Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Chàm bìu là gì, ai hay bị? Dấu hiệu và cách trị bệnh

Bệnh chàm sữa (Lác sữa) ở trẻ – Dấu hiệu và điều trị

Chàm sữa hay lác sữa là một dạng tổn thương da mãn tính xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này lại khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu do một số vùng da bị nứt nẻ, khô căng thậm chí là chảy máu. Chàm sữa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác như vảy phấn trắng, mề đay, chốc lở… Do đó các bậc cha mẹ cần có kiến thức về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và có biện pháp xử lý, chăm sóc phù hợp cho bé yêu nhà mình.

Nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ em

Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa, chàm thể tạng, viêm da thể tạng, viêm da cơ địa. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, là một dạng viêm da mãn tính, không phải bệnh lây nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần không khỏi. Chàm sữa là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ, rất khó điều trị dứt điểm.

Dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng chàm sữa có thể xuất phát từ:

  • Do cơ địa của bé dễ dị ứng hoặc do gia đình có tiền sử mắc dị ứng da, mề đay mẩn ngứa hoặc từng có người mắc bệnh hen suyễn
  • Do bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ. Thường thì nếu mẹ ăn nhiều đồ hải sản, giàu đạm, đồ tanh khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng với các protein lạ trong nguồn sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm.
  • Do các tác nhân bên ngoài như lông chó mèo, khói bụi, thời tiết, chất lượng không khí hoặc do đồ chơi, chỗ ngủ của bé không được vệ sinh kỹ từ đó gây ra bệnh chàm.

Dấu hiệu nhận biết

Như đã đề cập, chàm sữa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác như chốc lây, vảy phấn trắng, mề đay… Do đó, mẹ cần nhận biết bệnh qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây: 

  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là da bé bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ hay còn gọi là các mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti. Khi sờ vào có cảm giác thô ráp, da đóng vảy không còn mịn màng như trước nữa.
  • Vị trí thường gặp là 2 bên má, thường xuất hiện đối xứng nhau, nếu không kịp thời phát hiện có thể lan ra đầu, cổ, tay chân và cả thân mình. Đặc biệt, khác với các bệnh khác, vùng tã lót và vùng nách của bé thường không bị ảnh hưởng. 
  • Biểu hiện đặc trưng của bệnh là gây ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra.
  • Nếu mẹ không vệ sinh da bé cẩn thận, vùng da bị chàm có thể bị chảy máu. Thêm vào đó, ki các mụn nước vỡ ra sẽ gây bết dính lên vùng chàm tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
  • Sau 1 tuần khi xuất hiện, da non bắt đầu tái tạo khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế, bé thường xuyên quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc. 

Phân loại bệnh chàm sữa ở trẻ

Bệnh chàm sữa ở trẻ em được phân thành 3 loại sau đây:

  • Chàm sữa cấp tính: Khi mắc bệnh chàm sữa cấp tính, trẻ có các triệu chứng như nổi mụn nước, bóng nước, xuất hiện ban màu hồng trên 1 vùng da, sau vài ngày có thể xuất hiện tình trạng rỉ dịch, đóng vảy kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm sữa mạn tính: Da trẻ kết thành các mảng dày khô ráp, tróc vảy, xuất hiện nhiều rãnh ngang dọc, da đổi sắc tố sau khi viêm khiến trẻ vô cùng ngứa rát thậm chí còn rỉ máu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Chàm sữa bán cấp: Là loại nằm ở giai đoạn chuyển tiếp giữa bệnh chàm sữa cấp tính và mạn tính. 

Bệnh chàm sữa nếu không kịp thời nhận biết và điều trị, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu biến chứng như viêm da mụn mủ dạng thủy đậu, chàm bị chốc hóa. Bệnh chàm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu nắm được các triệu chứng của các bệnh này thì không khó để mẹ sớm phát hiện. Cụ thể:

  • Mề đay mặt: Nổi sẩn đỏ rải rác, không đối xứng
  • Chốc lây: Da nổi mụn nước, bóng nước, chỉ sau vài ngày sẽ nhanh chóng thành mụn mủ, vỡ ra, khô lại, bên ngoài có lớp vảy màu vàng mật ong.
  • Vảy phấn trắng: Làm giảm sắc tố da ở má, tay, thân trên khiến vùng da này có màu trắng phân biệt rõ ràng với các vùng da khác,. 

Cách điều trị bệnh chàm sữa

Dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làm giảm tần suất tái phát của bệnh
Dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làm giảm tần suất tái phát của bệnh

Chàm sữa là một dạng viêm da mạn tính, thường chỉ xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ và tự biến mất khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp bệnh xuất hiện biến chứng, kéo dài với các biểu hiện nặng nề, khi trẻ lớn bệnh dễ tái phát lại. Có nhiều cách điều trị bệnh chàm sữa như:

  • Dưỡng ẩm cho da: Mục đích là giảm tần suất tái phát, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thường dưỡng ẩm bằng cách sản phẩm như Cetaphil, Ceradan, Physiogel, Physiogel Al, thoa 2 – 4 lần, trong vòng 3 phút sau tắm.
  • Chống viêm: Các sản phẩm chống viêm này có chứa corticoid, thích hợp khi mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính, thường là hydrocortisone 1%, clobetasol butyrate 0,05%…
  • Kháng sinh histamin H1.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, da trẻ cực kỳ mẫn cảm, do đó, khi bé có các biểu hiện của bệnh chàm tốt nhất là mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, đắp lá hay sử dụng các bài thuốc dân gian cho bé vì rất có thể sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu dùng thuốc nhất là thuốc có chứa corticosteroid lâu ngày sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da, da bé nhiễm nấm. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến tuyến thượng thận của trẻ bị suy yếu.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chàm sữa

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc trẻ. Khi trẻ bị chàm sữa, cần:

  • Giữ nhiệt độ môi trường ở mức ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột. Cần để trẻ ở môi trường thoáng mát, không quá nóng, quá lạnh hoặc quá khô.
  • Không cho trẻ mặc các loại quần áo gây bí bách da như sợi len, sợi tổng hợp. Để tránh gây tổn thương cho da, nên chọn vải bông hoặc 100% cotton vì chúng thường mềm, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Khi tắm cho trẻ, cần chọn loại sữa tắm có ddộ pH trung tính, chuyên dùng cho da bị chàm. Tuyệt đối không nên để trẻ tắm lâu trong nước sữa phòng, nên tắm bằng nước ấm, mỗi lần tắm không quá 15 phút. Sau đó lau khô người trẻ bằng khăn tắm mềm. Không dùng các loại phấn rôm, nước hoa, thuốc tẩy, bột giặt vì dễ gây kích ứng da.
  • Cắt ngắn móng tay móng chân, nên mang găng tay, vớ chân để bé bạn chế cào gãi. 
  • Trong thời điểm bé bị bệnh chàm, không nên tiêm chủng hoặc để trẻ tiếp xúc với người mới tiêm chủng.
  • Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo, tránh mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên để tránh kích ứng da. 

Biện pháp phòng bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Chàm là bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, do đó mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho con bằng cách:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ miệng, mặt, tay chân trẻ sau mỗi lần bú hoặc sau khi trẻ ăn dặm
  • Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ đặc biệt là chỗ ngủ, chăn gối, giường và quần áo của trẻ
  • Mẹ cần ăn cá biển để tăng ARA (chất chống dị ứng) và hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng vịt lộn, đậu phông, trứng, mỡ hay nội tạng động vật…
  • Khi nhà có trẻ nhỏ, tốt nhất không nên nuôi chó mèo, nếu nuôi thì mẹ cần đảm bảo thú cưng luôn sạch sẽ để tránh gây bệnh cho bé.

Chàm sữa tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ đặc biệt khó chịu làm các bậc cha mẹ lúc nào cũng sốt sắn lo lắng. Biện pháp xử lý phù hợp nhất lúc này là nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ và có chế độ chăm sóc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để tránh các tác dụng phụ và tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Dùng dầu dừa trị chàm khô hiệu quả từ lần đầu

Với thành phần đa dạng, tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da, dầu dừa được tận dụng để điều trị bệnh chàm khô và một số bệnh da liễu...

Mẹo chữa bệnh chàm ở mặt nhanh khỏi, đẹp da

Bệnh chàm ở mặt có thể bùng phát do dị ứng mỹ phẩm, rối loạn nội tiết tố hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Không với chàm ở...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn