Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Hiện nay, bệnh gout ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng tăng lên, gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách điều trị gout ở người trẻ tuổi ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gout ở người trẻ tuổi và những thông tin cần biết

Gout là một bệnh lý xương khớp, xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, khiến lượng acid uric trong máu tăng lên. Bình thường, acid uric sẽ bị hòa tan trong máu, được bài tiết qua thận và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện. Nhưng khi chúng tăng lên quá nhiều, không thể đào thải hết ra bên ngoài sẽ khiến cho các tinh thể urate lắng đọng ở các mô và gây bệnh.

Nếu như trước đây, gút được xem là bệnh của các quý ông trên 50 tuổi thì giờ đây, độ tuổi mắc bệnh đang bị trẻ hóa. Tuy nhiên, người trẻ tuổi bị gout thường có thái độ chủ quan, cho rằng bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, họ không điều trị sớm hoặc không tuân thủ nghiêm các chỉ định điều trị từ bác sĩ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy thì nguyên nhân do đâu gây bệnh gout ở người trẻ tuổi?

1. Nguyên nhân gây bệnh gout ở người trẻ tuổi

Chúng ta đều biết bệnh gout là do sự tích tụ acid uric tại các mô gây nên. Nồng độ acid uric trong máu tăng lên lại được chia thành 3 nhóm nguyên nhân cơ bản là: Tăng bẩm sinh, nguyên nhân nguyên phát, nguyên nhân thứ phát. Cụ thể như sau:

Tăng bẩm sinh:

Những người bị thiếu men HGPT ngay từ khi còn nhỏ thường có lượng acid uric trong máu không ổn định và dẫn đến bệnh gout. Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng khi những người này mắc bệnh thì thường lại rất nặng, khó phát hiện ra và cũng rất khó chữa.

Nguyên nhân nguyên phát:

Thường có liên quan đến gen, di truyền. Do đó, những đối tượng có người nhà đã từng bị gout thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều. Quá trình tổng hợp purin nội sinh trong cơ thể họ thường cao hơn hình thường. Do đó, nồng độ acid uric trong máu cũng vì vậy mà tăng theo.

Nguyên nhân thứ phát:

Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra bệnh gút
Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra bệnh gút

Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh gút ở người trẻ tuổi thường gặp nhất vì nó xuất phát từ yếu tố bên ngoài. Các nguyên nhân gây bệnh thứ phát thường gặp gồm có:

  • Ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, nấm, cá…
  • Sử dụng nhiều rượu bia
  • Mắc các bệnh lý về huyết học như đau tủy xương, đa hồng cầu, kinh thể tủy, sarcom hạch… có thể kích thích quá trình thoái giáng lượng purin nội sinh từ đó phá hủy nhiều tế bào.
  • Thừa cân, béo phì
  • Môi trường sống bị ô nhiễm
  • Đã từng phẫu thuật cấy ghép các bộ phận
  • Sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu, Aspirin, thuốc hóa trị liệu, các loại thuốc có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine…
  • Tăng huyết áp
  • Người từng mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp, mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Chức năng thận không bình thường…

2. Triệu chứng bệnh gout

Các tinh thể muối urat được tích tụ trong các khớp và mô bao quanh chừng một năm, bệnh sẽ bắt đầu khởi phát. Cũng giống như các đối tượng khác, các triệu chứng bệnh gout ở người trẻ tuổi thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Một vài trường hợp lại không thấy có dấu hiệu ban đầu, các triệu chứng dễ xuất hiện ở những người đã từng bị bệnh gút cấp tính hoặc mãn tính.

Đau khớp, sưng khớp là các triệu chứng bệnh gút thường gặp
Đau khớp, sưng khớp là các triệu chứng bệnh gút thường gặp

Những triệu chứng chính gồm có:

  • Các khớp đau một cách đột ngột, dữ dội và sưng tấy
  • Nếu đụng vào sẽ thấy các khớp đau nhiều hơn.
  • Sưng đỏ vùng khớp
  • Thấy vùng quanh khớp trở nên ấm lên.

Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng vài giờ, trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhưng với những người mắc bệnh đã nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Bệnh gout ở người trẻ tuổi nếu không điều trị đúng cách, hoặc dùng thuốc không thường xuyên, các biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề như sau:

  • Làm tổn thương khớp: Các khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn, kéo theo nguy cơ làm tổn thương khớp và các xương khác.
  • U cục tophi: Đây là tình trạng các tinh thể tích tụ dưới da. Các vị trí thường xuất hiện là đầu gối, xung quanh ngón chân, ngón tay, tai.
  • Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn có thể tích tụ trong thận, gây sỏi thận.

Chẩn đoán và điều trị bệnh gout ở người trẻ tuổi

Bệnh gout được chẩn đoán và điều trị như sau:

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán và điều trị bệnh gout ở người trẻ tuổi
Chẩn đoán và điều trị bệnh gout ở người trẻ tuổi

Vì các triệu chứng của bệnh gout thường giống với các bệnh lý khác nên khó để chẩn đoán chính xác. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử, khám lâm sàng. Sau đó, chỉ định bệnh nhân khám cận lâm sàng và thực hiện các chẩn đoán xác định. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Tiến hành chọc hút dịch khớp để tìm tinh thể acid uric
  • Siêu âm khớp
  • Chụp X – quang khớp
  • Chụp CT scanner khớp

Các chẩn đoán xác định:

Để chẩn đoán chính xác bệnh gút, các chẩn đoán xác định sẽ được chỉ định. Có thể lựa chọn một trong các tiêu chuẩn sau đây:

+) Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%

Đây là chẩn đoán được áp dụng rộng rãi tại nước ta bởi dễ nhớ và phù hợp với điều kiện xét nghiệm tại Việt Nam.

Với phương pháp này, bệnh nhân bị gout khi tìm thấy tinh thể natri urat trong các nốt tophi hoặc trong dịch khớp. Hoặc có tối thiểu 2 trong số các yếu tố dưới đây:

  • Đã từng hoặc đang có ít nhất 2 lần sưng đau diễn ra trên 1 khớp. Những cơn đau này có đặc điểm là khởi phát đột ngột, đau dữ dội nhưng khỏi trong vòng 2 tuần.
  • Xuất hiện các nốt tophi.
  • Đã từng hoặc đang bị sưng đau khớp bàn chân, ngón chân cái. Các cơn đau có tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội nhưng khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với chất colchocin (chất giảm đau, giảm viêm trong thời gian 48 tiếng).
bệnh nhân cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các biểu hiện bất thường
bệnh nhân cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các biểu hiện bất thường

+) Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000): Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

Bệnh nhân được xác định bị gút khi: Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp, và hoặc: Có tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi khi xét nghiệm bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và hoặc: Có 6 trong tổng số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm X – quang như sau:

  • Xuất hiện nhiều hơn 1 cơn viêm khớp
  • Viêm tiến triển kéo dài tối đa trong vòng 1 ngày.
  • Vùng khớp bị đỏ
  • Viêm khớp ở một khớp
  • Khớp bàn chân, ngón chân I sưng đau
  • Nhìn thấy các nốt tophi ở dưới da
  • Viêm khớp bàn chân, ngón chân I ở một bên
  • Vùng khớp bị sưng đau không đối xứng
  • Viêm khớp cổ chân một bên
  • Acid uric trong máu tăng ở mức: Lớn hơn hoặc bằng 420 mmol/l đối với nam, lớn hơn hoặc bằng 360 mmol/l đối với nữ.
  • Bị nang dưới vỏ xương, chụp X – quang thấy có hình khuyết xương
  • Cấy vi khuẩn thấy âm tính

2. Điều trị bệnh gout ở người trẻ tuổi

Nguyên tắc điều trị:

Các phương pháp được áp dụng để điều trị nhằm chữa khỏi tình trạng viêm khớp trong các cơn gout cấp. Đồng thời, có các biện pháp để dự phòng bệnh tái phát, dự phòng tình trạng lắng đọng urat tại các mô. Dự phòng các biến chứng thông qua việc điều trị hội chứng tăng acid uric máu. Mục tiêu là kiểm soát được lượng acid uric trong máu ở ngưỡng dưới 360 mmo/l đối với bệnh nhân bị gout chưa có nốt tophi, dưới 320 mmol (50mg/l) đối với gout xuất hiện nốt tophi.

Các biện pháp điều trị cụ thể:

+) Điều trị nội khoa:

Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc:

  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng trong giai đoạn xuất hiện các cơn gout cấp để làm giảm tình trạng viêm.
  • Các loại thuốc làm giảm acid uric trong máu: Được chỉ định cho những trường hợp mạn tính để ngăn ngừa tái phát các cơn gout cấp.

+) Điều trị ngoại khoa:

Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các nốt tophi dưới da trong các trường hợp sau:

  • Bệnh gout đi kèm với biến chứng loét
  • Các nốt tophi bị bội nhiễm
  • Nốt tophi có kích thước lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.

Nếu thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần dùng colchicin để tránh gặp phải các cơn gút cấp. Đồng thời, các thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric trong máu cũng sẽ được chỉ định.

+) Xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân:

  • Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất purin như nội tạng động vật, cá, tôm, thịt, cua… Người bệnh có thể ăn trứng, trái cây, ăn thịt nhưng không quá 150 gram/ngày.
  • Nên giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên
  • Không uống rượu bia và các chất kích thích khác. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước (khoảng 2- 4 lít mỗi ngày).
  • Không sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric trong máu. Hạn chế căng thẳng, chấn thương… để không gặp phải các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp.
  • Tái khám đúng hẹn. Điều này thực sự rất quan trọng, vì tái khám sẽ giúp theo dõi được quá trình diễn tiến của bệnh cũng như là tình trạng sức khỏe.

Anh Nguyễn Lê Hoàng, trường hợp bệnh nhân gout ở tuổi khá trẻ sống tại Ba Đình Hà Nội cho biết: trước giờ anh luôn nghĩ bệnh gout là bệnh của người già nên anh sinh hoạt, ăn uống chẳng bao giờ kiêng gì. Trong các món ăn thì anh đặc biệt ưa thích là nội tạng lợn, tuần nào cũng phải ăn 1 – 2 bữa cho bõ thèm. Kết quả là “Cái miệng làm khổ cái thân”, cách đây hơn 1 năm, anh Hoàng bắt đầu có những biểu hiện sưng đau và nóng đỏ khớp ngón chân trái. Khi đi khám thì anh được chẩn đoán là mắc bệnh gout. Nhưng do tâm lý chủ quan sẵn có, lại cậy bản thân tuổi trẻ có sức khoẻ, sau khi dùng hết đợt thuốc đầu tiên và các triệu chứng đau giảm dần, anh tự ý dùng thuốc. Sau đó mỗi lần bệnh tái phát anh cũng chỉ ra hiệu thuốc tây để mua thuốc giảm đau. Kết quả là cuối năm 2020, bàn chân anh Hoàng sưng to, xuất hiện hạt tophi lớn nhỏ và thậm chí các hạt tophi vỡ ra khiến anh đau không chịu nổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số axit uric trong máu của anh vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, có triệu chứng nhiễm trùng máu do vỡ hạt tophi. Anh Hoàng phải nằm viện nửa tháng trời và điều trị liên tục theo phác đồ bác sĩ đề ra. Tuy nhiên, bệnh chỉ đỡ thời gian nằm việc sau đó triệu chứng bệnh lại tái phát.

Trước tình trạng sức khoẻ của mình, anh Hoàng quyết định “có bệnh thì vái tứ phương” tìm hiểu nghiên cứu các phương pháp điều trị gout trên mạng. Sau khi tìm hiểu nhiều nơi, cuối cùng anh đã lựa chọn phương pháp điều trị bệnh gout bằng Đông y của nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Đây là giải pháp điều trị gout tồn tại suốt 150 năm đã từng được nhiều tờ báo uy tín giới thiệu rộng rãi.

Điều trị gout ở người trẻ tuổi hiệu quả bằng bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Theo tìm hiểu được biết, bài thuốc Gout Đỗ Minh là thành quả của quá trình lao động, nghiên cứu nghiêm túc của 5 đời lương y dòng họ Đỗ Minh Đường. Bài thuốc này đã được kiểm định lâm sàng và được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ sở hữu công dụng đột phá, đẩy lùi bệnh từ tận căn nguyên.

Gout Đỗ Minh
Gout Đỗ Minh

Đối với trường hợp của anh Hoàng, anh được lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường khám và kê đơn thuốc Gout Đỗ Minh kéo dài 4 – 6 tháng. Liệu trình Gout Đỗ Minh được kết hợp cùng lúc từ 3 phương thuốc nhỏ gồm:

  • Thuốc đặc trị bệnh gout được bào chế từ các loại dược liệu quý như: Hy thiêm, phong kỷ, dây gắm trạch tả, nhọ nồi, hạ khô thảo, thổ phục linh,…. với công dụng hành khí hoạt huyết, loại bỏ triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tấy đỏ do gout gây ra.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận gồm các loại thảo dược là Tơ hồng xanh, cà gai, hạnh phúc, bạch truật,…. nâng cao chức năng thận, cải thiện chức năng bài tiết giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, chống oxy hoá hiệu quả
  • Thuốc bổ gan giải độc được kết hợp từ hạ khô thảo, kim ngân cành, bồ công anh, diệp hạ châu,… công dụng ổn định chức năng gan, tăng cường giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ưu điểm của bài thuốc này là việc phối ngũ hoàn hảo từ hơn 50 vị thuốc quý theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ đảm bảo được hiệu quả tuyệt đối trong điều trị bệnh gout. Đặc biệt, toàn bộ số dược liệu sử dụng trong bài thuốc này đều có nguồn gốc rõ ràng từ các vườn thuốc đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính Đỗ Minh Đường sở hữu. Nhờ vậy thuốc đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ và sử dụng được cho mọi đối tượng người bệnh.

Nhờ việc sử dụng thuốc Gout Đỗ Minh đều đặn, tình trạng bệnh gout của anh Hoàng đã được cải thiện đáng kể qua từng giai đoạn điều trị:

TÌM HIỂU NGAY: Chữa bệnh Gout tại Đỗ Minh Đường có tốt không? Giá bao nhiêu? REVIEW TỪ NGƯỜI BỆNH

Chia sẻ về hiệu quả điều trị bệnh gout sau 4 tháng kiên trì, anh Hoàng cho biết: “Trước kia tôi chẳng mấy tin thuốc Đông y vì thấy trên mạng nhiều phốt quá. Nhưng khi bệnh tật không lối thoát thì tôi nhắm mắt liều thử. Nhưng khi tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường thì tôi hết sức bất ngờ vì nhà thuốc Đỗ Minh Đường rất khang trang, y bác sĩ giàu kinh nghiệm tận tình chu đáo không kém gì các phòng khám Tây y. Nhờ điều trị tích cực mà sau 4 tháng bệnh tôi giảm được tới 80 – 90% tình trạng gout cấp gần như hết hẳn, chỉ số axit uric giảm đáng kể. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuốc để điều trị khỏi bệnh hẳn chứ tuổi trẻ mà mắc bệnh này tôi khổ sở quá”.

[NGƯỜI BỆNH GOUT LÂU NĂM CHIA SẺ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI ĐỖ MINH ĐƯỜNG]

Anh Hoàng Xuân Cường, 35 tuổi, Yên Bái cũng là một trường hợp bệnh nhân gout trẻ tuổi tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Anh chia sẻ: “Thuốc của Đỗ Minh Đường không chỉ tốt mà còn rất tiện lợi, công việc trưởng phòng kinh doanh của tôi khiến tôi bận rộn và không có thời gian đun sắc thuốc. Thấy vậy các bác sĩ hỗ trợ tôi cô đặc thuốc bằng cao ngay. Mỗi lần sử dụng tôi chỉ cần hoà tan với nước và uống rất nhanh gọn”.

Đỗ Minh Đường còn lại địa chỉ tin cậy được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng lựa chọn để chăm sức khỏe lâu dài như: Nghệ sĩ Xuân Hinh, Văn Báu, Minh Tuấn, Lê Bá Anh, Nguyệt Hằng, Hoa Thúy…

Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình điều trị tốt nhất người bệnh nên lựa chọn ngay giải pháp Gout Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Mọi vấn đề xin liên hệ:

Phòng ngừa bệnh gout bằng cách nào?

Bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể để phòng ngừa bệnh gút
Bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể để phòng ngừa bệnh gút

Trước đây, nhiều người thường quan niệm gút là bệnh của người giàu và thường chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, nếu có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giảm được nguy cơ mắc căn bệnh này.

Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Không ăn quá nhiều các đồ ăn dễ làm tăng acid uric trong máu như tôm, cua, ghẹ, mực, nội tạng động vật, trứng vịt lộn…
  • Hạn chế sử dụng các món ăn cay, nóng ,chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, mỡ động vật.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá.
  • Nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại rau xanh, củ quả trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là các thực phẩm kháng viêm, chứa nhiều vitamin, chất xơ như: Cải xanh, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bưởi, táo, cam, lê…
  • Thường xuyên uống các loại nước ép trái cây. Nó vừa có tác dụng ổn định nồng độ acid uric, vừa tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, nếu đang thừa cân nên giảm cân.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Uống nhiều nước để quá trình thanh lọc cơ thể hoạt động tốt hơn.
  • Không lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là các loại dễ làm tăng acid uric trong máu như thuốc lợi tiểu, aspirin.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh gout ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị sớm, gút có thể làm biến dạng xương khớp, làm giảm hoặc mất vĩnh viễn khả năng vận động. Chưa hết, nếu các hạt tophi dưới da bị vỡ, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào các khớp gây viêm, nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, nó có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm bệnh khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Chuyên gia tư vấn bệnh

XEM THÊM:

Cùng chuyên mục

Liệu xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không tuy là vấn đề nhỏ nhưng không phải ai cũng biết. Acid uric là loại axit tồn tại trong cơ thể...

Chữa bệnh gút bằng cây lược vàng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng

4 Bài thuốc chữa bệnh gút bằng cây lược vàng theo dân gian

Lược vàng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y, có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị tốt các...

Liệu bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có thể chữa khỏi được không và chữa thế nào là hiệu quả nhất luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đồng thời, nó cũng là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn