3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Nội Dung Bài Viết
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp tận dụng được tối đa hoạt chất và nguồn nhiệt của dược liệu. Từ đó, làm cho tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh tại khu vực cần điều trị được cải thiện và thuyên giảm nhanh chóng, hiệu quả.
Ưu điểm của bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến về xương khớp. Xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm vùng khớp xương bị mòn theo thời gian hoặc lệch khỏi vị trí cố định ban đầu. Dẫn đến những rễ dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức kéo dài dai dẳng.
Thông thường, những cơn đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu hắt hơi hoặc ho cũng khiến cho tình trạng đau nhức, khó chịu trở nên nặng hơn. Mặt khác, bệnh dù không đe dọa về tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, cũng như khả năng vận động về sau.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm. Chẳng hạn như dùng thuốc Đông Y, Tây Y hoặc châm cứu. Nhưng phổ biến nhất vẫn là áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị tại nhà – cụ thể là các bài thuốc đắp có nguyên liệu dễ tìm kiếm trong vườn nhà hoặc dễ mua tại chợ và siêu thị (lá lốt, muối hạt, ngải cứu, giấm gạo, đu đủ xanh, gừng tươi,…).
Ưu điểm của những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm là an toàn và lành tính. Bởi hầu hết các nguyên liệu đều chứa những hoạt chất tốt cho sức khỏe người bệnh. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau tự nhiên và khắc phục tình trạng khó chịu, đau nhức do bệnh gây ra một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, những bài thuốc đắp chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp làm nóng dược liệu, sau đó mới tiến hành đắp lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Việc này sẽ giúp tạo ra một nguồn nhiệt phù hợp có tác dụng hỗ làm cho quá trình lưu thông máu được cải thiện và tăng cường được lưu lượng máu ở vị trí bị tổn thương. Từ đó, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và làm lành tổn thương ở những khớp xương, đốt sống xương,….
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiệu quả của các bài thuốc đắp thường không nhanh chóng như các phương pháp khác. Nhưng bù lại, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, ít gây ra những tác dụng phụ khó kiểm soát và đem đến kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm lâu dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn để bệnh có những chuyển biến khả quan.
3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Dưới đây là 3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất với nguyên liệu chính là lá lốt và muối hạt, ngải cứu và giấm gạo, đu đủ xanh và gừng tươi. Mỗi bài thuốc đều có những ưu điểm riêng, cũng như mang đến kết quả điều trị khác nhau cho từng đối tượng. Tùy mức độ bệnh, cơ địa, nguyên liệu sẵn có,… mà người bệnh sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.
1. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt và muối hạt
Lá lốt là một loại dược liệu có tính ấm và vị cay. Tác dụng chính là giảm đau, khu phong, chống ứ trệ khí huyết, tiêu thực và trừ thấp. Mặt khác, lá lốt chứa hàm lượng lớn tinh dầu, piperolin, piperin,… có tác dụng tiêu viêm và kháng sinh hiệu quả.
Lá lốt thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với muối hạt để điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Theo đó, người bệnh sẽ dùng hỗn hợp đắp lên khu vực cần điều trị theo liều lượng và tần suất phù hợp. Sau một thời gian, tình trạng khó chịu, đau nhức,… sẽ giảm rõ rệt.
Chuẩn bị:
- 200 gram lá lốt
- 100 gram muối hạt
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Để ráo nước và cho lá lốt vào cối giã nát vừa phải.
- Sau đó cho vào chảo cùng với muối hột để rang đến khi nóng lên.
- Dùng vải sạch, mềm và mỏng bao bọc hỗn hợp lại và tiến hành đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.
- Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 – 3 lần thì sau một khoảng thời gian ngắn, bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
2. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và giấm gạo
Theo các nghiên cứu của Đông Y, ngải cứu có vị cay, đắng và tính ấm. Khi đi vào những kinh Tỳ, Can, Phế, Thận sẽ giúp trừ hàn, ôn trung, giảm đau, chống thấp và kích thích khí huyết lưu thông.
Mặt khác, một số nghiên cứu của Y học hiện đại đã tìm thấy hàm lượng lớn tinh dầu và những hợp chất như anabsinthine, absinthin trong ngải cứu. Tác dụng chính là kích thích tiêu hóa, gây tê nhẹ, tăng khả năng kháng viêm và xoa dịu những chứng đau nhức bên trong cơ thể.
Riêng giấm gạo được biết đến là loại chất có tính sát khuẩn, kháng viêm và làm dịu cơn đau tốt. Khi kết hợp chung với ngải cứu để đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp chống viêm, giảm đau và khắc phục bệnh tình hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 300 gram ngải cứu
- 100ml giấm gạo
Cách thực hiện:
- Cho ngải cứu vào nước để rửa sạch. Sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm từ 5 – 10 phút để diệt khuẩn, sát trùng.
- Vớt ngải cứu ra, để ráo nước và cho vào cối giã hơi nát. Sau đó thêm giấm gạo vào và trộn đều.
- Cho hỗn hợp vào chảo và sao nóng. Tiếp đến dùng khăn vải mỏng và sạch để bọc lại cẩn thận.
- Cuối cùng, xoa đều hình xoắn ốc, dọc hoặc ngang theo vùng cần chữa thoát vị đĩa đệm.
- Mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút để đạt kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
3. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ gừng tươi và đu đủ xanh
Đu đủ xanh không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà còn là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm.
Theo một số tài liệu, đu đủ xanh có tính mát, vị ngọt và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đúng cách sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch,…. Ngoài ra, khi dung nạp vào cơ thể với liều lượng vừa đủ còn giúp chống táo bón, giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, tăng cường thị lực,….
Đặc biệt, trong đu đủ xanh có một lượng lớn chất papain với tác dụng chính là làm mềm cơ, giảm co cứng cơ và bào mòn những đốt gai cột sống. Khi kết hợp với gừng tươi đắp lên khu vực cần điều trị trong một khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp giảm đau nhức và sớm hồi phục lại sức khỏe.
Chuẩn bị:
- 1 trái đu đủ xanh
- 2 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Đu đủ xanh đem rửa sạch với nước để đảm bảo không còn vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, cắt bỏ đầu cuống sao cho lộ ra được lỗ rỗng.
- Gừng tươi cũng đem rửa sạch. Sau đó giã nát và cho một chút rượu trắng vào trộn đều rồi cho tất cả vào bên trong của trái đu đủ xanh.
- Đậy nắp cuống đu đủ xanh lại rồi cho lên bếp than nướng trong khoảng 20 phút hoặc đến khi chín mền thì tiến hành lấy xuống.
- Cạo bỏ đi lớp than đen. Sau đó bóp nhuyễn rồi cho vào một chiếc lá chuối sạch để đắp trực tiếp vào khu vực bị thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện liên tục và đều đặn mỗi ngày thì chỉ sau vài tuần, bệnh tình sẽ thuyên giảm và cải thiện rõ rệt.
Một số lưu ý quan trọng về bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Như đã đề cập ở trên, những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm thường an toàn và lành tính. Tuy nhiên, không loại trừ những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra đối với người bệnh trong quá trình sử dụng nên cần đặc biệt lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Chỉ áp dụng những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho người bệnh ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát. Trường hợp đã chuyển biến nặng, nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Hiệu quả điều trị của những bài thuốc đắp khá chậm nên đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không nôn nóng sử dụng quá liều hoặc lạm dụng dược liệu (tự ý tăng giảm theo ý muốn) nếu không muốn gặp tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Khi áp dụng những bài thuốc đắp trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần chú ý nhiệt độ của các túi chườm dược liệu. Tránh để nhiệt độ quá cao để không làm cho vùng da cần điều trị của người bệnh bị tổn thương, bỏng hoặc kích ứng.
- Sau một thời gian áp dụng những bài thuốc đắp tại nhà, nếu thấy các triệu chứng đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra không thuyên giảm hoặc cải thiện, người bệnh nên ngưng thực hiện. Sau đó đổi sang phương pháp khác phù hợp hơn hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, chuyên gia, thầy thuốc.
- Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Đặc biệt nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là 3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất đã được nhiều người áp dụng thành công tại nhà. Nếu cảm thấy phù hợp với bản thân và tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể thực hiện thử tại nhà. Nhưng cần lưu ý rằng, hiệu quả điều trị và tác dụng phụ sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, liều lượng, phương pháp,… nên cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!