Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Có ảnh hưởng gì không?
Nội Dung Bài Viết
Bé bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Vàng da là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó có thể biến mất sau đó từ 1 đến 2 tuần khi bé chào đời. Tùy vào tình trạng và mức độ vàng da, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Phương pháp chiếu đèn sẽ được áp dụng dựa trên những chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé khi nào?
Chiều đèn là phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến. Thông thường, tình trạng vàng da sẽ xuất hiện kể từ ngày thứ 2 khi em bé chào đời. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ có sự thay đổi. Cụ thể, nồng độ bilirubin trong máu trẻ tăng cao đột ngột khiến da và niêm mạc chuyển sang màu vàng.
Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vàng da cho bé dựa trên tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, biện pháp tác động bên ngoài này chỉ phù hợp nếu trường hợp bé chưa xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Ngoài ra, chiếu đèn sẽ được áp dụng kể cả dự phòng vàng da đối với những bé sinh non tháng, có sọ to hoặc tán huyết,…
Các bước tiến hàng chiếu đèn điều trị vàng da cho bé sẽ được thực hiện như sau:
- Bác sĩ đặt bé nằm trong một chiếc giường. Mắt và bộ phận sinh dục được đeo bảo hộ. Thông thường trẻ sẽ được sử dụng bịt mắt và chỉ mặc tã khi thực hiện chiếu đèn.
- Ánh sáng xanh được sử dụng có bước sóng từ 400mm đến 500mm. Nếu cần thiết, con số này sẽ được điều chỉnh lên 450mm đến 560mm, chiếu trực tiếp vào toàn bộ cơ thể bé.
- Lúc này, ánh sáng xanh sẽ có nhiệm vụ đi vào bên trong cơ thể, xuyên qua lớp da và tác động đến các bilirubin. Chuyển hóa các độc tố trở thành những đồng phân hoặc quang oxy để chúng dễ dàng hòa tan hơn trong nước. Thông qua đó, độc tố sẽ dần dần được đào thải bởi gan và đi ra ngoài bằng đường tiểu.
Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu?
Vậy, nếu bé bị vàng da sẽ được chiếu đèn trong bao lâu? Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của trẻ để điều chỉnh thời gian chiếu đèn phù hợp. Tùy vào từng em bé mà phác đồ điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau. Một vài trường hợp việc chiếu đèn sẽ không liên tục. Trong khi đó, một vài bé sẽ phải chiếu đèn thường xuyên dựa theo mức độ nặng hay nhẹ.
Những em bé sinh tròn tháng thông thường sẽ được chiếu đèn theo chu kỳ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, trẻ có thể trở về phòng và bú mẹ bình thường. Em bé của bạn có thể được chiếu đèn tại phòng riêng hoặc chiếu đèn chung với các bé khác trong lồng ấp. Bác sĩ sẽ theo dõi và có những chỉ định phù hợp giúp việc điều trị nhanh chóng hơn.
Theo thống kê, thời gian em bé bị vàng da điều trị bằng phương pháp chiếu đèn có thể kéo dài trong 3 đến 15 ngày. Khi đã hoàn tất điều trị, da trẻ sẽ dần trở lại bình thường và em bé vẫn đảm bảo được phát triển khỏe mạnh.
Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé có ảnh hưởng gì không?
Chiếu đèn là biện pháp điều trị vàng da phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nó vẫn có một vài tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người thực hiện cũng như gia đình phải đặc biệt lưu ý. Kịp thời phát hiện ra những bất thường của trẻ để điều chỉnh sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Một số vấn đề có thể phát sinh khi chiếu đèn như:
- Ánh sáng xanh khi chiếu trực tiếp vào cơ thể trẻ có thể gây rối loạn thân nhiệt. Lúc này, thân nhiệt của trẻ có thể tăng cao hoặc tụt giảm bất thường.
- Trẻ bị kích thích khiến việc đại tiện ra phân lỏng.
- Bước sóng của ánh sáng xanh có thể khiến da trẻ nổi mẩn đỏ.
- Mắt trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh. Do đó, thông thường để đảm bảo an toàn, người thực hiện chiếu đèn sẽ đeo bịt mắt sẫm màu để bảo vệ mắt cho trẻ.
- Bên cạnh đó, bộ phận sinh dục đặc biệt là bé trai có thể bị ảnh hưởng khi chiếu ánh sáng xanh trong thời gian dài (teo tinh hoàn). Do đó, các em bé sẽ được mặc tã khi chiếu đèn để đảm bảo an toàn.
- Trẻ có thể bị mất nước khi chiếu đèn điều trị vàng da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, các bác sĩ sẽ tư vấn điều chỉnh để giúp bé bù đắp được lượng nước mất đi.
- Chiếu đèn trong thời gian dài, ở cường độ tương đối cao có thể khiến da bé bị bỏng. Chính vì thế, người thực hiện nên chú ý đến khoảng cách giữa đèn và trẻ, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn này.
Phương pháp chiếu đèn khi bé bị vàng da được thực hiện bao lâu sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cụ thể. Khi nồng độ bilirubin trong cơ thể trẻ giảm xuống tới mức ổn định, việc chiếu đèn sẽ kết thúc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Một vài lưu ý khi chiếu đèn điều trị vàng da cho bé
Dưới đây là một số lưu ý để việc chiếu đèn trị vàng da cho bé diễn ra thuận lợi và an toàn nhất, hạn chế các tác dụng phụ:
- Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ vàng da, mẹ nên báo với bác sĩ để được thực hiện điều trị. Việc chiếu đèn càng sớm sẽ giúp bé phòng tránh được các nguy cơ.
- Trường hợp em bé bị vàng da do bệnh lý, chưa phát những triệu chứng nặng, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ được thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng. Việc này sẽ giúp bé được gần mẹ và nhận được sự theo dõi tốt nhất của bác sĩ và các y tá.
- Trẻ sẽ mất nước hơn trong quá trình chiếu đèn, do đó mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường. Đây là biện pháp cung cấp nước và chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ giai đoạn nhũ nhi.
- Tuy phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, có hiệu quả tốt, chi phí không quá đắt đỏ,…Nhưng để đảm bảo an toàn và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ, bạn nên chọn lựa địa chỉ y tế uy tín và chất lượng nhất. Việc đảm bảo trang thiết bị đạt chuẩn, người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, giảm thiểu các nguy cơ.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc: “Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu?”. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này. Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ nhỏ, gia đình nên theo dõi và có những kiểm tra cơ bản, giúp phát hiện và điều trị sớm những bất ổn cho bé. Phòng tránh những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra, giúp trẻ phát triển được bình thường và khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!