Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Bệnh trầm cảm theo mùa: Biểu hiện và cách chữa trị

Trầm cảm theo mùa là một trong những bệnh tâm lý do ảnh hưởng của thời tiết. Vào một mùa đó đó trong năm sẽ tự động khởi phát các dấu hiệu của bệnh mà không hề có biểu hiện báo trước. 

Bệnh trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa hay còn có tên tiếng Anh là seasonal affective disorder – SAD hoặc winter depression. Đây là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, chủ yếu diễn ra vào mùa thu và mùa đông. Bệnh diễn ra vào cùng một thời điểm hàng năm, thường thì trầm cảm vào mùa đông sẽ phổ biến hơn mùa hè.

Bệnh trầm cảm theo mùa
Trầm cảm theo mùa là một trong những bệnh tâm lý do ảnh hưởng của thời tiết, chủ yếu xảy ra vào mùa đông, mùa thu

Những người mắc bệnh trầm cảm theo mùa sẽ có các triệu chứng trầm cảm theo chu kỳ. Tức là chỉ khởi phát bệnh vào mùa đông, mùa thu nhưng bước sang mùa xuân, mùa hè thì sẽ tự khỏi bệnh mà không cần điều trị gì cả. Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi ánh sáng khác nhau giữa các mùa chính là nguyên nhân gây ra bệnh.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh trầm cảm theo mùa, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới vốn phụ nữ. Ngoài ra, bệnh thường xảy đến với những người nằm trong độ tuổi từ 15 – 55 tuổi hoặc những người sống trong những khu vực có ít ánh sáng hoặc ánh sáng thay đổi rõ rệt theo từng mùa trong năm.

Triệu chứng nhận biết bệnh trầm cảm theo mùa

Đặc trưng các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa đó là chúng xuất hiện và biến mất cùng một thời điểm hàng năm. Chẳng hạn chúng xất hiện vào thời thời gian cuối mùa thu hoặc mùa đông thì sẽ biến mất khi bước vào mùa xuân hoặc mùa hè khi có ánh nắng rực rỡ. Hoặc cũng có một số hiếm trường hợp trầm cảm vào mùa xuân và hè.

Các triệu chứng của trầm cảm theo mùa cũng tương tự với bệnh trầm cảm thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn. Trong đó, có thể kể đến một số triệu chứng điển hình như:

Các triệu chứng trầm cảm vào mùa đông và mùa thu

  • Cảm xúc thất thường
  • Thu mình lại, xa lánh xã hội và tránh sự tiếp xúc với người khác.
  • Lo lắng, bồn chồn, bứt rứt
  • Suy giảm năng lượng
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ nhiều hơn
  • Mất đi hứng thú với mọi việc, kể cả những niềm đam mê sở thích trước đó
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc đặc biệt ăn nhiều gây ra tăng cân, nhất là các loại thực phẩm chứa carbohydrates.
  • Dễ mất tập trung và khả năng xử lý thông tin
Bệnh trầm cảm theo mùa
Bị trầm cảm theo mùa khiến người bệnh uể oải, mất năng lượng, buồn bã, chán nản, dễ cáu gắt, xa lánh xã hội…

Các triệu chứng trầm cảm vào mùa xuân và mùa hè

  • Khó chịu, rối loạn lo âu, mệt mỏi, dễ kích động, dễ bộc phát
  • Chán ăn, sụt cân không phanh
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình thức giấc.

Các triệu chứng trầm cảm theo mùa ngược

Trầm cảm theo mùa ngược là một dạng rối loạn lưỡng cực bao gồm trạng thái kích động, hạn chế suy nghĩ, nói nhanh. Một số biểu hiện điển hình như:

  • Trạng thái tâm lý luôn được kích thích, nâng cao
  • Hiếu động quá mức
  • Tăng cường thực hiện các hoạt động xã hội
  • Mất kiểm soát sự hưng phấn, nhiệt tình trong mọi tình huống.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm theo mùa

Các chuyên gia tâm lý cho rằng có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm theo mùa, trong đó liên quan phần lớn đến cường độ ánh sáng suy giảm và thay đổi thất thường trong mỗi mùa. Chính sự thiếu ánh sáng này là tác nhân gây ra hàng loạt những sự thay đổi như:

  • Nhịp sinh học (circadian nhịp điệu): Vào mùa đông và mùa thu, ánh sáng mặt trời giảm đi rõ rệt gây ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học hằng ngày của bạn, khiến người bệnh bị rối loạn tạm thời khả năng nhận biết khi nào nên ngủ hay lúc nào nên thức. Từ đó khởi phát các triệu chứng trầm cảm điển hình như vừa kể trên.
  • Nồng độ Serotonin: Serotonin là một chất đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thần kinh, ổn định cảm xúc. Nó có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến những cảm xúc, biểu hiện trạng thái của con người. Tuy nhiên, khi ánh sáng ban ngày thay đổi theo mùa, nhất là mùa đông và mùa hè gây ra tình trạng suy giảm nồng đồ serotonin và hình thành các triệu chứng bệnh trầm cảm.
  • Nồng độ Melatonin: Thói quen đi ngủ hằng ngày phụ thuộc phần lớn vào ánh sáng. Vì vậy, bước vào những thời điểm có ánh sáng yếu như mùa thu và mùa đông sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của bạn do suy giảm nồng độ melatonin trong cơ thể.
Bệnh trầm cảm theo mùa
Nguyên nhân khởi phát trầm cảm theo mùa chủ yếu do sự thay đổi về cường độ ánh sáng vào mùa đông hoặc mùa thu

Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, còn có một số yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh trầm cảm theo mùa như:

  • Do giới tính: Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm theo mùa thường cao hơn nam giới. Tuy nhiên, nam giới khi mắc phải căn bệnh này sẽ có những triệu chứng và biểu hiện trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Tuổi tác: Người trẻ tuổi thường sễ bị trầm cảm vào mùa đông hơn người cao tuổi.
  • Do di truyền: Bệnh trầm cảm theo mùa cũng có thể di truyền qua các thế hệ và từ các thành viên khác trong gia đình. Hoặc có thể di truyền bệnh trầm cảm dạng khác.
  • Người bệnh đang mắc bệnh trầm cảm: Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm hoặc đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ có nguy cơ mắc thêm bệnh trầm cảm theo mùa cao hơn so với người bình thường, lúc này các triệu chứng cũng sẽ nặng hơn.
  • Sống xa Xích đạo: Những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nằm xa đường Xích đạo về phía nam hoặc phía bắc sẽ có khí hậu khác biệt. Độ sáng của ánh mặt trời thường rất yếu ớt vào mùa đông, hầu như không có tia nắng do ngày dài hơn vào mùa xuân.

Bệnh trầm cảm theo mùa có nguy hiểm không?

Các chuyên gia tâm lý khuyến khích người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Ngoài ra, trong quá trình mắc bệnh, người bệnh cũng cần quan sát theo dõi thật cẩn thận các triệu chứng bệnh.

Bởi cũng tương tự như các dạng bệnh trầm cảm khác, trầm cảm theo mùa có thể tăng dần mức độ và gây ra nhiều hiểm họa, biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời:

Bệnh trầm cảm theo mùa
Bệnh trầm cảm theo mùa không được điều trị sớm được xem là mối hiểm họa khó lường đối với người bệnh
  • Xa lánh xã hội, cắt đứt với thế giới bên ngoài, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong đời sống.
  • Gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng công việc, học tập, ảnh hưởng tương lai.
  • Nhiều người mắc bệnh trầm cảm theo mùa và lạm dụng rượu bia, các chất kích thích để quện đi nỗi buồn, sự lo âu, rối loạn hoảng sợ,… và hậu quả là gây ra nhiều bệnh lý mạn tính, suy giảm chức năng nội tạng nghiêm trọng.
  • Rơi vào trạng thái cô lập, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có mong muốn tự tử, tìm đến cái chết để giải thoát.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm theo mùa

Đầu tiên, nếu nghi ngờ bản thân đang có những dấu hiệu bất ổn về tâm lý nhưng không thể lý giải được là do nguyên nhân gì, tốt nhất bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

Trước khi đi khám, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin như:

  • Các triệu chứng của bạn bắt đầu từ khi nào, có điều gì, sự kiện nào tác động và khiến nó trở nên tồi tệ hơn không.
  • Các biểu hiện trong giai đoạn bệnh như thiếu sức sống, mất đi năng lượng, buồn chán, bứt rứt, khó chịu, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, dễ cáu gắt, không muốn nói chuyện với ai…
  • Ghi chép thật kỹ những sự việc, sự kiện khiến bạn căng thẳng, áp lực gần đây trong cuộc sống.
  • Những vấn đề về sức khỏe, thể chất của bạn có đang bình thường hay không, có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý hay không.
  • Bạn có đang sử dụng thuốc trị bệnh, vitamin hay loại thực phẩm chức năng nào không.
  • ….
Bệnh trầm cảm theo mùa
Việc chẩn đoán bệnh trầm cảm theo mùa khá khó khăn vì các triệu chứng thường tương tự với các bệnh tâm lý khác

Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ có căn cứ cơ sở để đánh giá sơ bộ và khách quan tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Sau đó, để chẩn đoán chính xác liệu có phải bạn đang bị trầm cảm theo mùa hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các kiểm tra sau:

  • Đánh giá thể chất: Dựa vào những câu trả lời về sức khỏe như trên bác sĩ sẽ phán đoán liệu bạn có đang mắc phải một bệnh lý nền nào đó chưa được phát hiện ra hay không vì bệnh tật cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm.
  • Xét nghiệm: Một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm tuyến giáp… sẽ được chỉ định thực hiện trong trường hợp này để biết rằng chúng có đang hoạt động tốt hay không.
  • Thực hiện bài test đánh giá tâm thần: Thực hiện biện pháp này giúp kiểm tra chính xác các dấu hiệu trầm cảm thông qua lời nói, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi này bằng cách điền vào bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Bệnh trầm cảm theo mùa là một dạng của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Mặc dù người bệnh được kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá chi tiết đến mấy thì việc chẩn đoán chính xác bệnh cũng không hề dễ dàng vì hầu hết các dạng bệnh trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần đều có những triệu chứng tương đồng.

Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm theo mùa, bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các bệnh tâm thần (DSM – 5) do Hiệp hội Tâm thần Mỹ xuất bản.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo mùa sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Trầm cảm theo mùa diễn ra ít nhất trong vòng 2 năm liên tiếp.
  • Trầm cảm theo mùa bắt đầu và kết thúc vào một mùa cụ thể trong năm.
  • Trong các mà còn lại trạng thái tâm lý của người bệnh hoàn toàn bình thường.

Các biện pháp điều trị trầm cảm theo mùa hiệu quả

Có thể thấy bệnh trầm cảm theo mùa nói riêng và tất cả các căn bệnh tâm lý nói chung đều rất nguy hiểm, khó kiểm soát và tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường trước. Vì vậy, việc người bệnh chủ động tiếp nhận điều trị sớm sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Hiện nay, việc điều trị trầm cảm theo mùa gồm các biện pháp: sử dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng và trị liệu tâm lý. Trường hợp bạn bị trầm cảm theo mùa có liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực hãy báo cho bác sĩ biết để được trực tiếp điều trị bằng liệu pháp ánh sáng hoặc dùng thuốc chống trầm cảm.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm theo mùa đều được kê đơn sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp từ nhẹ, vừa cho đến nặng. Việc sử dụng thuốc thường được bác sĩ chỉ định ngay khi bệnh vừa khởi phát triểu chứng và tiếp tục sử dụng cho đến khi các triệu chứng trầm cảm đã biến mất để ngăn ngừa tái phát bệnh.

Bệnh trầm cảm theo mùa
Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh nặng hay nhẹ và các triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc chống trầm cảm phù hợp

Tuy nhiên, việc dùng thuốc chống trầm cảm mất khá nhiều thời gian mới đem lại hiệu quả. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau, người bệnh sẽ được thử sử dụng từng loại cho đến khi tìm ra thuốc phù hợp với thể trạng và cơ địa cũng như ít gây ra tác dụng phụ nhất.

Một số loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm theo mùa phổ biến như: bupropion (Wellbutrin XL), paroxetin (Paxil), sertraline (Zoloft), fluoxetine (Prozac, Sarafem) và venlafaxine (Effexor).

Lưu ý với những người hầu như năm nào cũng bị trầm cảm theo mùa nên sử dụng thuốc khi các triệu chứng bắt đầu để quá trình điều trị bệnh dễ dàng, mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

Ứng dụng ánh sáng trị liệu

Việc sử dụng liệu pháp ánh sáng xuất phát từ nguyên nhân khởi phát bệnh do sự thay đổi nguồn ánh sáng giữa các mùa. Đây là phương pháp điều trị được đánh giá cáo về mức độ hiệu quả, an toàn và ít gây tác dụng phụ.

Người bệnh sẽ phải ngồi trước một thiết bị chiếu sáng trong khoảng thời gian 45 phút/ ngày để bạn được tiếp xúc với nguồn ánh sáng rực rỡ. Nguồn ánh sáng này tương đồng với ánh sáng tự nhiên ngoài trời và tác động làm thay đổi các chất hóa học bên trong não bộ, từ đó thay đổi trạng thái tâm lý của người bệnh.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành trị liệu bằng phương pháp này là vào buổi sáng. Tránh thực hiện vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ vì dễ gây ra triệu chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ. Các chuyên gia khuyến khích để kết quả điều trị cao hơn, người bệnh nên chủ động ra ngoài, tiếp xúc với thiên nhiên, đặc biệt là ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều.

Bệnh trầm cảm theo mùa
Áp dụng liệu pháp trị liệu ánh sáng giúp tác động đến não bộ, thay đổi trạng thái tâm lý tốt hơn khi bị trầm cảm theo mùa

Trị liệu ánh sáng là liệu pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, cần phải có máy móc, thiết bị chuyên dụng và giám sát thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, biết điều chỉnh nguồn sáng phù hợp. Vì những nguời trầm cảm theo mùa thường nhạy cảm với ánh sáng và dễ bị tổn thương nếu điều trị dưới ánh đèn chói quá mức.

Thông thường, áp dụng phương pháp điều trị này sẽ đem lại kết quả tích cực sau vài tuần nếu người bệnh kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Liệu pháp này sẽ kéo dài trong suốt mùa thu hoặc mùa đông cho đến khi chuyển sang mùa xuân mùa hè hoặc tùy theo sự chuyển biến tình trạng bệnh của bạn.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp phổ biến và chuyên biệt không chỉ dành cho bệnh trầm cảm theo mùa mà còn ứng dụng vào điều trị mọi căn bệnh tâm lý nói chung. Mấu chốt của phương pháp này chính là sự chia sẽ, gợi mở và tháo gỡ nút thắt tâm lý trong lòng người bệnh. Từ đó, tư vấn sâu hơn về cách thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, cải thiện trạng thái tâm lý mỗi khi cảm thấy tồi tệ.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ phải học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực theo mùa, quản lý nỗi sợ hãi, căng thẳng, lo âu… Bởi trực tiếp đối mặt và vượt qua luôn là cách tốt nhất để lấy lại quyền kiểm soát trí lực.

Biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh trầm cảm theo mùa

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo mùa do bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần kết hợp thực hiện một số lưu điều sau để nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Tạo cho bản thân một môi trường sống lành mạnh, thay vì tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì ta nên ra ngoài chơi nhiều hơn, cởi mở hơn bằng cách đi dạo sau mỗi bữa ăn, ăn trưa ở công viên gần nhà hay chỉ đơn giản là ngồi nhìn phố xá và tận hưởng ánh sáng mặt trời.
  • Nếu ở nhà, hãy mở cửa sổ nhiều hơn, chặt bỏ bớt những nhánh cây rậm rạp, che khuất ánh sáng chiếu vào nhà… Nên chọn những vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nếu muốn ngồi thư giãn. Thậm chí trong thời điểm trời lạnh, trời nhiều mây cũng đừng ngần ngại dành thời gian tận hưởng chúng vào buổi sáng.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. Đây được xem là “liều thuốc” quan trọng đối với những người mắc bệnh trầm cảm nói chung. Các hoạt động thể chất giúp cơ thể toát mồ hôi, các cơ khớp được hoạt động tăng cường sức khỏe, cải thiện xương khớp và đặc biệt là điều chỉnh tâm trạng, giúp bản thân yêu quý cơ thể của mình hơn, từ đó cải thiện cảm xúc.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng và ưu tiên những loại thực phẩm tốt cho thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng. Đặc biệt bổ sung vitamin D từ thực phẩm, đây là chất tăng cường các thụ thể trong não và tăng mức serotonin hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia với mục đích giải tỏa căng thẳng.
  • Khi bạn thấy buồn phiền, chán nản và bế tắc vô cớ, hãy tìm đến người thân, bạn bè để chia sẻ. Sự chia sẻ và kết nối sẽ giúp bạn thoải mái hơn, quên đi những lo âu trong lòng.
  • Nếu có điều kiện, hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến đi chơi xa đến một nơi có nhiều nắng ấm hoặc mát mẻ. Vui chơi không chỉ giúp bạn vui vẻ hơn mà còn ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trầm cảm theo mùa tái phát.
Bệnh trầm cảm theo mùa
Học cách suy nghĩ tích cực, vui vẻ lạc quan và vận động thường xuyên đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần

Bệnh trầm cảm theo mùa là bệnh tâm lý có thể điều trị được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến tâm lý. Thay vào đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách, kịp thời tránh biến chứng.

Cùng chuyên mục

tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và giải pháp trị liệu an toàn hiệu quả

Tại sao thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ tự tử? Có giải pháp an toàn và hiệu quả hơn không? Trên mỗi bao bì của thuốc chống trầm...

7 Cách chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc đơn giản bạn nên thử

Chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc sẽ phù hợp đối với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Các biện pháp...

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm sau sinh hiện nay đang là vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm. Đây là một dạng bệnh về tâm lý xảy ra ở phụ nữ sau...

Các giai đoạn của bệnh trầm cảm và dấu hiệu đặc trưng

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, căn bệnh trầm cảm có 3 giai đoạn chính đó là giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn