Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

10 Bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Các bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp có thể được sử dụng để uống hoặc xoa bóp. Áp dụng các bài thuốc này đều đặn giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi các ổ khớp, giảm sưng đỏ, phù nề, bầm tím và hỗ trợ cải thiện chức năng vận động đáng kể. 

bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp
Bệnh nhân có thể thực hiện một số bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp để cải thiện bệnh tình

10 Bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp công hiệu

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở người trung niên và người già. Tình trạng này có thể xảy ra do những nguyên nhân thông thường như thay đổi thời tiết, căng thẳng, lao động nặng, sai tư thế, chấn thương, ít vận động,… Hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và viêm khớp dạng thấp.

Đau nhức xương khớp không được kiểm soát có xu hướng nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, khả năng lao động và giấc ngủ. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc ngâm rượu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Ngâm rượu là cách thức tối ưu dược tính của các vị thuốc, đồng thời giúp tăng hương vị và có thể bảo quản lâu hơn so với bài thuốc sắc. Chính vì vậy, các bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp được áp dụng rất phổ biến mặc dù mất khá nhiều thời gian thực hiện.

Dưới đây là một số bài thuốc ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp thông dụng trong dân gian:

1. Rượu ngâm ngải cứu chữa đau lưng, chấn thương

Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng tiêu sưng, hoạt huyết, an thai và chỉ thống. Không chỉ được sử dụng trong bài thuốc trị động thai và trị bế kinh, ngải cứu còn được dùng để ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp, khớp sưng đỏ và phù nề do chấn thương.

Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính hoạt huyết nên có thể giảm tình trạng huyết ứ, bầm tím ở các khớp xương. Ngoài ra với tính ấm, ngải cứu có thể tán khí hàn xâm nhập vào kinh mạch, từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi.

bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp
Rượu ngâm ngải cứu có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết và tán ứ, thích hợp với trường hợp bị chấn thương

Bên cạnh ghi chép từ y học cổ truyền, bài thuốc ngâm rượu từ ngải cứu còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như dehyrro matricaria este, cineol, thuyon,… có tác dụng giảm đau thần kinh. Hơn nữa, tinh dầu trong thảo dược này cũng đã được chứng minh có khả năng kiểm soát cơn đau do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả bưởi, rượu trắng 2 lít, chanh 1 kg, ngải cứu 1kg và đường phèn 200g
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi để ráo nước
  • Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào chảo sao vàng hạ thỏ
  • Khi dược liệu nguội hết thì cho vào ngâm với 1 lít rượu trắng
  • Ngâm trong 1 tháng là có thể dùng được
  • Mỗi lần uống 1 cốc nhỏ để giảm đau nhức do té ngã, chấn thương, đau do thay đổi thời tiết và các bệnh lý cột sống

2. Rễ đinh lăng ngâm rượu giảm đau nhức xương khớp

Đinh lăng được ví như “nhân sâm của người nghèo” với dược tính đa dạng nhưng có giá thành thấp hơn nhiều so với nhân sâm Hàn Quốc. Rễ đinh lăng thường được sử dụng để ngâm rượu nhằm bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược, mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Các nghiên cứu cho thấy, saponin, flavonoid và vitamin nhóm B trong thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện tình trạng viêm ở ổ khớp và đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô sụn bị thoái hóa. Bên cạnh những tác dụng đối với hệ thống xương khớp, rượu đinh lăng còn giúp tăng cường sinh lý, cải thiện chức năng đề kháng và phòng ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp
Rễ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ cải thiện, nâng cao sức khỏe

Cách ngâm rượu đinh lăng chữa đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị 1 củ đinh lăng tươi, đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi âm can (phơi trong râm) cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn.
  • Sau đó cho dược liệu vào chảo sao, vừa sao vừa vẩy nước vo gạo nếp vào cho đến khi hết 1 chén là được. Tiếp tục sao cho đến khi dược liệu vàng giòn và tỏa mùi thơm.
  • Đợi rễ đinh lăng nguội hoàn toàn rồi đổ vào bình thủy tinh
  • Sau đó cho rượu vào với tỷ lệ 10 lít rượu – 1 kg dược liệu
  • Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 3 tháng là có thể sử dụng
  • Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày dùng 2 lần để cải thiện sức khỏe và giảm đau nhức gân cơ, xương khớp.

3. Bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp từ hạt gấc

Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hạt gấc ngâm rượu có tác dụng trị khớp sưng đau, phù nề và tụ máu do té ngã, chấn thương. Tuy nhiên, hạt gấc có độc tính nên không được sử dụng để uống mà chủ yếu được dùng trong các bài thuốc xoa bóp.

bai thuoc ngam ruou tri dau nhuc xuong khop
Hạt gấc (mộc miết tử) có đặc tính chống viêm, tiêu sưng và giảm phù nề do chấn thương, té ngã

Cách thực hiện bài thuốc ngâm rượu từ hạt gấc:

  • Chuẩn bị khoảng 30 – 40 hạt gấc đem sao cháy vỏ ngoài thành than
  • Sao đó, cho vào cối giã nhỏ
  • Đem dược liệu bỏ vào bình, cứ 30 – 40 hạt thì dùng 400 – 500ml rượu trắng
  • Ngâm trong 30 ngày là dùng được
  • Mỗi lần dùng 1 ít rượu thoa vào khớp bị chấn thương, bầm tím để giảm sưng đau, phù nề và giúp tan máu bầm nhanh chóng

4. Rượu gừng xoa bóp giảm đau nhức hiệu quả

Gừng (sinh khương, can khương) là loại gia vị quen thuộc có mặt trong nhiều món ăn của người Việt. Ngoài ra với vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, giải biểu và hoạt huyết, gừng còn được dùng để ngâm rượu trị đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc do thay đổi thời tiết.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng nhận thấy gừng chứa các hoạt chất chống viêm như Gingerol và Zingibain. Các hoạt chất này có đặc tính chống viêm tương tự như NSAID. Sau khi vào cơ thể, các hoạt chất từ gừng gây ức chế sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin, từ đó làm giảm tình trạng đau mỏi khớp và gân cơ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

bai thuoc ngam ruou tri dau nhuc xuong khop
Hoạt chất Gingerol và Zingibain trong gừng có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế prostaglandin

Hướng dấn cách ngâm rượu gừng trị đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị gừng tươi vừa đủ, đem rửa sạch (không cạo bỏ vỏ) và thái lát
  • Sau đó, cho gừng vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu vào ngâm trong 1 tháng là dùng được
  • Mỗi ngày dùng 1 ly rượu nhỏ trong bữa ăn để giảm đau nhức và kích thích tiêu hóa

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể ngâm gừng sấy khô để tăng mùi thơm cho rượu và giúp rượu bảo quản được lâu hơn:

  • Sau khi rửa sạch gừng, đem thái lát và phơi hoặc sấy khô hoàn toàn
  • Sau đó, cho dược liệu vào bình thủy tinh và ngâm với rượu trắng
  • Ngâm trong 30 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ giúp giảm đau nhức và tăng tuần hoàn máu

Lưu ý: Rượu gừng có tính nóng nên tránh uống quá nhiều. Ngoài ra trong thời gian sử dụng bài thuốc này, nên hạn chế các món ăn có tính nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ để tránh táo bón, cơ thể nóng nảy và sinh nhọt.

5. Bài thuốc ngâm rượu từ rễ lá lốt

Rễ lá lốt là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Thảo dược này có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng tán hàn, ôn trung và chỉ thống. Bài thuốc ngâm rượu từ rễ lá lốt thích hợp với người trung niên, cao tuổi bị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, đau do phong thấp và đau nhức do xương khớp thoái hóa, suy yếu.

Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, tinh dầu trong lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, các bài thuốc ngâm rượu, thuốc sắc và chườm đắp từ thảo dược này thực sự có hiệu quả trong việc cải thiện đau nhức xương khớp.

bai thuoc ngam ruou tri dau nhuc xuong khop
Bài thuốc ngâm rượu từ rễ lá lốt thích hợp với người bị đau nhức xương khớp do phong thấp

Cách ngâm rượu từ rễ lá lốt giảm đau nhức xương khớp công hiệu:

  • Chuẩn bị khoảng 200g rễ lá lốt (có thể dùng cả thân) và khoảng 1.5 lít rượu trắng
  • Rửa sạch rễ lá lốt rồi cho giã dập rồi cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu vào và đậy kín trong 30 ngày là dùng được
  • Mỗi lần dùng 1 ít rượu xoa bóp lên vùng đau nhức để thư giãn gân cơ, giảm đau và tăng tuần hoàn máu
  • Vì là bài thuốc dùng ngoài nên bệnh nhân có thể sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày trong giai đoạn đau nhiều

6. Rượu thiên niên kiện trị đau nhức xương khớp

Theo y học cổ truyền, thiên niên kiện có tác dụng chữa các chứng bệnh về cơ xương khớp như tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, phong tê thấp, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Với vị cay, tính ấm, tác dụng khỏe gân cốt và trừ phong thấp, thảo dược này giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức ở các khớp. Ngoài ra, xoa bóp rượu thiên niên kiện còn giúp làm ấm cơ thể và giảm tình trạng tê bì các đầu chi ở người cao tuổi.

thuốc ngâm rượu trị xương khớp
Rượu thiên niên kiện trị đau nhức xương khớp do các bệnh lý ở cột sống gây ra

Cách ngâm rượu thiên niên kiện chữa đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị khoảng 1kg thiên niên kiện cùng với hổ cốt, câu kỷ tử và ngưu tất mỗi thứ 100g
  • Đem rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, sấy khô và sao vàng hạ thổ
  • Sau đó, đợi dược liệu nguội và cho tất cả vào bình
  • Ngâm thảo dược cùng với 2 lít rượu trắng 40 độ trong 1 tháng là dùng được
  • Có thể dùng uống mỗi ngày 1 chén nhỏ hoặc dùng để xoa bóp các chi nhằm giảm đau nhức, tê bì

7. Rượu quế – Dược tửu chữa đau nhức xương khớp

Cả quế và rượu đều có tính nóng. Khi kết hợp với nhau có khả năng làm tan huyết ứ, máu bầm ở mô mềm do chấn thương, té ngã. Ngoài ra, vỏ quế (quế nhục) còn có tác dụng cường kiện gân cốt, hoạt huyết, bồi bổ sức khỏe và giảm đau.

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị bệnh của vỏ quế cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, từ đó tạo cảm giác an thần và giảm đau hiệu quả. Do đó hiện nay, quế không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền mà đã được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh.

thuốc ngâm rượu trị xương khớp
Rượu quế – Dược tửu chữa đau nhức xương khớp được nhiều bệnh nhân áp dụng

Hướng dẫn cách ngâm rượu quế trị đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị vỏ quế 30g, rượu trắng 500ml và hạt gấc 10 – 15 hạt
  • Đem hạt gấc rửa sạch, phơi khô và sao vàng. Sau đó, bỏ vỏ và chỉ lấy phần nhân bên trong đem giã nhỏ cùng với vỏ quế
  • Cho tất cả dược liệu vào bình thủy tinh ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 10 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi lần sử dụng 1 ít rượu xoa bóp lên các khớp đau nhức để cải thiện các triệu chứng khó chịu

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp vỏ quế cùng với một số thảo dược khác để giảm đau nhức, cường kiện gân cốt và bồi bổ sức khỏe.

Bài thuốc ngâm rượu từ vỏ quế giúp giảm đau xương khớp và bồi bổ sức khỏe:

  • Chuẩn bị vỏ quế 30g, nhục đậu khấu 20g, ngũ gia bì và phúc bồn tử mỗi thứ 50g, đại hoàng 40g, câu kỷ tử 200g, mật ong 500g, rượu trắng 3 lít
  • Đem tất cả dược liệu thái vụn, sau đó cho vào bình và ngâm với rượu, mật ong
  • Trong quá trình ngâm nên lắc bình thường xuyên và tránh để bình tiếp xúc với ánh nắng
  • Ngâm trong 45 – 60 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ để cải thiện sức khỏe

8. Ngâm rượu tỏi trị đau nhức xương khớp

Tỏi không đơn thuần là một loại gia vị thông thường mà còn được nhân dân sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và chỉ thống.

Tỏi cũng là cây thuốc nam đã được khoa học nghiên cứu đầy đủ. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, các hoạt chất như allicin, selen, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, cung cấp khoáng chất thiết yếu để duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe và dẻo dai.

thuốc ngâm rượu trị xương khớp
Rượu tỏi được sử dụng để xoa bóp các khớp xương giúp giảm đau nhức, tiêu sưng và tê bì

Ngoài ra, rượu tỏi còn có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Do đó với tình trạng đau nhức do chấn thương, xoa bóp rượu tỏi không chỉ giúp làm tan máu bầm và giảm đau mà còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, đẩy nhanh tốc độ tái tạo và phục hồi mô xương bị tổn thương.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi trị đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị 1 lượng tỏi vừa đủ, bóc vỏ tỏi và đem cho vào bình
  • Sau đó, rót rượu vào bình thủy tinh, đậy kín và ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được
  • Mỗi lần dùng 1 ít rượu tỏi xoa bóp lên khớp bị đau nhức để giảm đau, làm tan máu bầm và hỗ trợ phục hồi khớp xương bị tổn thương, thoái hóa

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng tỏi ngâm mật ong để bồi bổ sức khỏe, giảm đau xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

9. Rượu chuối hột trị đau lưng, đau mỏi vai gáy

Chuối hột (chuối chát) thường được nhân dân sử dụng để ngâm rượu. Thảo dược này có vị đắng, hơi chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, kháng viêm và chỉ thống. Do đó, rượu chuối hột thường được dùng để trị các bệnh sỏi tiết niệu, đau lưng và đau mỏi vai gáy.

Bên cạnh đó, chuối hột còn chứa một số hoạt chất có khả năng kháng viêm tự nhiên như flavonoid anthocyanosid, tannin, coumarin và saponin. Các hoạt chất này giúp kiểm soát tình trạng viêm ở cột sống, khớp xương, từ đó giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, tê mỏi và cứng khớp do các bệnh xương khớp gây ra.

thuốc ngâm rượu trị xương khớp
Rượu chuối hột trị đau lưng, đau mỏi vai gáy và đau do thay đổi thời tiết

Cách thực hiện bài thuốc ngâm rượu từ chuối hột trị đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị 1 lít rượu trắng và 300g chuối hột
  • Đem rửa sạch chuối, thái lát và phơi khô
  • Sau đó, cho nguyên liệu vào bình thủy tinh và ngâm với rượu trong vòng 1 tháng là có thể dùng được
  • Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, có thể dùng từ 1 – 2 lần/ ngày

10. Rượu đỗ trọng trị đau nhức xương

Đỗ trọng là cây thuốc quý với tác dụng cường kiện gân cốt, bổ thận tráng dương và an thai. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, dược liệu này có khả năng ức chế thần kinh trung ương, từ đó làm giảm thụ cảm cơn đau và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Chính vì vậy, đỗ trọng thường được dùng trong bài thuốc trị đau lưng, đau chân, các chi tê mỏi, khó vận động,…

thuốc ngâm rượu trị xương khớp
Đỗ trọng là vị thuốc quý có tác dụng cường kiện gân cốt, an thần và bồi bổ sức khỏe

Cách thực hiện bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp từ đỗ trọng:

  • Chuẩn bị khoảng 30 – 60g đỗ trọng và 50ml rượu từ 30 – 35 độ
  • Đem ngâm trong 7 – 10 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi lần uống 20ml, nên dùng đều đặn để giảm đau nhức xương khớp
  • Bài thuốc này còn có tác dụng hạ áp nên có thể dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp

Một số lưu ý khi dùng bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp

Các bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp có thể giảm nhanh tình trạng khớp nhức mỏi, tê cứng, khó khăn khi vận động,… Bên cạnh đó, một số bài thuốc còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường sinh lực và làm chậm quá trình lão suy.

Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên thực hiện bài thuốc ngâm rượu ở dạng uống nếu đang điều trị viêm gan do virus, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan và các bệnh liên quan đến dạ dày – thực quản. Trong trường hợp này, nên áp dụng các bài thuốc xoa bóp để hạn chế rủi ro và tác dụng không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và mắc các bệnh nội khoa nghiêm trọng không nên tự ý áp dụng bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp – kể cả thuốc xoa bóp. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
  • Nên áp dụng các bài thuốc ngâm rượu giảm đau nhức xương khớp đều đặn để mang lại hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, nên kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu để tăng tác dụng giảm đau.
  • Đau nhức xương khớp có thể tái phát nhiều lần và chuyển biến nặng hơn nếu không khắc phục từ căn nguyên. Do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc ngâm rượu, bệnh nhân nên thay đổi các thói quen xấu, tập thể dục đều đặn và can thiệp điều trị bệnh lý nguyên nhân để kiểm soát tình trạng đau nhức dứt điểm.
  • Thực tế, các bài thuốc ngâm rượu mang lại hiệu quả chậm hơn so với thuốc tây. Vì vậy nếu đau nhức nhiều, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện. Sau đó, nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế kịp thời.

Bài viết đã tổng hợp 10 bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc này, bệnh nhân nên chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt và kết hợp với các phương pháp y tế trong trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

Đau nhức xương khớp ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường xảy ra do thói quen ít vận động, lao động nặng nhọc, sai tư thế, thừa cân - béo phì và chấn...

3 Cách chữa viêm đau khớp ngón tay ngay tại nhà

Viêm đau khớp ngón tay là hiện tượng đau nhức, sưng viêm ở các phần khớp của ngón tay. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn...

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức không rõ nguyên nhân, kéo dài không khỏi là những dấu hiệu đáng lo ngại của của một số bệnh lý mạn tính...

Đau nhức xương khớp ở người già: Cách điều trị và phòng ngừa

Đau nhức xương khớp là một trong những vấn đề xảy ra phổ biến ở người cao tuổi. Những cơn đau có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng...

Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp là gì? Có tốt không?

Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp đang ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng để giảm nhanh các cơn đau và cải thiện hiệu...

Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương, sai tư thế, lao động...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn