7 bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống
Nội Dung Bài Viết
Tập các bài tập thể dục thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nó sẽ làm tăng khả năng vận động, giảm được cảm giác đau nhức xương khớp, tăng sự phát triển của xương sụn… Cùng tìm hiểu rõ hơn các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống trong bài viết dưới đây.
Tại sao bị thoái hóa cột sống nên tập thể dục?
Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở người lớn tuổi hoặc những người làm các công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng nhiều. Cột sống khi bị thoái hóa sẽ khiến cho người bệnh đau nhức, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm… Cơn đau tăng lên khi vận động nhưng lại giảm khi được nghỉ ngơi. Do đó, bệnh sẽ làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh cũng lười tập luyện thể dục hơn. Ít vận động không những không làm bệnh giảm đi mà còn khiến các triệu chứng ngày càng nặng dần.
Chính vì thế, ngoài việc điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc hoặc những biện pháp khác, người bệnh cũng cần chú ý tập luyện các bài tập thể dục hỗ trợ điều trị bệnh. Bởi những bài tập này có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, giúp tăng cường tái tạo xương, tăng cường sự phát triển của xương sụn. Từ đó, làm tăng công hiệu của những phương pháp điều trị khác.
7 bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống
Để bệnh thoái hóa cột sống mau chóng được chữa lành, bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống sau đây:
Bài tập 1:
Người bệnh nằm ngửa, hai chân co lại ở đầu gối. Bàn chân đặt ở trên sàn nhà, 2 tay đặt xuôi với hai chân. Nằm tỳ thắt lưng xuống sàn rồi dựa vào sức tỳ vùng cột sống ngực lên sàn từ từ nâng mông chậu, kết hợp thở ra. Sau đó hạ chân xuống sàn từ từ kết hợp với hít vào. Với động tác này, bạn càng kéo giãn được từng đốt sống một thì càng tốt.
Nên tập bài tập tốt cho bệnh thoái hóa cột sống này khoảng 7 – 10 lần mỗi ngày. Kiên trì khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt. Không chỉ tốt cho người bị bệnh xương khớp mà bài tập này còn tốt cho những bà mẹ mới sinh em bé. Do đó nếu mới sinh xong, các mẹ cũng có thể áp dụng bài tập này.
Bài tập 2: bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống với xà đơn
Bài tập cùng với xà đơn sẽ giúp kéo dãn các đốt xương, giảm cơn đau và nhức mỏi do bệnh thoái hóa cột sống gây ra. Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên dùng 2 tay bám vào thanh xà, treo người, thả lỏng phần dưới của cơ thể. Hãy tự điều chỉnh động tác sao cho bạn cảm thấy các đốt xương sống tại phần lưng được kéo dãn. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể kết hợp với các động tác khi đi trên thanh xà đơn như đu đưa nhẹ, ưỡn nhẹ, hơi gập người hoặc xoay nhẹ 2 bàn chân…
Bài tập 3:
Để tập bài tập thể dục hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống này, bạn áp dụng theo cách sau: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân co, hai bàn tay đan xen vào nhau và đặt sau gáy. Từ tư thế này, bạn hít vào kết hợp nâng đầu và vai khỏi mặt sàn và thở ra. Khi hạ xuống lại hít vào. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác khoảng 10 – 12 lần. Kiên trì áp dụng thường xuyên sẽ thấy được hiệu quả tốt nhất.
Bài tập 4:
Với bài tập thứ 3, bạn cũng ở tư thế nằm ngửa. Hai chân co ở đầu gối, bàn chân chạm mặt sàn. Nhấc 2 chân lên cao để đầu gối nằm ở trên khớp háng, kết hợp với hóp bụng. Sau đó, từ từ duỗi thẳng chân rồi thở ra, co chân lại hít vào. Mỗi lần nên lặp đi lặp lại động tác khoảng 7 – 10 lần, thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.
Bài tập 5: Bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống kẽo giãn cơ lưng
Người bệnh cho đầu gối chạm đất, hai tay chống thẳng xuống đất để tạo thành tư thế bò. Lưu ý là điều chỉnh tư thế chân và tay sao cho chúng vuông góc với cơ thể. Đưa tay trái luồn qua khoảng giữa chân phải và tay phải rồi hạ vai trái xuống thấp. Cứ giữ nguyên tư thế này khoảng 60 giây rồi đưa cơ thể trở về với tư thế ban đầu. Sau đó lặp lại động tác với tay còn lại.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện bài tập này khoảng 10 phút mỗi ngày.
Bài tập 6:
Khác với các bài tập trước, bạn thực hiện bài tập này với tư thế nằm sấp. Dang 2 tay ngang vai, 2 cánh tay co lại. Thực hiện động tác nâng ngực, cổ duỗi, nâng chậu mông đến mức hai vai và 2 chân co lại ở đầu gối. Khi tập bài này, người bệnh cần chú ý thở đều, giữ tư thế này trong khoảng 30 – 60 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác khoảng 5 – 6 lần là được.
Bài tập 7: Bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống bằng bóng yoga
Bệnh nhân nằm ngửa lên quả bóng yoga, đặt 2 chân lên. Nâng cao hông để tạo thành một đường thẳng từ chân lên đến bụng. Sau đó, gập 2 đầu gối để cho vùng bụng và đùi tạo thành đường thẳng vuông góc với phần bắp chân. Khi thực hiện xong động tác, từ từ đưa cơ thể trở về với động tác ban đầu. Để mang đến hiệu quả tốt nhất, hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần.
Cần lưu ý gì khi tập bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống?
Các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống đều được chia thành 2 giai đoạn. Với giai đoạn đầu, các bài tập sẽ giúp làm tăng mức độ linh hoạt của các khớp cột sống. Với giai đoạn 2, sau khi các cơn đau giảm, bệnh nhân sẽ tiến hành tập các bài tập để củng cố nhóm dây chằng, cơ ở khu vực thắt lưng. Điều này sẽ làm cho vùng thắt lưng trở nên khỏe mạnh và dẻo dai. Ngoài ra, khi thực hiện những bài tập trên, bệnh nhân cũng cần chú ý thêm một số điều sau đây:
- Bạn cần phải nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì có như vậy, chúng ta mới lựa chọn được các bài tập phù hợp.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn khi tập. Lực chọn những bài tập đơn giản và tập với cường độ vừa phải, không tập quá sức.
- Chú ý tập đúng động tác, tư thế. Bởi nếu tập sai tư thế hoặc động tác không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Để bệnh mau giảm, bệnh nhân cũng cần chú ý áp dụng chế độ ăn uống cho người bệnh thoái hóa cột sống. Tránh sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn…
Trên đây là 7 bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống và một số điều cần lưu ý. Bệnh thoái hóa cột sống nếu không được điều trị sớm còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bệnh nhân cần đi khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!