Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?
Nội Dung Bài Viết
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều gặp phải những triệu chứng như da không, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu,… Vậy bệnh vảy nến có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Theo số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến tăng nhanh, chiếm 1,5 – 2% dân số. Đây là bệnh lý viêm da tự miễn mãn tính, khiến cho các tế bào da nhanh chóng phát triển. Chúng khiến làn da bị ngứa, nổi mảng đỏ, nứt nẻ, tróc vảy, đau đớn,… Các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng tái phát theo chu kỳ và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Vảy nến là bệnh lý rất dễ tái phát nhiều lần nếu không tiến hành điều trị triệt để. Căn bệnh này sẽ không thể tự khỏi nếu không có một quá trình chữa trị lâu dài. Bên cạnh đó, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng tái phát trong nhiều năm và trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh không có bất cứ biện pháp can thiệp nào. Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ rất dễ đối diện với rất nhiều biến chứng phức tạp như viêm khớp vảy nến, đau mắt, viêm kết mạc, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn cảm xúc, xơ cứng động mạch,…
Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Khi những loại vi khuẩn bên ngoài tấn công, xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ suy yếu dần và nhanh chóng làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể móng sẽ rất dễ khiến cho móng bị xơ cứng, chảy máu, xuất hiện mủ. Làn da trở nên bất thường với những mảng tế bào chết xuất hiện liên tục. Khi mắc bệnh vảy nến, các tế bào chết sẽ nhanh chóng được nâng lên, tạo thành mảng trắng.
Một số trường hợp, bệnh vảy nến có thể được cải thiện dần theo thời gian nếu người bệnh biết cách chăm sóc và bảo vệ làn da của mình. Tuy nhiên, bệnh vảy nến sẽ không mất đi hoàn toàn mà luôn tồn tại trên bề mặt da. Chúng hình thành và tạo nên lớp sừng cứng. Chỉ cần gặp được môi trường thuận lợi hoặc các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài thì bệnh sẽ nhanh chóng tái phát. Do đó, bệnh nhân nên tránh những tác nhân gây kích ứng da hoặc yếu tố kích thích khiến bệnh vảy nến hình thành trở lại.
Bệnh vảy nến bắt buộc phải điều trị
Thực tế, những phương pháp chữa trị bệnh vảy nến chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Tuy nhiên, với căn bệnh này, người bệnh bắt buộc phải tiến hành chữa trị mới có thể kiểm soát được các triệu chứng phức tạp do bệnh gây ra. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh vảy nến phổ biến nhất, bệnh nhân có thể tham khảo.
# Điều trị tại chỗ
Sau khi tiến hành thăm khám, người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc như axit Salicylic, thuốc mỡ dưỡng ẩm, thuốc sinh học điều trị vảy nến, corticosteroid thoa ngoài da, chất ức chế calcineurin,… Đây là những loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Để giảm các triệu chứng viêm, ngứa ngáy, phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
# Quang trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím để tái tạo các tế bào da, cải thiện tình trạng bong tróc vảy do bệnh vảy nến gây ra. Đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, hạn chế những tổn thương nghiêm trọng ngoài da. Với cách chữa trị này, người bệnh sẽ cải thiện được bệnh nhưng nếu gặp điều kiện thích hợp, làn da không được bảo vệ, bệnh vảy nến sẽ tái phát nhanh hơn.
# Điều trị toàn thân
Cách chữa trị này áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến toàn thân ở mức độ nặng. Các mảng trắng xuất hiện toàn thân và khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Biện pháp phòng tránh bệnh vảy nến tái phát
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh tái phát là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong cuộc sống hàng ngày để tránh bệnh vảy nến xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Vệ sinh làn da sạch sẽ, không được tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, nhất là thành phần vitamin C từ rau củ và trái cây.
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất gây kích ứng da như xà phòng, nước tẩy rửa, dung dịch vệ sinh,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, trứng, thịt gà, thịt bò, rau muống,…
- Không được dùng tay gãi ngứa khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương, viêm nhiễm ở bề mặt da
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây để dễ dàng kiểm soát bệnh
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ, không được mặc đồ quá chật, gây cọ xát, tổn thương làn da
- Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài và kem dưỡng ẩm để giúp làn da có độ ẩm, không bị bong tróc
- Không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh nếu làn da có bất cứ vấn đề bất thường nào
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không được làm việc quá sức
- Tránh căng thằng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh
- Nếu bệnh vảy nến có dấu hiệu tái phát thì người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa được biết để dễ dàng kiểm soát.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được bệnh vảy nến có tự khỏi không? Đây là căn bệnh rất khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Mọi giải pháp chỉ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra và tránh các biến chứng phức tạp, chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh vảy nến, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!