Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, tác hại gì?

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày đều gặp phải triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng, tức ngực, đầy bụng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,… Lượng axit ở dạ dày bị trào ngược gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh đối diện với nhiều biến chứng phức tạp.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không ngừng tăng nhanh. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Khi mắc phải căn bệnh này, chất dịch axit trong dạ dày sẽ bị lẫn với thức ăn và đẩy nhanh lên thực quản. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi, đau rát vùng thượng vị, tức ngực,… Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới và vùng cổ
  • Khản giọng, ho khan, mất tiếng
  • Đắng miệng, miệng tiết nhiều nước bọt
  • Đau tức ngực, khó thở, hơi thở gấp gáp

Ban đầu, các triệu chứng bệnh chỉ thoáng qua và rất ít bệnh nhân phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, càng về sau, những tổn thương ở thực quản, họng, hầu sẽ khiến người bệnh phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thực tế, rất nhiều người bệnh nhầm tưởng bệnh trào ngược dạ dày với những bệnh lý thông thường khác. Không ít bệnh nhân đến bác sĩ thăm khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, thậm chí là ung thư dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày có tác hại gì?

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược TP HCM) cho biết, ở tâm vị của dạ dày có cơ vòng giống như một van kín giúp ngăn ngừa thức ăn bị trào lên trên. Tuy nhiên, khi các yếu tố bảo vệ cơ vòng không còn, chất dịch nhầy và lượng axit ở dạ dày quá nhiều sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày. Với căn bệnh này, nếu không được kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại của bệnh trào ngược dạ dày gây ra, người bệnh cần phải biết.

# Viêm đường hô hấp

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày gây viêm đường hô hấp.

Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày, chỉ cần một lượng nhỏ chất dịch axit bị trào ngược chảy vào đường hô hấp sẽ khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp. Kèm theo đó, người bệnh có thể bị viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn,…

# Hẹp thực quản

Niêm mạc thực quản nhanh chóng bị tổn thương và gây hẹp thực quản. Người bệnh sẽ thường xuyên bị nôn ói, buồn nôn, khó nuốt thức ăn, đau tức ngực,… Vùng viêm loét ở niêm mạc sẽ bị xơ hóa gây co rút thực quản, hẹp thực quản.

# Barrett thực quản

Lượng axit ở dạ dày tiếp xúc với thực quản quá lâu sẽ khiến cho các tế bào lót nhanh chóng bị biến đổi màu sắc. Lúc này, barrett thực quản sẽ có nguy cơ bị nguy cơ ung thư thực quản. Đây là biến chứng rất nguy hiểm và khó có thể phát hiện kịp thời.

# Viêm loét thực quản

Lượng axit ở dạ dày bị trào ngược liên tục sẽ gây nhiễm trùng thực quản và làm mòn mô thực quản. Thời gian dài, người bệnh sẽ bị chảy máu thực quản, viêm loét trên diện rộng. Bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng như đau khi nuốt thức ăn, nóng rát thực quản, tức ngực, khó thở,… Triệu chứng bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào mức độ viêm loét, tổn thương ở thực quản.

# Ung thư thực quản

Biến chứng này gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nhất là những bệnh nhân trên 50 tuổi. Bệnh nhân có biểu hiện nuốt nghẹn, đau nhức xương ức, ho khạc, khàn tiếng, sụt cân, nổi hạch, suy nhược cơ thể,… chỉ sau 1 tháng.

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh này rất dễ tái phát. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cần phải có thời gian dài. Do đó, bệnh nhân không nên nóng vội mà phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm nếu bị trào ngược dạ dày.

Thông thường, người bệnh trào ngược dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và cân bằng độ PH bằng một số loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Thuốc kháng H2: Giảm tiết axit ở dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton: Kiểm soát và ngăn ngừa tiết axit
  • Nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày PPI: Cân bằng axit trong dạ dày
  • Các loại thuốc khác như Rabeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Omeprazole,…

Nếu điều trị nội khoa không khỏi, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh khác như cắt niêm mạc nội soi, điều trị bằng nhiệt độ thấp, điều trị bằng laser, sóng cao tần,… Trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ phẫu thuật khâu gấp đáy vị của dạ dày quanh đoạn dưới thực quản. Đây là cách giúp tăng cường cho cơ thắt dưới thực quản. Đồng thời loại bỏ các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh trào ngược dạ dày. Với căn bệnh này, ngoài việc chữa trị bệnh theo các phương pháp bác sĩ chỉ định, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý với các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Duy trì cân nặng, tránh tình trạng béo phì, tăng cân
  • Không nên mặc quần áo quá chật ở phần bụng và thắt lưng
  • Tránh các động tác gập người, vận động nhiều
  • Không được nằm sau khi ăn, nên nằm ngủ ở tư thế phần đầu cao hơn
  • Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ, không được ăn quá no hoặc thường xuyên để bụng đói
  • Không nên ăn thực phẩm có chứa lượng axit cao, nước uống có ga, đồ ăn cay, nóng
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan để giúp bệnh nhanh chóng khỏi
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Với căn bệnh này, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám, chữa trị sớm. Trong quá trình chữa trị, nếu triệu chứng trào ngược dạ dày không được cải thiện hoặc chuyển biến xấu hơn, người bệnh nên báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có hướng kiểm soát kịp thời.

Cùng chuyên mục

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu, một trong những phương pháp không thể bỏ qua đó là phương pháp chữa đau dạ...

Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Biến chứng và cách trị

Hiện nay, số người mắc các chứng bệnh về dạ dày ngày càng chiếm một số lượng lớn. Căn bệnh dạ dày và những biến chứng của nó khiến cho...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày là phương pháp vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên kết hợp mật ong...

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Khuẩn HP được biết đến với cái tên đầy đủ lả Helicobacter Pylori - là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét, ung thư dạ dày…...

Đau dạ dày: Vị trí đau, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đau dạ dày (tên gọi khác là đau bao tử) là một loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác...

Đau dạ dày từng cơn – Cảnh giác kẻo nhập viện

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Dưới nhiều tác động của chế độ dinh dưỡng và môi trường, bộ phận này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn