7 Bài tập người bị viêm khớp cùng chậu nên tập mỗi ngày
Nội Dung Bài Viết
Người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể thực hành một số bài tập mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn đọc các bài tập cơ bản, phù hợp cho cả bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ.
7 Bài tập người bị viêm khớp cùng chậu nên tập mỗi ngày
Sử dụng thuốc tân dược, Đông y, mẹo dân gian là một trong các phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu. Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu cũng góp phần hiệu quả hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Đây là biện pháp giúp phục hồi chức năng của xương khớp, duy trì độ dẻo dai cho cơ thể người bệnh.
Dưới đây là một số bài tập vật mà người bệnh viêm khớp cùng chậu nên thực hiện mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh:
Bài tập 1: Động tác ngồi xổm
Lợi ích mà tư thế này mang đến cho người bệnh là giúp duy trì sự dẻo dai của xương khớp, đặc biệt là khớp cùng chậu. Ngoài ra, khi thực hiện bài tập này, quá trình trao đổi chất và tiêu hóa của người bệnh cũng diễn ra thuận lợi hơn.
Cách luyện tập:
- Người bệnh vào tư thế ngồi xổm trên sàn, hai chân giữ bằng vai.
- Đùi mở rộng ra và đạt hay khuỷu tay bên trong hai đầu gối.
- Hai tay chắp vào nhau, giữ trong khoảng 30 giây.
- Chú ý hít thở đều.
- Thả lỏng và lặp lại động tác này liên tục 10 lần.
Bài tập 2: Động tác chim bồ câu
Lợi ích mà động tác này mang lại cho người bệnh là cải thiện khớp hông và háng. Giúp chúng mở rộng và giảm các cơn đau cho người bệnh ở khu vực này. Đồng thời, bài tập sẽ giúp xương chậu trở nên linh hoạt hơn.
Cách luyện tập:
- Người bệnh ngồi trên thảm, sau đó gập gối chân trái, co lại.
- Chân phải lúc này duỗi thẳng về phía sau.
- Tay trái từ từ vòng ra phía sau, ôm lấy phần hông.
- Tay phải lúc này đưa về giữ ngón chân phải.
- Chú ý hạ thấp ngực xuống dưới sàn, nâng người từ từ lên trên, giữ 5 – 10 giây.
- Hít thở đều, mặt ngẩng lên trên.
- Trở về tư thế ban đầu và đổi bên.
Bài tập 3: Động tác con ếch
Lợi ích khi thực hiện bài tập này là giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm khớp cùng chậu. Đồng thời, khu vực thần kinh tọa bị đau cũng sẽ được khắc phục hiệu quả, giảm mỡ vùng hông, bụng, đùi.
Cách luyện tập:
- Người bệnh thực hiện tư thế quỳ trên thảm, hai đầu gối chống và mở rộng hai đùi ra hai bên.
- Tay chống vuông góc, lưng cong xuống phía dưới.
- Hông, mông lúc này sẽ đẩy ngược lên trên.
- Giữ yên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Lưu ý hít thở đều trong quá trình luyện tập.
- Lập lại động tác vài lần, trong ngày có thể luyện tập 2 – 3 lần tùy vào thể trạng người bệnh.
Bài tập 4: Động tác mô phỏng đứa trẻ hạnh phúc
Lợi ích từ bài tập là giúp người bệnh mở rộng khớp ở vùng hông, háng và đùi. Bên cạnh đó, toàn bộ vùng lưng cũng được thư giãn, tác động tích cực đến xương cùng và gân kheo. Thông qua bài tập này, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau mỏi, giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả.
Cách luyện tập:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, đưa hai chân lên cao.
- Sau đó, từ từ dùng hai tay chạm giữ hai bàn chân.
- Chú ý tư thế này phần đùi áp sát vào trong thân người, song song với sàn.
- Ống chân và đùi lúc này sẽ tạo thành góc vuông.
- Mở hai chân ra từ từ đến khi cảm nhận được xương kéo giãn hết mức có thể.
- Giữ yên trong 20 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
- Lặp lại bài tập 10 lần, sau đó chuyển sang các bài tập tiếp theo.
Bài tập 5: Động tác vũ công
Bài tập này khá đơn giản, có tác dụng tăng cường sức mạnh cho vùng hông của người bệnh. Đồng thời vị trí khớp xương cùng chậu, mắt cá chân, lưng cũng được tác động tích cực. Nếu duy trì mỗi ngày, bài tập sẽ giúp người bị viêm cùng chậu phục hồi khá hiệu quả. Khu vực đau nhức sẽ trở nên linh hoạt hơn, cải thiện về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh.
Cách luyện tập:
- Người bệnh thực hiện tư thế đứng thẳng trên sàn.
- Tiếp tục đưa chân trái ra sau, tay phải chạm và giữ bàn chân trái.
- Chú ý giữ thăng bằng cơ thể với chân phải.
- Lúc này tay phải sẽ giơ lên cao, đổ người từ từ về phía trước.
- Khi thực hiện động tác này, cần đảm rằng phần lưng cong và khớp háng được kéo căng.
- Giữ trong 20 giây rồi chuyển sang thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bài tập 6: Động tác kéo chân
Lợi ích từ bài tập giúp người bị viêm khớp cùng chậu cải thiện tình trạng đau mỏi. Ngoài ra, khi thực hiện, vùng đùi, bắp chân, khớp háng cũng được tác động. Trường hợp bệnh nhân nữ áp dụng bài tập có thể giảm đau bụng kinh, đau lưng hiệu quả.
Cách luyện tập:
- Bài tập này cần chuẩn bị thêm một sợi dây dài khoảng 1m.
- Người bệnh nằm trên sàn, sau đó đưa chân trái lên.
- Dây dải vòng cố định ở bàn chân trái, người bệnh tiếp tục thực hiện động tác kéo căng dây bằng hai tay.
- Tư thế giữ trong khoảng 20 giây cho đến 30 giây, sau đó thực hiện đổi bên.
Bài tập 7: Động tác con bướm
Lợi ích mà bài tập này mang lại cho người bị viêm cùng chậu là giúp giảm đau vùng hông, tăng cường dẻo dai của xương khớp. Nhất là hiệu quả thư giãn tinh thần cho người bệnh, cải thiện tâm lý giúp người bệnh vui vẻ, thoải mái.
Cách luyện tập:
- Mô phỏng động tác của con bướm đang bay.
- Người bên tiến hành ngồi trên sàn, đặt hai bàn chân chạm vào nhau.
- Chú ý úp hai lòng bàn chân vào nhau (như hình).
- Sau đó, người bệnh vẩy nhẹ nhàng liên tục hai chân như cách bướm đập cánh.
- Duy trì động tác trong khoảng 1 phút rồi thư giãn.
Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa viêm khớp cùng chậu
Trên đây là một vài bài tập mà người bị viêm cùng chậu có thể áp dụng mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các bài tập thể dục khác sao cho phù hợp nhất với thể trạng. Bên cạnh đó, để việc luyện tập đạt được hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập. Chú ý điều hòa hơi thở, tránh tình trạng luyện tập quá mức.
- Tránh thực hiện các động tác chuyển động như xoay hông quá nhiều. Động tác này có thể gây hại cho hông và khiến bệnh viêm cùng chậu nghiêm trọng hơn.
- Tránh các môn thể thao đòi hỏi nhiều thể lực và thực hiện các động tác mạnh như bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng,…
- Hạn chế đạp xe đường dài, đạp xe trong nhiều giờ. Bởi, việc này có thể khiến khớp cùng chậu chịu nhiều áp lực dẫn đến tình trạng viêm khó điều trị.
- Để đảm bảo an toàn, người bệnh có thể tham vấn cùng với bác sĩ điều trị của mình để lựa chọn bài tập phù hợp. Đây là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
- Bên cạnh việc luyện tập, người bệnh cũng nên duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế làm việc quá sức và ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể.
Bài tập cho người bị viêm khớp cùng chậu nếu được luyện tập mỗi ngày có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!