Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Chắc chắn rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ là việc làm cần thiết trong suốt quá trình trẻ phát triển. Điều này sẽ giúp bố mẹ biết được con có đang thừa hay thiếu cân, cao hay thấp và từ đó sẽ điều chỉnh cách chăm sóc cho khoa học hơn qua từng giai đoạn. Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng bố mẹ nên tham khảo.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng của trẻ: Có 3 cột chính là cột “Bé trai”, “Tháng tuổi” và cột “Bé gái”. Bố mẹ chỉ cần gióng hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của trẻ là sẽ xem được kết quả chính xác,

Theo đó:

  • TB: Đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
  • Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khi thấy mức cân nặng và chiều cao của con có sự chênh lệch đôi chút so với Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong những tháng tiếp theo, quan trọng là bố mẹ chăm sóc trẻ kỹ càng, ăn uống đầy đủ, trẻ vẫn khỏe mạnh không bị bệnh là được. 

Cách xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi hay không?

Theo định nghĩa thì suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi tức là cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức cân nặng, chiều cao chuẩn mà các tổ chức Y tế đưa ra,.

Đối với trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi: nếu được xác định suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sẽ thông qua 3 chỉ số sau:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi: Nếu < – 2SD tức là trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình => Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi: Nếu < – 2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao: Nếu < – 2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (tức là suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Đối với trẻ từ 5 – 18 tuổi: Xác định tình trạng liệu trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không bằng công thức:

Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

  • Nếu chỉ số BMI < – 2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
  • Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình): trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và gái

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi đo nằm bằng thước đo chuyên dụng

  • Cho trẻ nằm ngửa sao cho đầu trẻ chạm sát đến một cạnh của thước đo.
  • Một tay giữ cho đầu trẻ thẳng sao cho mắt nhìn lên trần nhà.
  • Một người giữ cho 2 đầu gối của trẻ thẳng ra và kéo mảnh gỗ để áp sát vào 2 gót bàn chân thẳng đứng
  • Sau đó đọc và ghi kết quả gồm số cm và số lẻ.

Lưu ý: Khuyến khích nên đo chiều cao cho trẻ mỗi tháng 1 lần trong 1 năm đầu tiên.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi
Đo chiều cao và cân nặng cho trẻ là điều cần thiết để điều chỉnh cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất

Đối với trẻ trên 2 tuổi đo đứng bằng thước đo chiều cao cố định đóng vào tường

  • Cho trẻ đứng sát vào tường, nơi có thước đo được để sẵn.
  • Đảm bảo thước đo phải cố định, thẳng và vuông góc, vạch số 0 phải sát với sàn nhà.
  • Khi đo trẻ không mang giày dép, đứng thẳng người và lưng áp sát vào tường.
  • Cả hai vai, mông, bắp chân, gót chân cũng phải áp sát vào tường.
  • Mắt nhìn thẳng về phía trước, 2 tay áp vào 2 bên đùi.
  • Người đo sẽ dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu trẻ sao cho vuông góc với thước đo.
  • Đọc và ghi kết quả gồm số cm và số lẻ.

Sau khi có kết quả chiều cao của trẻ thì tra cứu trực tiếp trên Bảng chiều cao và cân nặng cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng để xác định liệu trẻ có bị thấp quá hay cao quá so với tiêu chuẩn hay không.

Hướng dẫn cách đo cân nặng để tra cứu bảng cân nặng của trẻ

Có rất nhiều loại cân có thể dùng để cân trẻ. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình mà sẽ chọn loại cân khác nhau như: cân treo, cân đòn, cân lòng máng, cân điện tử, cân đồng hồ. Với cách đo này, các mẹ cần phải lưu ý phải điều chỉnh cân có độ nhạy chính xác (thường độ chia tối thiểu phải là 0,1kg).

Cách đo như sau:

  • Đặt cân ở vị trí rộng rãi, thoáng mát, kín gió và có ánh sáng tốt.
  • Nếu sử dụng bàn cân thì đặt ở nơi bằng phẳng và chắc chắn để thuận tiện cho trẻ bước lên xuống.
  • Nếu là cân treo đồng hồ, cân đòn treo thì phải treo ở vị trí chắc chắn, điều chỉnh cho mặt cân ngang tầm mắt của người đo. Dây treo phải thật chắc để tránh rủi ro.
  • Chỉnh về số 0 hoặc vị trí cân bằng sau mỗi lần cân để kiểm tra độ chính xác.
  • Tốt nhất nên cân vào buổi sáng, lúc trẻ vừa ngủ dậy, chưa ăn gì và đã đi tiểu tiện rồi. Có như vậy thì mới cân được con số chính xác nhất.
  • Khi cân thì bỏ giày dép, mũ và những vật không cần thiết khác trên người trẻ, chỉ cho trẻ mặc quần áo đơn giản.
  • Người đọc kết quả phải nhìn thẳng chính giữa mặt cân, chỉ đọc kết quả khi cân đã thăng bằng và ghi số cân kg với số lẻ.

Khi đã có kết quả cân năng của trẻ thì bố mẹ có thể tra cứu trực tiếp trên Bảng chiều cao và cân nặng cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng để biết được cân nặng của trẻ có đang ở mức bình thường hay không.

Sự phát triển về mặt thể chất của trẻ từ 0 – 10 tuổi

Ở mỗi giai đoạn khác nhau trẻ sẽ có những sự phát triển và đặc điểm riêng. Cụ thể như:

  • Trẻ mới sinh: Những đứa trẻ vừa chào đời thường sẽ có chiều dài trung bình là 50cm, nặng từ 2,9  3,8kg. Ngoài ra, theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé gái trung bình là 33,8cm và của bé trai là 34.3cm.
  • Khi trẻ được khoảng 4 ngày tuổi thì cân nặng của trẻ sẽ giảm xuống từ 5 – 10% so với lúc vừa chào đời. Nguyên nhân là do trẻ bị mất nước và dịch trong cơ thể thông qua quá trình trẻ tiểu tiện và đi ngoài.
  • Trẻ từ 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sẽ tăng rất nhanh. Trung bình mỗi ngày sẽ tăng từ 15 – 28g và trẻ sẽ lấy lại cân nặng như lúc mới sinh chỉ sau 2 tuần tuổi.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Cứ mỗi 2 tuần, trung bình trẻ sẽ tăng khoảng 225g. Khi bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc cân nặng của trẻ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Cân nặng của trẻ tiếp tục tăng khoảng 500g mỗi tháng và nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì những đứa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì cân nặng sẽ tăng ít hơn so với mốc này. Cũng trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu có những hoạt động tích cực hơn khi biết bò, trườn, thậm chí là mon men tập đi. Nhờ vậy mà chiều cao của trẻ khi vừa tròn 1 tuổi sẽ đạt trung bình khoảng 72 – 76cm.
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi
Ở từng giai đoạn khác nhau trẻ sẽ có những sự phát triển và thay đổi thể chất riêng biệt
  • Trẻ tròn 1 tuổi: Đến giai đoạn này, sự phát triển của trẻ không còn tăng không phanh như trước nữa mà bắt đầu chậm lại. Cân nặng của trẻ vẫn sẽ tăng đều khoảng 225g và chiều cao thì khoảng 1,2cm mỗi tháng.
  • Trẻ 2 tuổi: Trẻ bắt đầu cao thêm khoảng 10 – 12cm mỗi năm và cân nặng thì tăng thêm khoảng 2,5kg so với thời điểm 1 tuổi. Cũng vào thời điểm này mà bác sĩ sẽ có những cơ sở để đánh giá chính xác hơn về chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ sau này.
  • Trẻ 3 – 4 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu đi nhà trẻ, được hoạt động nhiều hơn. Vì thế nên các chuyên gia đánh giá rằng lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở vùng mặt sẽ giảm đi. Nhưng ngược lại, tay chân trẻ sẽ phát triển hơn so với thời điểm trước nên nhìn trẻ sẽ cao và gọn hơn.
  • Trẻ từ 5 tuổi trở đi: Bắt đầu từ 5 tuổi trở đi cho đến thời điểm trẻ dậy thì chính là lúc mà chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh, trung bình mỗi năm sẽ tăng từ 6 – 7cm. Đối với các bé gái thì thường sẽ đạt được chiều cao tối đa sau khoảng 2 năm kể từ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Còn các bé trai thì cũng sẽ đạt được chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành là vào năm 17 tuổi.

Một số những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Không bậc phụ huynh nào không mong muốn con mình khỏe mạnh và đạt được những cân nặng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên biết có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ.

Yếu tố gen di truyền

Theo các nhà khoa học, khi một bào thai hình thành cũng đồng nghĩa với việc nó được thừa hưởng hầu hết các gen của bố và mẹ. Chính vì vậy, chiều cao và cân nặng của trẻ cũng phụ thuốc khá nhiều vào chiều cao và cân nặng của bố mẹ. Đây chính là yếu tố di truyền theo thế hệ, yếu tố này quyết định đến 23% chiều cao của trẻ sau này.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu của American Journal of Human Biology thì cân nặng, lượng mỡ thừa trong cơ thể bố mẹ và nhóm máu cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Sức khỏe và tâm lý của người mẹ

Bắt đầu từ khi bào thai hình thành, từng ngày từng ngày phát triển cho đến khi trẻ chào đời thì mẹ và trẻ đã có một mối liên hệ rất chặt chẽ. Sức khỏe và tinh thần của người trong suốt quãng thời gian dài này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Chẳng hạn như trong quá trình mang thai người mẹ ăn uống đủ chất, vận động lành mạnh thì đứa trẻ sẽ nhận được đủ chất và phát triển toàn diện hơn. Chính vì vậy, khi mang thai và sau sinh mẹ cần ăn uống đầy đủ, đủ bữa sáng, trưa, tối và các bữa phụ, đủ chất như canxi, sắt, DHA, axit folic…và đủ lượng trong mỗi bữa. Có như vậy thì cân nặng và chiều cao của trẻ cũng sẽ được cải thiện và phát huy tốt nhất.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi
Sức khỏe và tâm lý của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này

Về mặt tâm lý cũng rất quan trọng, nếu tinh thần của người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai được thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ có tâm lý tốt. Còn ngược lại, những mẹ bầu luôn âu lo, căng thẳng thì trẻ sinh ra sẽ có những vấn đề về thể chất và tâm lý, cụ thể là việc tư duy và chậm các kỹ năng vận động. Từ đó, chiều cao và cân nặng của trẻ cũng sẽ bị ức chế phát triển.

Sự chăm sóc của bố mẹ dành cho trẻ

Theo nghiên cứu của Viện Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và sự phát triển của con người (Mỹ) thì đối với trẻ từ thời điểm sơ sinh cho đến giai đoạn dậy thì thì sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi của người chăm sóc trực tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn để sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như hành vi của trẻ trong tương lai.

Ảnh hưởng của bệnh tật

Những trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc các bệnh lý mạn tính hay khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Ngoài ra, những trẻ đã từng trải qua những cuộc phẫu thuật lớn cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về phát triển thể chất sau này.

Chẳng hạn như trường hợp các bé mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (đây là một dạng thiếu máu do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy cho cơ thể) trong giai đoạn từ 8 – 19 tuổi sẽ rất nhẹ cân và thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa.

Do chế độ dinh dưỡng và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh

Sau khi trải qua giai đoạn sơ sinh và trẻ không còn bú sữa mẹ nữa thì khi chuyển qua ăn uống như người lớn bắt buộc bố mẹ phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Có như vậy, mới đảm bảo được cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển đúng chuẩn.

Một số chất quan trọng cần được bổ sung đầy đủ như canxi, axit folic, vitamin D, protein, chất béo, chất xơ, sắt…Đây là những chất sẽ hỗ trợ vào quá trình phát triển khung xương của trẻ, giúp trẻ có một khung xương chắc chắn, đầy đủ, từ đó cân nặng và chiều cao của trẻ cũng tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, môi trường sống cũng phải đảm bảo trong lành, không có ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước hay tiếng ồn. Những yếu tố tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Quá trình vận động và tập thể thao

Chắc chắn một điều rằng hầu hết tất cả những đứa trẻ thường xuyên vận động và tập luyện thể thao sẽ có một chiều cao và cân nặng tốt hơn so với những trẻ ít vận động.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi
Những đứa trẻ vận động và tập luyện thể thao từ khi còn nhỏ sẽ có chiều cao và cân nặng vượt trội hơn bình thường

Chính vì thế, thay vì chỉ cho trẻ ở nhà ngồi một chỗ xem tivi, bấm điện thoại, chơi game thì bố mẹ nên tạo cho trẻ không gian và thời gian chơi thể thao. Có thể cân nhắc các môn thể thao giúp cải thiện chiều cao như bóng rổ, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, đạp xe…

Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, không thức khuya vì giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.. Theo nghiên cứu thì những đứa trẻ ngủ sớm sẽ giúp kích thích phát triển chiều cao và khung xương tốt hơn so với những đứa trẻ thức khuya.

Có thể thấy rằng, việc phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ theo đúng tiêu chuẩn là điều kiện cần để biết được trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa đủ, bố mẹ cần phải hết sức chú ý gợi mở cho trẻ thói quen tập luyện, giúp trẻ có một đời sống tinh thần thoải mái, an tâm học tập. Có như vậy trẻ sẽ phát triển cả về trí não và thể chất một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Nước tắm trẻ em Amibebe: Công dụng, thành phần, giá bán

Nước tắm trẻ em Amibebe là sản phẩm hỗ trợ - điều trị các vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như rôm sảy,...

Vì sao khi mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều loại hạt dinh dưỡng?

Top 15 loại hạt giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi nên bổ sung

Trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ sẽ cảm thấy đói liên tục. 15 loại hạt giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi dưới đây sẽ...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và lưu ý

Đau và sốt là tình trạng thường hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ...

Top 10 loại sữa tắm trị rôm sảy an toàn dịu nhẹ cho bé

Sử dụng sữa tắm trị rôm sảy cho bé có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước,... Tuy nhiên, làn da...

TOP 10 Sữa tăng chiều cao cho bé được nhiều mẹ đánh giá tốt

Các loại sữa tăng chiều cao cho bé thường được bổ sung thêm vitamin D, canxi, phốt pho và một số thành phần cần thiết cho quá trình khoáng hóa...

Bình luận (2)

  1. VŨ XUÂN LONG, 0914922585 says: Trả lời

    CẢM ƠN VÀ BIẾT ƠN QUÝ ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN!
    BÀI VIẾT NÀY RẤT HAY VÀ Ý NGHĨA! TÔI CÓ THỂ SỬ DỤNG BÀI VIẾT NÀY ĐỂ LAN TỎA (PHI LỢI NHUẬN) CHO CỘNG ĐỒNG, NHỮNG NGƯỜI YÊU SỨC KHỎE VÀ THÍCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC (THÔNG QUA FACEBOOOK, ZALO, YOUTUBE, ….) ĐƯỢC CHỨ Ạ?
    TRÂN TRỌNG!

    1. Phong Vũ says: Trả lời

      Dạ, được anh nhé !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn