Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay Cholinergic (mề đay do cholin) là một dạng của mề đay mẩn ngứa. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da khởi phát khi thân nhiệt tăng cao và tiết nhiều mồ hôi. Mề đay do cholin thường kéo dài, dễ tái phát, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh mề đay Cholinergic
Bệnh mề đay Cholinergic là gì?

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Phân loại

Bệnh mề đay Cholinergic (mề đay do cholin) là một trong những loại mề đay mẩn ngứa thường gặp. Mề đay Cholinergic đề cập đến tổn thương da bị kích thích do cơ thể tiết nhiều mồ hôi và nhiệt độ cao.

Khi cơ thể tăng thân nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi, acetylcholine sẽ được giải phóng. Thành phần này kích thích các tế bào mast phóng thích histamine và gây ra tổn thương da. So với các thể mề đay khác, mề đay Cholinergic không chỉ gây triệu chứng cơ năng mà còn làm phát sinh một số biểu hiện toàn thân.

Hiện nay, mề đay Cholinergic được chia thành 4 loại sau:

  • Mề đay Cholinergic tự phát
  • Mề đay Cholinergic kèm tắc lỗ chân lông
  • Mề đay Cholinergic do dị ứng mồ hôi
  • Mề đay Cholinergic có giảm tiết mồ hôi

Phần lớn các trường hợp nổi mề đay Cholinergic chỉ tồn tại trong vòng vài giờ và tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết mề đay Cholinergic

Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát sau khi cơ thể đổ mồ hôi khoảng vài phút.

1. Triệu chứng tại chỗ

Các triệu chứng tại chỗ của chứng mề đay do cholin:

Bệnh mề đay Cholinergic
Mề đay do cholin đặc trưng bởi các ban đỏ có kích thước nhỏ, gây ngứa và nóng rát
  • Da có dấu hiệu châm chích, nóng và ngứa trước khi xuất hiện tổn thương.
  • Xuất hiện các ban đỏ có kích thước dao động từ 1 – 4mm.
  • Tổn thương da xuất hiện chủ yếu ở tay, chân và thân mình

Phần lớn các triệu chứng thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ và có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

2. Triệu chứng toàn thân

Ngoài tổn thương da và các triệu chứng cơ năng trên, bệnh mề đay Cholinergic còn có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân như:

  • Phát sinh cơn hen
  • Đau bụng
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Phù mạch

Ở một số ít trường hợp, mề đay do cholinergic có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Trong trường hợp nhận biết tổn thương da đi kèm với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, sưng lưỡi, nghẹn cổ họng, bạn nên gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Mề đay Cholinergic thường tái phát nhiều lần trong vài năm (trung bình từ 3 – 16 năm). Tuy nhiên ở một số đối tượng nhạy cảm, bệnh có thể kéo dài trong khoảng 30 năm.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay Cholinergic

Mề đay Cholinergic thường khởi phát khi có nhiệt độ và mồ hôi kích thích. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp, bao gồm:

Bệnh mề đay Cholinergic
Tập thể dục khiến thân nhiệt tăng cao, đổ nhiều mồ hôi và kích thích mề đay Cholinergic bùng phát
  • Tập thể dục với cường độ cao
  • Tắm nước nóng
  • Xông hơi
  • Căng thẳng
  • Ăn thức ăn cay nóng
  • Sốt cao do nhiễm trùng

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp trên, bệnh mề đay do choline còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

  • Nhiệt độ theo mùa: Nhiệt độ là yếu tố chính, tác động trực tiếp để sự khởi phát của bệnh. Vì vậy bệnh có khả năng khởi phát cao trong giai đoạn thời tiết nóng ẩm.
  • Cơ địa nhạy cảm: Người có cơ địa nhạy cảm, mắc các bệnh như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và hen suyễn thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay do cholin cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy, mề đay nói chung và mề đay Cholinergic có xu hướng di truyền giữa những người thân cận huyết.
  • Chứng giảm tiết mồ hôi lan tỏa tự phát: Thông thường, mồ hôi sẽ được bài tiết thông qua da. Tuy nhiên với người mắc chứng giảm tiết mồ hôi lan tỏa tự phát, mồ hôi có thể bị ứ đọng bên trong da và tăng nguy cơ bùng phát chứng nổi mề đay do cholin.
  • Sử dụng Aspirin thường xuyên: Có khoảng 25% trường hợp bệnh nhân bị mề đay Cholinergic do sử dụng thuốc Aspirin. Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định được cơ chế kích thích của loại thuốc này. Tuy nhiên theo ghi nhận, Aspirin còn có thể làm bùng phát các bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Bệnh mề đay Cholinergic thường gặp ở người từ 10 – 30 tuổi. Bệnh có nguy cơ cao ở người đã từng nổi mề đay hoặc có các bệnh lý da liễu khác.

Bệnh mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?

Mề đay Cholinergic thường có mức độ nhẹ và tự thuyên giảm chỉ sau khoảng vài giờ. Ở một số ít trường hợp, tổn thương da và các triệu chứng toàn thân có thể kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên khi chăm sóc và điều trị, mề đay do cholin thường có đáp ứng tốt và thuyên giảm nhanh chóng.

Do đặc tính dễ tái phát và kéo dài trong khoảng vài năm nên bệnh có thể bùng phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, mề đay Cholinergic có là dấu hiệu của sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh mề đay Cholinergic

Mề đay Cholinergic thường khởi phát khi có yếu tố kích thích. Chính vì vậy, điều trị bệnh lý này cần phải loại trừ các nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng.

1. Sử dụng thuốc Tây Y

Thuốc điều trị mề đay do cholin có thể được chỉ định nếu triệu chứng kéo dài hơn vài giờ và không có dấu hiệu tự thuyên giảm. Một số loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

mề đay Cholinergic
Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị mề đay Cholinergic chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng
  • Acid nicotinic: Acid nicotinic được pha loãng ở nồng độ 1:100000 để làm giảm các triệu chứng trên da do mề đay Cholinergic gây ra. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm thay đổi sắc tố da trong thời gian sử dụng.
  • Methacholin 0.02% và Carbamylcholin 0.002%: Thuốc được dùng ở dạng tiêm với dung lượng 0.05ml nhằm giảm nhanh các triệu chứng của mề đay do choline. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng bởi nhân viên y tế. Vì vậy bạn không nên tự ý dùng thuốc.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị mề đay Cholinergic thường là Desloratadin, Loratadin và Cetirizin.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc chẹn beta (Propranolol), thuốc ức chế leukotriene, thuốc kháng IgE, thuốc ức chế miễn dịch và Danazol.

Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Mặc dù có tính chất hay tái phát và khó điều trị nhưng phần lớn các trường hợp bị mề đay do cholin có khả năng tự khỏi sau khoảng vài năm.

2. Chế độ chăm sóc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh thông qua các biện pháp chăm sóc sau:

mề đay Cholinergic
Tắm nước mát và chườm lạnh giúp loại bỏ mồ hôi, hạ thân nhiệt và làm giảm chứng nổi mề đay
  • Có thể chườm lạnh hoặc đắp khăn mát lên vùng da bị ảnh hưởng để làm dịu hiện tượng sưng nóng, phù mạch và giảm ngứa.
  • Ngâm rửa da hoặc tắm bằng nước mát để hạ thân nhiệt và loại bỏ mồ hôi.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và làm dịu da để ngăn ngừa tình trạng bùng phát mạnh.
  • Loại trừ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh khởi phát nghiêm trọng như ăn thức ăn cay nóng, tập thể dục, căng thẳng,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để tránh kích thích tổn thương da bùng phát và lan tỏa trên diện rộng.

Biện pháp giảm nguy cơ tái phát mề đay Cholinergic

Mề đay do cholin có thể tự khỏi trong khoảng vài năm. Tuy nhiên trong thời gian này, bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến ngoại hình, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát bệnh như:

mề đay Cholinergic
Nên bơi lội và thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ để tránh kích thích mề đay bùng phát
  • Tránh tập các bộ môn thể thao có cường độ mạnh và gây đổ nhiều mồ hôi. Thay vào đó có thể ngồi thiền, tập yoga và bơi lội để giảm nguy cơ bệnh bùng phát.
  • Tránh tắm nước quá nóng.
  • Trong thời tiết nóng ẩm, cần mặc quần áo thông thoáng và vệ sinh cơ thể thường xuyên.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng và gây tiết nhiều mồ hôi. Đồng thời nên tránh sử dụng rượu bia vì các thức uống này có thể làm tăng thân nhiệt và kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát.

Mề đay do cholin thường khó điều trị và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cùng chuyên mục

nổi mề đay có nên tắm không

Bị nổi mề đay có nên kiêng nước, kiêng tắm không ?

Dân gian có rất nhiều quan niệm chữa bệnh nổi mề đay, nhưng không phải lúc nào các quan điểm điều trị này cũng đúng và được khoa học công...

[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì ?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp như viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Mẹo chữa mề đay bằng mướp đắng theo kinh nghiệm dân gian

Mẹo chữa mề đay bằng mướp đắng được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Với tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm và...

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Điều trị mề đay theo y học cổ truyền không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận căn nguyên, nâng cao sức khỏe, cân...

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bị nổi mề đay khi ra gió là biểu hiện của dị ứng thời tiết. Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn có thể đi kèm với một số...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn