Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp ở trẻ em là tình trạng khớp xương của trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương. Đây không phải là bệnh lý xảy ra phổ biến, vì thế phụ huynh cần đặc biệt chú ý để điều trị kịp thời nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ về sau.

Bệnh phong thấp ở trẻ là gì?

Thông thường, khi nhắc đến bệnh phong thấp, nhiều người đều nghĩ đến bệnh chỉ xuất hiện ở những người bước vào độ tuổi 30 và độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xuất hiện ở trẻ em, nếu cha mẹ không sớm phát hiện thì có thể sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ.

Bệnh phong thấp ở trẻ em
Bệnh phong thấp xảy ra ở trẻ nằm trong độ tuổi từ 5 – 16 tuổi

Bệnh phong thấp ở trẻ thường xuất hiện ở những trẻ đang trong giai đoạn từ 5 – 16 tuổi. Bệnh do một dạng rối loạn miễn dịch, những tế bào mô sụn và xương khớp khoẻ mạnh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tác động vào và gây tổn thương.

Theo khảo sát tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này chiếm tỷ lệ từ 3 – 5%, mặc dù đây là con số khá hiếm gặp nhưng các bậc phụ huynh cũng cần nên bổ sung kiến thức để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bất thường của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong thấp ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để thể phòng tránh được bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ như:

  • Do di truyền: Trẻ có cấu trúc xương hoàn chỉnh và yếu thường dễ mắc bệnh phong thấp. Hoặc trong hệ DNA của trẻ có gen bị trục trặc mà ta không biết được và nguyên nhân này chỉ biểu hiện rõ rệt khi trẻ lớn dần lên.
  • Do thời tiết: Cơ thể của trẻ còn yếu và hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cho xương khớp chịu những tác động tiêu cực và dễ gây ra bệnh phong thấp.
  • Do chế độ ăn uống: Nếu trẻ em không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến cho cơ thể của trẻ trở nên còi cọc, sức đề kháng yếu và xương khớp chậm phát triển. Thể trạng yếu ớt sẽ khiến trẻ rất dễ mắc bệnh phong thấp nếu có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
  • Do biến chứng từ bệnh lý khác: Nếu như trước đó trẻ từng mắc phải các bệnh về tai mũi họng, sốt phát ban, sốt siêu vi,… Thì những bệnh lý này sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A xâm nhập và tấn công vào cơ thể gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em

Dưới đây sẽ là các triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi bị phong thấp phụ huynh cần chú ý:

1. Chứng múa vờn

Triệu chứng này liên quan đến hệ thần kinh trung ương và trẻ em bị phong thấp sẽ thường gặp phải, tình trạng này chiếm tỷ lệ 12 – 20%. Chứng múa vờn sẽ xuất hiện những biểu hiện như:

  • Trẻ sẽ có những động tác vụng về hơn thường ngày như cầm đồ hay rớt, tay run mỗi khi cầm bút viết chữ.
  • Trẻ ngày càng trở nên ngớ ngẩn, tình trạng học lực trở nên sa sút và kém hẳn.

Cho đến khi bệnh diễn tiến sang mức độ toàn phát thì trẻ sẽ có những biểu hiện như: Bần thần, lo lắng, hay hốt hoảng, làm các động tác khéo léo bằng tay vô cùng khó khăn, viết chữ xiêu vẹo, bước đi loạng choạng, nói năng khó khăn và lực cơ bắp trở nên yếu hẳn.

Nếu để bệnh tiến triển ở mức nặng hơn thì trẻ sẽ thường làm những động tác huơ tay múa chân, quờ quạng,… Triệu chứng múa vờn thường khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, kéo dài hàng mấy tuần liền và có khi cả năm khiến cho trẻ gặp nhiều bất tiện.

2. Nốt sần dưới da

Triệu chứng này sẽ có biểu hiện như: Dưới da thường xuất hiện những hạt tròn nhỏ, cứng và có thể di động được mà không gây đau.

Những nốt sần này thường xuất hiện ở những vị trí tại những chỗ có phần xương nhô ra hay vùng da mỏng như khớp cổ tay, khuỷu tay, bàn chân, cổ chân, vùng chẩm da đầu, vùng xương chậu, xương sống,…

Thông thường, các nốt sần này chỉ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ lặn đi nhưng cũng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức không ít.

3. Viêm khớp

Tình trạng này có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Triệu chứng này sẽ khiến cho khớp đau nhức, trẻ cảm thấy mệt mỏi và không còn hiếu động như trước. Hiện tại có đến 93% các bệnh nhi bị mắc bệnh phong thấp ở giai đoạn cấp tính.

Tình trạng viêm khớp này thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần sau các chứng viêm họng, nuốt thức ăn đau, sốt, amidan bị dưng to và đỏ,…

Triệu chứng viêm khớp sẽ thường có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thường các khớp bị viêm nhiều sẽ là các khớp lớn như: Khớp vai, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân,… Hơn nữa chứng viêm khớp còn bị tràn dịch bên trong.

Bệnh phong thấp ở trẻ em
Viêm khớp là một trong những triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em

4. Hồng ban vòng

Trên cơ thể của trẻ có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như: Nổi những đốm màu hồng, có bờ viền tròn xung quanh thường xuất hiện ở ngực và gốc tứ chi. Mặc dù triệu chứng này không gây ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu nhưng sẽ để lại nhiều di chứng. Đây là triệu chứng ngoài da khá điển hình ở trẻ bị phong thấp và chiếm tỷ lệ khoảng 15%.

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Phụ huynh cần chú ý và quan sát đến con trẻ nhiều hơn, nếu phát hiện cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình trên thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nhằm có thể tiến hành điều trị kịp thời và tránh để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng sinh cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này tiến triển mà không sớm khắc phục thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ sẽ bị giảm khả năng vận động.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về phổi.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Viêm mạch máu.
  • Tổn thương mắt, tim, phổi và các cơ quan nội tạng khác.

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Điều trị bệnh phong thấp cho trẻ

Để chắc rằng trẻ có bị mắc bệnh phong thấp hay không thì phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bằng cách tiến hàng làm các xét nghiệm để xác định bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều trị bằng phương pháp Tây y

Dựa theo mức độ tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương án điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc: Đối với trẻ bị phong thấp ở mức độ nhẹ thì sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như: Thuốc chống viêm NSAIDs, DMARDs, Steroids, thuốc chống miễn nhiễm,… nhằm làm giảm đau và ngăn chặn bệnh phát triển.
  • Lọc máu: Thông qua các thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhi tiến hành quá trình lọc máu để lấy bớt các kháng thể gây viêm đau khớp xương để có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
  • Giải phẫu thay khớp: Đối với trường hợp nặng, tức là khớp xương đã bị tàn phá quá nhiều và nhằm tránh cho bệnh nhi bị tàn phế làm ảnh hưởng đến tương lai sau này thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện giải phẫu thay khớp giúp tái tạo lại chức năng của khớp.

2. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Mặc dù xương khớp của trẻ vẫn còn non nớt, nhưng mức độ phục hồi và tái tạo sẽ nhanh hơn người trưởng thành. Vì vậy mà các bài tập vật lý trị liệu được sự hướng dẫn từ bác sĩ sẽ giúp cho trẻ cải thiện được cơn đau của bệnh và khôi phục lại khả năng vận động.

Đối với trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn thực hiện những kỹ thuật lên cơ thể của bệnh nhi để giúp giảm đau sâu hơn. Đồng thời, bên cạnh những bài tập này thì phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao hoạt động vừa phải như đạp xe, bơi lội,…

Bệnh phong thấp ở trẻ em
Vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ cho xương khớp của trẻ được tái tạo và phục hồi nhanh chóng

Phòng ngừa bệnh phong thấp ở trẻ

Trong quá trình điều trị bệnh phong thấp cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau đây để phòng ngừa bệnh tái phát lại như:

  • Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc khí hậu thay đổi thất thường. Vì đây sẽ là môi trường thuận lợi để cho các triệu chứng của bệnh phong thấp phát sinh.
  • Thường xuyên cho bé vận động và tập thể dục đều đặn nhằm giúp cho hệ cơ xương khớp chắc khoẻ và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.
  • Tránh để cho trẻ lên cân, bởi vì sẽ khiến cho các xương đang bị tổn thương phải chịu áp lực lớn và dễ dàng bị phá hoại hơn nữa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ của trẻ như: Rau, thịt cá, ngũ  cốc nguyên hạt, hải sản, nấm, sữa,… Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có thể kích thích phản ứng gây viêm như thức ăn nhanh, snack, ngũ cốc đã qua tinh chế, thức ăn được chế biến sẵn,…
  • Cho trẻ tập thói quen uống nhiều nước, khi cơ thể cung cấp đủ lượng nước sẽ giúp tạo ra dịch khớp, bôi trơn ổ khớp. Khi đó bé sẽ cảm thấy bớt đau hơn và dễ dàng cử động khớp hơn.
  • Hướng dẫn trẻ về cách vệ sinh cơ thể sao cho đúng cách, đặc biệt là ở vùng mắt vì mắt là cơ quan rất dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh phong thấp.
  • Cho trẻ uống thuốc đúng giờ và nghỉ ngơi khi cần thiết để cho sức khoẻ của trẻ nhanh chóng được hồi phục.
  • Cần động viên và giúp bé có tinh thần lạc quan, yêu đời nhằm tiếp thêm tinh thần giúp trẻ có thể chống chọi với bệnh tật. Không nên la mắng hay quát tháo khiến tinh thần của bé trở nên xuống dốc và tồi tệ hơn.

Mặc dù tỷ lệ trẻ bị phong thấp không cao, nhưng phụ huynh không vì thế mà chủ quan không cảnh giác. Việc phòng ngừa bệnh phong thấp ở trẻ là rất cần thiết nhằm giúp trẻ tránh khỏi những cơn đau dai dẳng do bệnh gây ra. Đồng thời cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt

Áp dụng cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt, người bệnh sẽ sớm cải thiện được các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ khớp...

Người bệnh phong thấp cần lưu ý trong ăn uống. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần kiêng ăn một số loại thức ăn để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn.

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?

Người bệnh phong thấp nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi, giàu omega-3, trái cây tươi,... để giúp sụn khớp được tái tạo, giảm sưng đau. Bên cạnh đó,...

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp có tác dụng chính là trừ thấp, khu phong, tán hàn, bồi bổ khí huyết và hành khí. Áp dụng các...

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là tên gọi dân gian để chỉ các triệu chứng đau nhức xảy ra ở cơ bắp, gân và khớp. Theo dân gian, chứng...

Phong thấp ra mồ hôi tay chân

Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là bệnh lý xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn