng các hormone giảm căng thẳng. Do đó nếu không bổ sung đầy đủ loại vitamin này, cơ ở vùng cổ và gáy có thể bị tê cứng dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động.
  • Vitamin C: Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành collagen – một loại protein có vai trò liên kết các mô trong cơ thể. Không bổ sung đầy đủ loại vitamin này có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy và nhức mỏi các khớp xương trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu hụt vitamin C còn có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

5. Lười vận động

Rất ít mẹ bầu duy trì hoạt động thể chất trong suốt thời gian mang thai do cơ thể nặng nề và ảnh hưởng của hormone progesterone. Tuy nhiên, thói quen lười vận động cùng với cân nặng tăng lên đột ngột chính là nguyên nhân gây đau nhức vùng cổ, vai và gáy.

Ngoài ra, ít vận động còn làm tăng áp lực đè nén lên cột sống và các khớp xương. Vì vậy, thói quen này không chỉ gây đau vai gáy mà còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp háng, đau dây thần kinh liên sườn và đau thắt lưng.

6. Nhiễm lạnh, không giữ ấm cơ thể

Đau vai gáy có thể xảy ra do nhiễm không khí lạnh. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, các mạch máu ở vùng cổ có xu hướng co lại, dẫn đến giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Tình trạng này kích thích phản ứng co thắt quá mức của các khối cơ và gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy. Đây là cũng là lý do vì sao các triệu chứng của bệnh lý này thường bùng phát mạnh khi về đêm.

7. Ảnh hưởng của các bệnh xương khớp

Đau mỏi vai gáy ở bà bầu chủ yếu xảy ra do ảnh hưởng của các thay đổi sinh lý trong cơ thể, thói quen sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, tình trạng này có thể bùng phát do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp như:

Đau vai gáy do các bệnh xương khớp thường có mức độ nặng và tiến triển dai dẳng hơn so với các nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, rất ít trường hợp mẹ bầu bị nhức mỏi vai gáy do nguyên nhân này.

Đau vai gáy khi mang thai có sao không?

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ – xương phổ biến, tiến triển lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng bệnh lý này kéo dài có thể khiến thai phụ bị mất ngủ, dẫn đến suy giảm và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Đau vai gáy kéo dài có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược

Ngoài ra, các triệu chứng do đau mỏi vai gáy gây ra không ít phiền toái trong quá trình lao động và sinh hoạt. Chính vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên chủ động khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà. Thống kê cho thấy, có đến hơn 80% trường hợp đau vai gáy khi mang thai có thể thuyên giảm mà không cần điều trị y tế.

Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao?

Điều trị đau vai gáy cho bà bầu chủ yếu là các phương pháp không dùng thuốc như điều chỉnh thói quen, chế độ ăn, áp dụng mẹo giảm đau tại nhà,… Nếu thực hiện đều đặn, tình trạng đau nhức và tê mỏi cổ, vai, gáy sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng đặc biệt nên tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định – kể cả thuốc điều trị tại chỗ.

Để cải thiện đau mỏi vai gáy khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp an toàn và hiệu quả sau:

1. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Đa phần các vấn đề xương khớp khởi phát trong thời gian mang thai đều do áp lực từ bụng bầu và sự giãn nở của tử cung. Vì vậy để giảm nhẹ tình trạng đau vai gáy và hạn chế các vấn đề xương khớp khác, mẹ nên sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như:

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Sử dụng gối chuyên dụng là cách giảm đau vai gáy cho bà bầu an toàn và hiệu quả
  • Gối chuyên dụng cho bà bầu: Khi bụng bầu phát triển, thai phụ thường gặp khó khăn khi nằm ngủ dẫn đến tình trạng ngủ 1 tư thế kéo dài. Để giảm đau mỏi vai gáy khi mang thai, mẹ bầu nên sử dụng các loại gối chuyên dụng như gối chữ L hoặc gối chữ U. Các loại gối này có tác dụng nâng đỡ bụng bầu giúp thai phụ dễ dàng xoay người khi ngủ, từ đó làm giảm áp lực lên phần cổ, vai, gáy và kiểm soát cơn đau hiệu quả.
  • Đai nâng đỡ bụng bầu: Trong những tháng cuối thai kỳ, bụng bầu lớn hơn đáng kể khiến cơ thể mẹ trở nên nặng nề và khó khăn khi vận động. Hơn nữa, áp lực từ bụng bầu còn khiến vùng cổ, vai và gáy dễ bị chèn ép và đau nhức. Mẹ bầu có thể dùng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm áp lực lên toàn bộ cơ thể và giảm nhanh tình trạng đau nhức, tê cứng cổ.

Ngoài ra, sử dụng các thiết bị hỗ trợ còn giúp mẹ bầu có một thai kỳ nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi vai gáy ở phụ nữ mang thai. Do đó bên cạnh việc sử dụng thiết bị hỗ trợ, mẹ bầu nên điều chỉnh lại chế độ ăn. Ngoài ra, việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng tăng cân quá đột ngột và giảm nguy cơ đau nhức khớp háng.

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Bà bầu nên xây dựng chế độ ăn phù hợp để giảm đau vai gáy và cải thiện thể trạng

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện đau vai gáy khi mang thai:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ để thai nhi phát triển toàn diện và hạn chế tình trạng mẹ bầu tăng cân quá đột ngột.
  • Mẹ bầu không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thay vào đó, cần cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để đáp ứng đủ nhu cầu cho cả mẹ và bé, đồng thời tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa và tăng cân nhanh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin B5, vitamin D và vitamin C để giảm đau mỏi vai gáy.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây tăng cân như đồ hộp, thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt có gas,… Các loại thực phẩm và thức uống này không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân đột ngột mà còn tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Đa phần mẹ bầu đều có thói quen ăn uống quá mức để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến cân nặng tăng cao hơn mức cho phép (mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg). Khác với suy nghĩ của nhiều người, tăng quá 15kg trong thời gian mang thai làm gia tăng các vấn đề sức khỏe – đặc biệt là các biến chứng thai kỳ. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ kiểm soát đau vai gáy mà còn giúp mẹ bầu duy trì thể trạng khỏe mạnh.

3. Sử dụng viên uống bổ sung

Như đã đề cập, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên khoảng 2 – 3 lần so với người bình thường. Do đó, chế độ ăn không thể đáp ứng được nhu cầu cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, ăn uống quá mức còn gây tăng cân đột ngột và tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Vì vậy từ tháng 4 thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng một số viên uống bổ sung như thuốc sắt, kẽm, canxi, vitamin D, vitamin B9,… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng viên uống bổ sung giúp cải thiện hệ thống xương khớp của mẹ bầu, từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên vùng cơ – xương ở cổ, vai và gáy. Ngoài ra, sử dụng viên uống còn hạn chế được nguy cơ phát triển các bệnh xương khớp mãn tính sau khi sinh.

4. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là biện pháp hiệu quả nhất giúp kiểm soát đau mỏi vai gáy và các vấn đề xương khớp ở mẹ bầu. Hơn nữa, hoạt động thể chất còn giúp thai phụ kiểm soát cân nặng, tăng tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mẹ bầu dành 20 – 30 phút/ ngày tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… có quá trình sinh nở thuận lợi và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ.

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp mẹ bầu kiểm soát tình trạng đau mỏi và tê cứng cổ

Do đó để giảm đau mỏi vai gáy, mẹ bầu nên dành thời gian tập luyện từ tháng thứ 4 thai kỳ. Trong trường hợp đau nhức nhiều, nên tập luyện các động tác dành riêng cho vùng cổ, vai và gáy để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và kéo giãn cơ bắp.

5. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả tức thì mà cần phải duy trì trong một thời gian dài. Do đó, mẹ bầu có thể kết hợp với một số mẹo giảm đau tại nhà để kiểm soát tình trạng đau nhức, tê cứng cổ và bả vai.

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Mẹ bầu nên nhờ người thân massage vùng cổ để giảm đau nhức và giải phóng cơ bị chèn ép

Một số mẹo giảm đau vai gáy an toàn mẹ bầu có thể áp dụng:

  • Chườm ấm: Chườm ấm lên vùng cổ vai gáy từ 10 – 15 phút giúp thư giãn cơ và giảm đau nhức, tê mỏi khá hiệu quả. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu tuần hoàn và mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp này đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng do đau vai gáy gây ra.
  • Massage cổ: Ngoài ra, bà bầu cũng có thể nhờ người thân massage cổ để giảm đau nhức. Tác động từ liệu pháp này giúp tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm đau mỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể phối hợp massage cùng một số tinh dầu tự nhiên để tăng hiệu quả và mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn.
  • Chườm đắp thảo dược: Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thảo dược có tính ấm như ngải cứu, muối biển, lá trầu không, gừng tươi,… sao nóng và chườm đắp lên vùng cổ vai gáy. Tinh chất từ thảo dược cùng với nhiệt độ ấm giúp thư giãn khối cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nhanh tình trạng tê bì, cứng cổ. Tuy nhiên khi chườm đắp, nên dùng khăn vải bọc thảo dược để tránh da bị bỏng và kích ứng.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm là biện pháp giảm đau vai gáy an toàn và dễ thực hiện. Tương tự như chườm ấm, biện pháp này giúp thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm nhẹ tình trạng đau nhức, tê cứng cổ. Bên cạnh đó, tắm nước ấm còn giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc và giảm căng thẳng hiệu quả.

Bà bầu bị đau mỏi vai gáy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau vai gáy khi mang thai thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chóng sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, tình trạng này có thể tiến triển nặng khiến mẹ bầu mất ngủ, suy nhược và không thể thực hiện các hoạt động thông thường.

Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
Chủ động tìm gặp bác sĩ nếu đau vai gáy kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian

Do đó, bà bầu nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau vai gáy có mức độ nghiêm trọng dần theo thời gian
  • Cổ tê cứng, đau nhức, gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động như cúi cổ, xoay cổ,…
  • Tê bì cánh tay, bả vai
  • Đi kèm với hiện tượng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và giảm thị lực

Đau vai gáy khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 80% mẹ bầu. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc không kê toa hoặc các loại TPCN để cải thiện.

Cùng chuyên mục

Giới thiệu một số bài thuốc Đông y trị đau vai gáy

10 bài thuốc Đông y trị đau vai gáy bạn nên biết

Thuốc Đông y trị đau vai gáy là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên vừa giúp cải thiện...

Jointlab

Review Viên Uống Bổ Khớp Jointlab Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu

Viên uống bổ khớp Jointlab là thực phẩm chức năng rất phù hợp với những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Sản phẩm này có thể thúc...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Giới thiệu tư thế nằm ngủ cho người bị đau cổ vai gáy

Tư thế nằm ngủ đúng cách cho người bị đau cổ vai gáy

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng đau mỏi vùng cổ vai gáy sau mỗi buổi sáng thức dậy. Cơn đau thường lan từ cổ xuống vai gáy gây...

Những điều cần biết về tình trạng mất ngủ do đau vai gáy

Đau vai gáy gây mỏi cổ, mất ngủ, khó ngủ phải làm sao?

Đau vai gáy gây mỏi cổ, khó ngủ, mất ngủ là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ đang làm việc với...

Đau vai gáy ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Đau vai gáy ở tuổi dậy thì thường là hệ quả do tư thế xấu, xương khớp phát triển quá nhanh, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng hoặc do căng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn