Bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không?
Nội Dung Bài Viết
Bệnh gout từ lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người, nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe mà còn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí, nhiều người cảm thấy lo ngại khi không biết bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không, sợ ảnh hưởng đến người thân trong gia đình và đến đời con cái sau này.
Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đầu tiên, muốn biết được bệnh gout có lây hay không hay có di truyền hay không chúng ta cần hiểu được chính xác bản chất của bệnh gout cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Bệnh gout là gì?
Bản chất của bệnh gout (bệnh gút) chính là tình trạng tăng cao axit uric trong máu dẫn đến các rối loạn chuyển hóa axit uric, hình thành các tinh thể muối urat và lâu ngày lắng đọng ở các mô mềm quanh khớp hoặc ở màng hoạt dịch của khớp.
Hậu quả là gây ra các cơn đau nhức dữ dội tại khớp, viêm nhiễm, sưng đau, nóng đỏ…Đặc biệt là ở khớp ngón chân cái hoặc một số khớp khác như đầu gối, bàn chân, mắc cá chân và ít gặp hơn ở các khớp bàn tay như cổ tay, bàn tay, khuỷa tay…
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Thực chất, bệnh gout là bệnh liên quan chủ yếu đến việc ăn uống, nhiều người còn gọi đây là “căn bệnh nhà giàu” cũng có cái lý của nó. Đó là bởi vì họ là những đối tượng thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn như thịt bò, hải sải, rượu bia…
Ngoài ra bệnh gout còn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Hầu hết các nguyên nhân gây ra bệnh gout đều cùng một mục đích chung đó là làm tăng chỉ số axit uric trong máu gồm:
- Do giới tính, tuổi tác: Theo các nghiên cứu về bệnh gout cho thấy nam giới thường sẽ dễ mắc bệnh gout hơn nữ giới và những người trưởng thành sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ em.
- Do uống nhiều rượu bia: Rượu bia chính là một trong những yếu tố gây cản trở sự đào thải nồng độ axit uric ra khỏi cơ thể, khiến chúng được tái hấp thụ vào trong máu và lắng đọng hình thành bệnh gout.
- Do thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nhóm đối tượng những người thừa cân hoặc béo phì thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với người bình thường. Lý giải điều này là do tỷ lệ các mô chuyển hóa và phân hủy nhiều, làm tăng tổng hợp axit uric trong maú và gây ra gout.
- Do cơ thể bị thiếu hụt enzyme: gây ra tình trạng tăng quá trình tổng hợp axit uric và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Do một số loại thuốc khác: Việc sử dụng một số loại thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh như thuốc lợi tiểu, Aspirin, thuốc ức chế hệ miễn dịch Cyclosporine, thuốc Levodopa có tác dụng hỗ trợ dẫn truyền thần kinh để trị bệnh Parkinson…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
- Do quá trình rối loạn chuyển hóa làm ảnh hưởng đến các cơ quan khá như tim mạch, thận, gan, mắc bệnh tiểu đường…cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout cao gấp 3 lần so với những người có sức khỏe bình thường.
- Do thực hiện cấy ghép nội tạng: Việc thực hiện cấy ghép một cơ quan nào đó vào trong cơ thể sẽ gây ra các phản ứng đào thải, dẫn đến rối loạn hoặc ức chế khả năng loại trừ axit uric ra khỏi cơ thể của thận.
- Do yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu về bệnh gout cho thấy bệnh gout có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout thì nguy cơ di truyền cho thế hệ sau là hoàn toàn có thể xảy ra.
Vậy bệnh gout có lây nhiễm không?
Sau khi đã hiểu được bản chất của bệnh gout thì có lẽ chúng ta cũng đã có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “bệnh gout có lây nhiễm hay không?”. Và câu trả lời chính là bệnh gout hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Nếu cơ thể của bạn không bị tăng quá trình tổng hợp sản sinh ra axit uric và chức năng thận cũng đang hoạt động tốt, có khả năng đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể dễ dàng thì chắc chắn bệnh gout sẽ không có đủ điều kiện để hình thành và gây ra các cơn đau khó chịu.
Tóm lại, có thể chắc chắn rằng nếu chẳng may mắc bệnh gout thì đó là do chính bản thân của người bệnh chứ không phải do lây truyền từ người khác. Vì vậy, những người bình thường không mắc bệnh có thể yên tâm khi tiếp xúc, giao tiếp với những người mắc bệnh gout.
Bệnh gout có di truyền không?
Như những thông tin cơ bản phía trên cho thấy, ngoài những yếu tố khách quan thì bệnh gout còn mang yếu tố chủ quan. Hiện nay, bệnh gout được chia làm 2 thể chính gồm thể nguyên phát và thể thứ phát, trong đó bệnh gout thể nguyên phát chiếm đến 95%. Ngoài ra, còn một dạng nữa đó là bệnh gout bẩm sinh, tức là vừa sinh ra là đã có chỉ số axit uric cao bất thường, tuy nhiên dạng này rất hiếm gặp.
Vì vậy, đối với bệnh gout nguyên phát chính là bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bố mẹ bị bệnh gout thì nguy cơ ở thế hệ con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ là 20%.
Tuy nhiên, sự di truyền của bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình hay không thì rất khó để xác định chính xác. Ngoài ra, yếu tố di truyền bệnh gout đối với nam giới và nữ giới cũng sẽ rất khác nhau. Cụ thể, yếu tố di truyền ở nam giới thường chỉ khoảng 1/3 còn ở nữ giới là 1/5.
Trong trường hợp bạn có một người anh em song sinh bị bệnh gout thì nguy cơ bạn mắc bệnh gout sẽ cao gấp 8 lần, trong khi cha mẹ di truyền sang cho con cái chỉ có nguy cơ gấp 2 lần.
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang hết sức nỗ lực nghiên cứu để tìm ra loại gen thể hiện sự di truyền này. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 5 gen được phát hiện có liên quan đến bệnh gout gồm HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6 – photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3.
Kết quả nghiên cứu này có tác dụng quan trọng nhằm giúp hỗ trợ việc phát hiện bệnh sớm và chữa trị dứt điểm bệnh gout ngay từ đầu.
Vì vậy, nếu trong gia đình của bạn có người thân là ông bà, bố mẹ hay anh chị em mắc bệnh gout thì hãy thường xuyên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp…để kiểm tra nồng độ axit uric nhằm phát hiện bệnh sớm.
Tuyệt đối không được lơ là và chủ quan trước những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, chẳng hạn như đau nhức ngón chân cái, ban đêm đau nhiều và lan dần sang nhiều vị trí khác.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh gout
Việc lơ là khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sẽ khiến bệnh âm thầm diễn tiến nghiêm trọng và khi chuyển sang giai đoạn bệnh gout mạn tính sẽ kéo theo nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
- Gây ức chế sự hoạt động, thậm chí là gây tàn phế khớp, dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
- Làm suy giảm chức năng thận, hình thành sỏi thận, về lâu dài gây suy thận nặng.
- Người bệnh có thể đột quỵ bất kỳ lúc nào.
- …
Các giai đoạn chuyển biến của bệnh gout:
- Khi bệnh gout ở giai đoạn cấp tính là nhẹ nhất, chỉ gây ra các cơn đau nhức vùng khớp bị tổn thương. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và xảy ra đột ngột, rất dồn dập sau đó thì giảm bớt những vẫn còn âm ỉ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
- Thông thường, một cơn đau gout cấp tính thường diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày rồi sẽ biến mất hẳn. Có khi phải đến 1 – 2 năm sau mới tiếp tục tái diễn trở lại nhưng báo hiệu tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn nhiều so với ban đầu. Lúc này, nếu không bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Tại vị trí các khớp bị tổn thương khi không được điều trị về lâu dài sẽ bị biến dạng, tê liệt, mất hoàn toàn chức năng vận động của khớp. Có nhiều trường hợp quá nặng khi đưa đến bệnh viện bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ chi để giữ tính mạng.
Biện pháp dự phòng bệnh gout ai cũng nên biết
Có thể thấy, bệnh gout là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Do đó, để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh thì mỗi người trong chúng ta cần duy trì một lối sống khoa học và ăn uống lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu đạm, có chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt chó, thịt cừu, thịt dê…) thay vào đó là các loại thịt trắng như (thịt gà, thịt ngỗng, thịt ngan, cá…), nội tạng động vật (gan, tim, cật, phổi…), hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực, ốc…)
- Không sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có cồn hay có gas.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả, trái cây tươi như dưa leo, cải xanh, bắp cải, cà tím, củ cải, bí xanh, chuối, ổi, táo, cherry, dưa hấu…
- Không nên ăn quá mặn, tránh nêm nếm nhiều muối khi chế biến thức ăn. Bởi muối có khả năng làm ức chế quá trình đào thải axit uric qua thận.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, giữ cân nặng trong mức ổn định và kiểm soát dài lâu, tránh gây thừa cân béo phì.
- Nếu các cơn đau gout xuất hiện hãy kết hợp sử dụng thuốc trị bệnh gout như thuốc ức chế tổng hợp và tăng đào thải axit uric trong máu như Allopurinol, Probenecid…và thuốc giảm đau như Colchicine, thuốc chống viêm không steroid…theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu không muốn sử dụng thuốc Tây vì sợ tác dụng phụ thì có thể áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc các loại thảo dược thiên nhiên lành tính. Tuy nhiên, dù an toàn nhưng các bài thuốc này sẽ phải mất nhiều thời gian chữa bệnh hơn.
Tóm lại, có thể thấy rằng bệnh gout hoàn toàn không có khả năng lây lan và mang đặc tính di truyền qua các thế hệ. Do đó, hãy chủ động bảo vệ bản thân và người thân bằng việc sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh để bệnh không có điều kiện hình thành và phát triển. Đồng thời, kết hợp sử dụng thuốc điều trị nếu trong trường hợp phát hiện bệnh để phòng ngừa biến chứng có thể xuất hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện
- Cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout đơn giản tại nhà cho hiệu quả cao
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!