Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Bệnh chàm ở Tay – Chân: Cách chữa trị và chăm sóc

Tương tự các thể chàm khác, bệnh chàm ở tay và chân không thể chữa trị hoàn toàn. Để kiểm soát bệnh, cần áp dụng các phương pháp điều trị (dùng thuốc, quang hóa trị liệu, biện pháp hỗ trợ tại nhà) kết hợp với chế độ chăm sóc và phòng ngừa khoa học.

cách trị bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm ở tay và chân tương đối lành tính nhưng thường dai dẳng, dễ tái phát và khó điều trị

Bệnh chàm ở tay chân & Dấu hiệu nhận biết

Bệnh chàm là một dạng tổn thương mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, dày sừng và ngứa ngáy. Tổn thương do chàm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng gặp nhiều nhất ở tay và chân.

Tay và chân là những vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên. Do đó lớp sừng của da thường bị hư hại, tổn thương, dẫn đến tình trạng suy giảm hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện cho dị nguyên thâm nhập và gây ra tổn thương dạng chàm.

Hiện tại căn nguyên của bệnh chàm vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên thông qua nghiên cứu mô bệnh học, dịch tễ học và một số xét nghiệm cận lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có cơ chế miễn dịch dị ứng dưới tác động của các yếu tố cộng hưởng và kích thích như hóa chất, thức ăn, thuốc, tâm lý căng thẳng,…

Bệnh chàm ở tay – chân tương đối lành tính và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.

cách trị bệnh chàm ở chân
Chàm ở chân đặc trưng bởi tình trạng da dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy kéo dài

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh chàm ở tay và chân, bao gồm:

  • Da nổi đám tổn thương có màu hồng hoặc đỏ, hơi phù nề và có ranh giới rõ so với vùng da lành
  • Tổn thương da gây đau rát nhẹ kèm ngứa ngáy
  • Bề mặt tổn thương da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ
  • Sau đó mụn nước vỡ, rỉ dịch và khô lại thành vảy tiết
  • Một thời gian sau, da hình thành tổn thương mãn tính (da khô, dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội)
  • Ở một số trường hợp, chàm da tay và chân có thể ăn mòn và gây hư hại móng

Nguyên nhân gây chàm ở tay – chân

Như đã đề cập, cơ chế gây bệnh chàm rất phức tạp và có nhiều điểm chưa được làm rõ. Tuy nhiên qua thống kê, các bác sĩ Da liễu nhận thấy bệnh có thể khởi phát do các nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy sau:

cách trị bệnh chàm ở chân
Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa,… là yếu tố thúc đẩy bệnh chàm tay và chân bùng phát
  • Di truyền: Trên thực tế, người bị bệnh chàm tay và chân thường có người thân cận huyết mắc các bệnh da liễu như bệnh chàm eczema, vảy nến, á sừng,…
  • Đặc điểm da: Nghiên cứu mô bệnh học ở bệnh nhân chàm nhận thấy, lớp sừng của da có hiện tượng thiếu hụt filaggrin – một loại protein quan trọng, có tác dụng giữ ẩm và ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Hầu hết các trường hợp khởi phát chàm ở tay và chân đều xảy ra do tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, dung môi công nghiệp, nọc độc côn trùng, mủ thực vật, xà phòng,… Các dị nguyên này kích thích phản ứng dị ứng, dẫn đến tình trạng tăng kháng nguyên, phóng thích histamine vào da và gây ra tổn thương lâm sàng.
  • Nhiễm nấm men: Tay và chân là vị trí dễ nhiễm nấm do có hoạt động bài tiết dầu và mật độ tiếp xúc cao. Nấm men thường phát triển ở lớp thượng bì, sau đó tạo ra các chất chuyển hóa, kích thích phản ứng viêm và gây tổn thương da. Tác động từ nấm men có thể thúc đẩy hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Tác động cơ học: Bên cạnh đó, bệnh chàm ở tay và chân có thể khởi phát do các tác động cơ học như ma sát, cào gãi, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố khác như thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh da kém, rối loạn nội tiết, căng thẳng, tâm lý bất ổn,…

Chàm ở tay – chân có nguy hiểm không?

Bệnh chàm ở tay và chân tương đối lành tính, hầu như chỉ gây tổn thương ngoài da và hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh có tính chất dai dẳng, khó điều trị và rất dễ bùng phát trở lại.

Tổn thương da tái đi tái lại và gây ngứa ngáy kéo dài có thể kích thích phản ứng chà xát, gãi cào và gây ra các biến chứng như:

  • Lichen hóa: Lichen hóa là hiện tượng tổn thương do chàm bị thâm nhiễm, xuất hiện nhiều vết nứt, ngứa ngáy kéo dài và có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh. So với tổn thương mới khởi phát, tổn thương ở dạng lichen hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và chức năng thẩm mỹ của da.
  • Biến dạng móng: Chàm ở tay và chân có thể lan tỏa đến vùng da ở xung quanh móng khiến móng đổi màu, giòn, đục và dễ gãy. Hơn nữa, tổn thương do chàm còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây ra bệnh nấm móng.
  • Bội nhiễm: Bội nhiễm là tình trạng tổn thương do chàm bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Do có tần suất tiếp xúc cao nên vùng da ở tay và chân thường có nguy cơ bội nhiễm cao hơn các vùng da thông thường.

Hướng dẫn điều trị bệnh chàm ở tay – chân

Bệnh chàm ở tay và chân có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy bạn cần tích cực điều trị và chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Một số biện pháp điều trị bệnh chàm tay và chân được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Chế độ chăm sóc khoa học

Chàm da nói chung và bệnh chàm ở tay – chân nói riêng đều có cơ chế phức tạp. Vì vậy cần chú ý chăm sóc da đúng cách nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm mức độ tổn thương và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng.

cách điều trị bệnh chàm ở chân
Nên dưỡng ẩm đều đặn 2 – 4 lần/ ngày và tránh sử dụng xà phòng có độ pH cao

Các biện pháp chăm sóc da tay và chân bị chàm, bao gồm:

  • Tránh sử dụng các loại xà phòng có độ pH cao và chứa nhiều thành phần kích ứng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm có độ pH cân bằng, thành phần an toàn, dịu nhẹ và ít kích ứng.
  • Dưỡng ẩm cho da từ 2 – 4 lần/ ngày. Thói quen này giúp giảm tình trạng da khô, phục hồi màng lipid trên bề mặt và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây dị ứng.
  • Sử dụng bao tay và mang ủng khi tiếp xúc với các chất dị ứng.
  • Mang vớ và bao tay khi thời tiết chuyển lạnh nhằm giữ ấm cơ thể và hạn chế tình trạng thoát hơi nước.
  • Tránh mang giày chật hoặc giày có chất liệu dày, cứng và bí.
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh để giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Hạn chế sơn móng và đeo trang sức kim loại trong thời gian bệnh bùng phát mạnh.

2. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tổn thương da và ngăn ngừa biến chứng.

cách điều trị bệnh chàm ở chân
Các loại thuốc được dùng trong điều trị chàm ở tay và chân bao gồm thuốc corticoid, kháng nấm,…

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh chàm tay và chân, bao gồm:

  • Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi corticoid được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm và các bệnh da liễu mãn tính. Thuốc có tác dụng giảm viêm da, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch tại vùng da được sử dụng. Tuy nhiên để tránh các tác dụng không mong muốn, cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc theo từng vùng da cụ thể và chỉ được dùng tối đa trong 20 ngày.
  • Thuốc kháng histamine H1: Bệnh chàm đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy – triệu chứng có thể kéo dài từ giai đoạn cấp đến giai đoạn mãn tính. Để kiểm soát triệu chứng này, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc kháng histamine H1tổng hợp như Loratadin, Chlorpheniramine,…
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này thường được sử dụng xen kẽ với corticoid nhằm hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn tổng hợp cytokine (thành phần tiền gây viêm), kích hoạt bạch cầu trung tính, ức chế hoạt tính của calcineurin và tế bào mast, từ đó làm giảm tổn thương da và các triệu chứng cơ năng của bệnh.
  • Thuốc kháng nấm: Da tay và chân có thể bị nhiễm nấm Candida hoặc nấm Malassezia. Vì vậy trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc dạng uống như Griseofulvin, Clotrimazole, Ketoconazole,…

Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ có thể cân nhắc về khả năng đáp ứng, mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe của từng trường hợp và chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc corticoid dạng uống, thuốc kháng sinh, kẽm oxit, thuốc bôi chứa axit salicylic, thuốc tím,…

Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh chàm chỉ có tác dụng làm giảm tổn thương lâm sàng, không có khả năng ngăn ngừa tái phát và không tác động đến căn nguyên của bệnh. Chính vì vậy, cần tránh tình trạng lạm dụng thuốc và chỉ nên sử dụng khi cần thiết.

3. Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là biện pháp sử dụng tia UV nhân tạo nhằm tiêu diệt các tế bào sừng tăng trưởng bất thường, ức chế chất gây viêm và cải thiện các triệu chứng do chàm gây ra.

Tương tự việc sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên liệu pháp này tương đối an toàn, cho hiệu quả rõ rệt và có thể làm giảm tác dụng phụ do lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

4. Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài các phương pháp y tế, bạn có thể làm giảm tình trạng da tay và chân khô ráp, nứt nẻ, viêm và ngứa ngáy với một số biện pháp hỗ trợ như:

cách trị bệnh chàm ở tay
Tinh dầu tự nhiên có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da, hỗ trợ loại bỏ tế bào sừng và giảm viêm 
  • Dùng tinh dầu thiên nhiên: Các tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, dầu mù u,… đều chứa nhiều axit béo, polyphenol và chất chống oxy hóa. Các thành phần này giúp duy trì độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và bong tróc. Do đó bạn có thể tận dụng tinh dầu để dưỡng ẩm da và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Ngâm bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó avenanthramide và axit ferulic. Các thành phần này có tác dụng ức chế gốc tự do, giảm viêm da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Để khắc phục tổn thương do chàm ở tay và chân, nên cho 2 thìa bột yến mạch vào nước ấm và dùng để ngâm rửa vùng da tổn thương.
  • Gel nha đam: Gel nha đam chứa hơn 80% nước và các axit amin, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thành phần trong thảo dược này giúp làm ẩm da, giảm ngứa và cải thiện tình trạng dày sừng do chàm. Bạn có thể sử dụng đơn lẻ gel nha đam như một loại kem dưỡng hoặc kết hợp với tinh dầu tự nhiên, mật ong,… để tăng tác dụng điều trị.

Phòng ngừa bệnh chàm ở tay và chân tái phát

Bệnh chàm ở tay và chân có khả năng tái phát cao. Do đó sau khi kiểm soát các triệu chứng trên da, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát như:

bệnh chàm ở tay chân
Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với côn trùng và mủ thực vật
  • Tránh để da tay và da chân tiếp xúc với các chất gây dị ứng như sơn móng, kim loại, hóa chất, chất tẩy rửa, ma sát, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Vệ sinh da thường xuyên, tránh để da đổ nhiều mồ hôi và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
  • Dưỡng ẩm đều đặn giúp làn da khỏe mạnh, giảm khô ráp và nứt nẻ.
  • Giữ ấm cơ thể, mang bao tay, vớ, uống nhiều nước và sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Mặc quần áo và mang giày dép có chất liệu mềm, thấm hút và kích cỡ phù hợp.
  • Khi tiếp xúc với côn trùng và mủ thực vật, nên rửa sạch tay với nước và xà phòng để tránh bệnh chàm bùng phát.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch và kiểm soát căng thẳng.

Bệnh chàm ở tay và chân có tính chất mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Do đó bên cạnh các phương pháp điều trị (sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu,…), bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tham khảo thêm: Bị chàm khô ở đầu ngón tay làm sao nhanh khỏi?

Cùng chuyên mục

3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)

Sử dụng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần...

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Cách chữa trị này có thể cải thiện được tình...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn