Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?

Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh rất “khó chiều”, vì nếu người bệnh không có chế độ ăn uống hợp lý thì dạ dày sẽ phản ứng lại ngay. Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn trong quá trình điều trị cũng như sau điều trị. 

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?
Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?

Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh trào ngược dạ dày 

Một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do chế độ ăn uống không hợp lý. Dẫn đến các acid dạ dày trào lên thực quản và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Bệnh đi kèm với các triệu chứng như ợ nóng, đau rát vùng thực quản, viêm họng, khàn giọng,…

Vì dạ dày là nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý thức ăn, nên để cải thiện tình trạng bệnh cũng như tránh bệnh tái lại nhiều lần,người bệnh cần chú ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng. 

Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh trào ngược dạ dày
Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh trào ngược dạ dày
  • Người bệnh nên chọn những thực phẩm có tính trung hòa các acid như: Bột yến mạch, bánh mì, các thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa,…
  • Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm kích thích đến cơ thắt ở thực quản hay các thực phẩm làm tăng tiết acid như: Bia, rượu, cà phê, đồ cay, bạc hà, đồ có chứa nhiều dầu mỡ,…

Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa

Một số thực phẩm chứa đạm dễ tiêu như: Thịt lợn, thịt ngan, tim lợn, lưỡi lợn. Lưu ý người bệnh trào ngược dạ dày hạn chế ăn thịt gà và thịt vịt, trong thịt gà có tính nóng còn thịt vịt có tính hàn đều không tốt cho dạ dày.

Bột yến mạch, bánh mì

Bột yến mạch, bánh mì là lựa chọn tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày. Bánh mì và bột yến mạch có khả năng hấp thụ lượng acid thừa bên trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, đau rát vùng thực quản.

Đối với bột yến mạch, bạn có thể dùng làm các món súp, cháo, làm bánh để kích thích cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, người đang điều trị bệnh trào ngược thực quản nên ăn các món cháo và súp, hạn chế ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu hóa.

Các loại đậu

Một số loại đậu chứa các amino acid, chất xơ dùng tốt cho người bị chứng trào ngược dạ dày. Lưu ý, người bệnh cũng nên tránh các loại đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan,…Chứa carbohydrate gây ra chứng đầy hơi.

Vì vậy, trước khi dùng những loại đậu này, người bệnh ngâm với nước để qua đêm trước khi chế biến và ăn từng ít để dạ dày có thể thích nghi.

Các loại sữa

Trường hợp người bị trào ngược dạ dày cần cung cấp dinh dưỡng từ sữa thì cũng nên chú ý lựa chọn các loại sữa phù hợp. Vì trong sữa bò nguyên chất làm cơ thắt ở thực quản dưới thư giãn dẫn đến các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, bạn nên chọn các loại sữa dê hoặc sữa bò sau khi tách kem. Đây là những loại sữa chứa các thành phần dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa.

Với các loại sữa có tính acid nhẹ người bệnh không nên uống khi bụng đói. Thời điểm uống sữa tốt nhất là khoảng 2 giờ sau khi ăn, không uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ không tốt cho dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Các loại kẹo cao su

Việc nhai kẹo cao su thường xuyên sẽ giúp kích thích các tuyến nước bọt tiết ra, vì nước bọt có tính kiềm nên sẽ làm dịu các cơn đau ở niêm mạc thực quản, đưa các acid xuống dạ dày.

Tránh dùng kẹo cao su có chứa bạc hà, vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản bên dưới.

Dưa gang, dưa hấu 

Trong dưa gang, dưa hấu có chứa các chất giúp trung hòa lượng acid thừa trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, dưa hấu và dưa gang cũng cung cấp các vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, diệt các vi khuẩn có hại, làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Lưu ý người bệnh không dùng sữa chua khi đói.

Gừng

Gừng giúp hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày, trong gừng có các chất chống viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày, làm giảm tình trạng các acid trào ngược lên dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

Các bác sĩ chuyên ngành điều trị về bệnh trào ngược dạ dày đã liệt kê một số thực phẩm nên kiêng ăn trong quá trình điều trị và sau điều trị như sau:

Các thực phẩm có chứa chất béo no 

Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, đầy bụng dẫn đến không thể kiểm soát cơ thắt ở thực quản dưới  và gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo no người bệnh nên kiêng như: Phô mai, mỡ động vật, đồ chiên, nướng, bơ thực vật,…Và các loại thức ăn nhanh.

Đồ ăn cay

Ớt và tiêu là những gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Một số gia vị có tính cay sẽ giúp món ăn được ngon hơn, kích thích cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, các gia vị cay nóng sẽ làm tăng các tiết acid ở dạ dày, làm co thắt thực quản dưới gây nên trào ngược dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm như (ớt, tiêu, mù tạc, tỏi,..)

Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?
Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

Đồ chua

Các thực phẩm có tính chua như: Chanh, xoài, các loại dưa muối chua, cam, cóc, ổi,…Đều có chứa hàm lượng axit cao. Chính các axit này sẽ làm tăng khả năng tiết acid trong dạ dày, làm tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn gây nên các triệu chứng ợ nóng, khó chịu, rát họng,…

Vì vậy, người bệnh cần hạn chế dùng các thực phẩm có vị chua trong khẩu phần ăn của mình.

Cà phê

Cà phê giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn cho một ngày làm việc, nhiều người hay uống cà phê buổi sáng. Hoặc những buổi gặp bạn bè, đối tác. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh trào ngược dạ dày không nên uống cà phê, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong quá trình điều trị.

Trong cà phê có tính axit, khi vào đến dạ dày, lúc này dạ dày sẽ tiết ra lượng acid nhiều hơn, làm giảm lực cơ thắt ở dạ dày khiến các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

Thức uống có gas

Những thức uống có gas đều chứa lượng carbonate cao. Các khí ga trong bong bóng khi vào đến dạ dày sẽ tạo áp lực lên dạ dày, gây trào ngược dạ dày. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày. Một số thức uống có gas chứa thêm caffein hay axit sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Theo thống kê, các loại nước ngọt có gas như: Coca, Tab, Diet Pepsi có chứa lượng axit cao nhất.

Đồ uống có chứa các chất kích thích

Các đồ uống chứa các chất kích thích như: Bia, rượu,…sẽ làm tăng triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khiến bệnh trào ngược dạ dày càng nặng hơn.

Khi người bệnh uống bia, rượu dạ dày bắt đầu tiếp nhận, lúc này dạ dày sẽ tiết ra các acid nhiều hơn bình thường làm mòn lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét, nặng hơn là thủng dạ dày.

Vì vậy, người đang trong quá trình điều trị bệnh hay người sau điều trị nên tránh xa bia rượu để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như tránh bệnh tái lại nhiều lần.

Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?
Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

Thực phẩm chứa cacao, socola

Trong cacao và socola có chứa hàm lượng theobromine và cafein lớn, các chất này gây kích thích và dẫn đến trào ngược dạ dày. Socola sữa có nhiều chất béo có hại hơn socola đen. Nhưng về cơ bản, socola và cacao không phải là sự lựa chọn tối ưu cho người đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bạc hà

Bạc hà tuy có tác dụng làm giảm các biểu hiện ợ chua, ợ nóng, rát họng, đầy hơi, giảm đau dạ dày. Tuy nhiên, trong bạc hà có chất làm giảm co thắt của dạ dày và thực quản. Vì vậy, người bệnh cần chú ý nếu dùng bạc hà.

Thức ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh

Các thức ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, kích thích dạ dày tiết ra các acid nhiều hơn khiến trào ngược dạ dày. Tốt nhất nên dùng đồ ăn và đồ uống còn ấm sẽ tốt cho dạ dày.

Trên đây là các thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho người bị trào ngược dạ dày. Bên cạnh uống thuốc điều trị, chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường  sức đề kháng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn