Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Thoái hóa cột sống là bệnh tiến triển âm thầm, trong thời gian đầu thường không gây ra các triệu chứng đặc biệt nhưng lâu ngày sẽ gây đau nhức kéo dài khiến người bệnh khó chịu, hạn chế vận động. Để cải thiện các triệu chứng bệnh, bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống. Đây là liệu pháp có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức, giảm chèn ép các rễ thần kinh rất tốt. 

Công dụng chữa thoái hóa cột sống của bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp dùng tay tác động lên da thịt, huyệt đạo và gân khớp của người bệnh để trị liệu. Nhờ vào các tác động vật lý từ tay kích thích vào hệ thần kinh sẽ giúp nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thay đổi nội tiết, thể dịch và tăng cường quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp điều trị theo y học cổ truyền được đánh giá cao, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, đuổi ngoại tà, điều hòa dinh vệ, chức năng tạng phụ.

Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ được nhiều người biết đến
Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người biết đến

Theo quan điểm của y học cổ truyền, cơ thể con người gồm lạc mạch và kinh mạch, có vai trò vận chuyển khí huyết để nuôi dưỡng tạng phủ, da lông cân mạch của cơ thể. Khi kinh mạch bị tà khí xâm nhập sẽ xảy ra tình trạng khí huyết ứ tắc gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, suy nhược thần kinh. Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt được áp dụng để:

  • Xoa bóp giúp giãn cơ, cải thiện tình trạng co cứng khớp, gân, dây chằng từ đó cải thiện vận động và tăng tính linh hoạt cho khớp của người bệnh
  • Xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp tác động lên các thụ cảm thần kinh, tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, điều hòa thần kinh, làm giãn cơ, giảm đau, tăng khả năng tập trung.

Riêng với người bệnh thoái hóa cột sống, bấm huyệt giúp mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc, để gân cốt thư giãn từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp dự phòng các tổn thương, tăng tính dẻo dai và linh hoạt của xương khớp. 

Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng của bấm huyệt trong điều trị thoái hóa đốt sống. Cụ thể:

  • Khi tác động một lực vừa đủ, đúng cách vào huyệt đạo, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm tăng cảm giác hưng phấn, giảm đau, giảm mệt mỏi, ức chế sự phát triển của các gốc tự do như dopamine, endorphin.
  • Bấm huyệt, xoa bóp cũng giúp tăng cường tuần hoàn, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tái tạo, làm lành mô sụn, giúp phục hồi các tổn thương.
  • Bấm huyệt còn giúp giải pháp các rễ thần kinh bị chèn ép, giúp các mô được thư giãn, ngăn ngừa biến chứng của bệnh thoái hoá cột sống.

Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống 

Có thể thấy, chữa thoái hóa cột sống bằng xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Đây là biện pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách bởi y sĩ, bác sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền, có chứng chỉ hành nghề. Dưới đây là cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống cổ mà bạn có thể tham khảo:

1. Xoa bóp, xác định vị trí các huyệt

Trước khi tiến hành bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống, thao tác đầu tiên người bệnh cần tiến hành là xác định vị trí của huyệt vị và xoa bóp. Trước hết, bạn nên làm nóng và giúp các mô cơ thư giãn bằng cách:

Xoa bóp thư giãn

  • Với cơ vùng cổ: Bạn dùng các ngón tay xoa bóp, massage một lực vừa phải lên vừng cổ trong khoảng 5 phút từ dưới lên trên rồi thực hiện ngược lại từ trên xuống dưới.
  • Với cơ vùng gáy: Đan 2 bàn tay vào nhau, đặt phía sau gáy, chà xát nhẹ từ chân tóc đến vai trong 3 phút rồi dùng tay phải bấm và day vào các đốt sống cổ trong khoảng 3 phút.
  • Với vùng bả vai: Bạn nhẹ nhàng cúi đầu về phía trước, xoa bóp vùng bả vai, nắm tay thành nắm đấm, đấm nhẹ lên vùng cơ bắp vai trong khoảng 10 phút cho các cơ được giãn ra.

Xác định vị trí các huyệt

Sau khi xoa bóp, làm nóng vùng cổ vai gáy, bạn tiến hành xác định vị trí của các huyệt để tránh tình trạng tác động nhầm huyệt vị. Các huyệt có tác dụng với đốt sống cổ là:

Trước khi bấm huyệt, để tránh tác động nhầm huyệt, bạn cần xác định đúng vị trí của chúng
Trước khi bấm huyệt, để tránh tác động nhầm huyệt, bạn cần xác định đúng vị trí của chúng
  • Huyệt phong trì: Nằm phía sau mỏm xương chũm, sát với xương chẩm, ngay sau tai chỗ hõm chân tóc
  • Huyệt bách hội: Nằm ở chính giữa đỉnh đầu, điểm giao nhau của đường thẳng dọc giữa đầu với đường ngang trên đỉnh vành tai
  • Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chỗ lõm vùng bả vai, chỉ cần giơ ngang tay thì bạn sẽ thấy huyệt này ở phần lõm của vai, lúc ấn vào có cảm giác ê tức
  • Huyệt á thị: Chỉ xuất hiện ở vị trí đau, bạn xác định bằng cách dùng tay ấn nhẹ nhàng vào vùng đau, điểm cho cảm giác đau nhất là huyệt á thị
  • Huyệt hậu khê: Nằm ở chỗ lõm phía sau xương ngón và bàn của ngón út, là nơi giao nhau của da mu và gan bàn tay.

2. Tiến hành bấm huyệt

Sau khi đã xác định vị trí các huyệt đạo, bạn tiến hành bấm huyệt theo cách sau:

Với huyệt phong trì

  • Dùng 2 ngón tay bấm vào hai huyệt phong trì, các ngón tay khác ôm giữ lấy vùng đầu
  • Dùng lực hai ngón cái ấn giữ mạnh huyệt trong 1 – 2 phút đến khi thấy nóng lên
  • Bấm huyệt phong trì 7 – 8  lần/ngày để giúp giảm đau.

Bấm huyệt bách hội

  • Dùng ngón tay giữa đặt vào huyệt bách hội
  • Lấy ngón tay ấn vào huyệt khoảng 30 – 45 giây đến khi thấy tê ở da đầu
  • Thực hiện bấm huyệt khoảng 5 lần/ngày.

Bấm huyệt kiên tỉnh

  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa của bàn tay phải bấm vào huyệt phía bên trái trong 90 giây
  • Sau đó nhẹ nhàng thả ra, đổi tay và thực hiện ngược lại với huyệt còn lại
  • Lặp lại 7 – 8 lần/ngày giúp cải thiện triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống.

Bấm huyệt á thị

  • Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt á thị
  • Ấn và day nhẹ, giữ trong 30 – 45 giây
  • Thực hiện 2 bước này khoảng 5 lần/ngày. 

Bấm huyệt hậu khê

  • Dùng ngón cái của bàn tay phải ấn nhẹ nhàng vào huyệt hậu khê ở lòng bàn tay trái trong 2 phút
  • Thả tay ra, bấm ở huyệt bên phải, thực hiện 5 lần/ngày giúp giảm triệu chứng đau nhức.

3. Thư giãn sau khi bấm huyệt

Sau khi xoa bóp bấm huyệt, bạn thư giãn cơ thể để tăng hiệu quả điều trị bằng cách:

  • Cúi ngửa cổ: Ngồi thẳng lưng, từ từ cúi đầu về phía trước, đến khi cằm chạm ngực thì giữ nguyên tư thế này trong 10 – 15 giây rồi ngửa đầu ra sau hết cỡ một cách từ từ, lặp lại động tác này 5 – 7 lần
  • Kéo giãn cơ cổ: Ngồi thẳng lưng, 2 vai cân bằng, đặt tay trái lên giữ đỉnh đầu, kéo dãn về phía phải, thực hiện tương tự với bên ngược lại, lặp lại 5 – 7 lần quy trình này.

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống cổ

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống mặc dù có tác dụng tốt trong việc cải thiện lưu thông, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhưng cần thực hiện đúng quy trình đúng huyệt vị. Việc thực hiện mà chưa thấy hiệu quả đôi khi do chưa xác định đúng huyệt hoặc quá trình thực hiện vẫn còn sai sót.

Chỉ nên bấm huyệt bởi các bác sĩ, y sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản
Chỉ nên bấm huyệt bởi các bác sĩ, y sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản

Khi bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống là liệu pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ
  • Nên xoa bóp, bấm huyệt bởi y sĩ, bác sĩ được đào tạo chuyên môn y học cổ truyền, không nên tự ý thực hiện vì nếu bấm sai huyệt hoặc không đúng cách sẽ gây phản tác dụng
  • Bấm huyệt thường có tác dụng chậm, phải kiên trì áp dụng mỗi ngày, liên tục trong 1 – 2 tháng thì mới thấy hiệu quả. Trong quá trình điều trị, nên kết hợp với dùng thuốc và các liệu pháp khác
  • Khi xoa bóp, bấm huyệt, nên nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, tránh dùng lực tay quá mạnh để không làm tổn thương mô mềm và các bộ phận khác
  • Với người trên 50 tuổi, trước khi bấm huyệt cần kiểm tra mật độ xương vì những đối tượng này có tỷ lệ loãng xương cao
  • Không áp dụng cho người bị chấn thương vùng cổ, nhiễm khuẩn, sưng tấy, lở loét, không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trên đây là một số thông tin về liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh việc hỗ trợ giảm đau bằng xoa bóp, bấm huyệt, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ, thường xuyên thăm khám chuyên khoa xương khớp để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt, giấm gạo và ngải cứu

8 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt hay nhất

Hiện nay, trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt. Tuy nhiên, phương pháp này liệu có...

Bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa cột sống sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đây là...

Cảnh giác chứng thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi

Thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi là căn bệnh phổ biến hiện nay. Hầu hết những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều gặp phải các triệu...

Tổng quan về phương pháp mổ thoái hóa cột sống

Mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?

Nhờ vào sự phát triển toàn diện và vượt bậc của ngành y học hiện đại, hiện nay, có nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống khác nhau như:...

Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt và an toàn?

Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt và an toàn?

Thoái hóa cột sống cổ là vấn đề xương khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên. Nhiều bệnh nhân băn khoăn: "Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu...

Rượu tỏi là một trong những bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng

Mẹo dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống tại nhà

Tỏi là vị thuốc có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn