Danh sách bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi bạn nên biết

Top 6 Kem bôi trị viêm da cơ địa của Nhật tốt nhất

Công dụng chữa viêm da cơ địa của muối sẽ khiến bạn bất ngờ

Chi tiết cách chữa viêm da cơ địa bằng lá kinh giới cực đơn giản

Viêm da cơ địa mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Kem bôi da Thuần Mộc có công dụng gì? tốt không? Giá bao nhiêu?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Thử ngay cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực đơn giản

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo bạn đã thử

Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi hoàn toàn không ?

Người bị bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là câu hỏi được nhiều người đang mắc phải bệnh lý này quan tâm. Thực tế, cho đến nay các cách chữa viêm da cơ địa chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như người bệnh tuân thủ hướng dẫn điều trị theo bác sĩ có thể giúp chặn đứng nguy cơ tái phát hiệu quả.

bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không
Người bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa nằm trong nhóm bệnh da liễu có tính chất miễn dịch. Theo nhận định của Y học hiện đại, bệnh viêm da cơ địa là tình trạng dị ứng mãn tính, xảy ra do cơ thể thiếu hụt lượng Filaggrin tạo nên các chất dưỡng ẩm tự nhiên ở trên da. Tình trạng mất cân bằng này khiến làn da người bệnh trở nên nhạy cảm, khi gặp phải các dị nguyên sẽ dễ gây ra kích ứng.

Tình trạng viêm da cơ địa xảy ra rất phổ biến nhất và không loại trừ đối tượng hay độ tuổi nào, bệnh không nguy hiểm từ nguyên căn mà những nguy cơ do viêm nhiễm, bội nhiễm từ triệu chứng mới là những vấn đề phát sinh lo lắng. Khi mắc phải triệu chứng viêm da cơ địa, người bệnh sẽ gặp phải các tổn thương ngoài lớp biểu bì trên da, kèm theo mụn mủ, sưng đỏ gây  đau nhức và ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh lý này có thể xảy ra tại bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là viêm da cơ địa ở tay, chân, vòng quanh cổ, lưng… Do các bộ phận này thường phải tiếp xúc với hóa chất và bụi bẩn nên thường dễ bị kích ứng nhất. Các triệu chứng mẩn đỏ, khô da, mụn nước có thể tái phát nhiều lần và nghiêm trọng hơn sau mỗi đợt tái phát.

Các triệu chứng mãn tính của bệnh viêm da cơ địa là: nổi mề đay, ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, sưng phù nề, bong tróc, đóng vảy… Tình trạng đau rát và nhiễm trùng tùy mức độ mà sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, uể oải, đôi khi kèm theo sốt cao ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc cống.

viêm da cơ địa có chữa khỏi không
Tình trạng viêm da cơ địa có thể cải thiện khi được điều trị sớm

Nhìn chung, bệnh viêm da cơ địa tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nhưng khi bệnh kéo dài và phát sinh nhiều biến chứng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bệnh nhân. Những biến chứng của viêm da cơ địa mà người bệnh cần cảnh giác là chứng nhiễm trùng da, nguy cơ bội nhiễm, và nguy hiểm nhất là ung thư da. Tình trạng lở loét, tổn thương biểu bì nghiêm trọng sẽ để lại những vết sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mĩ.

Người bệnh có thể yên tâm vì viêm da cơ địa không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây lan qua tiếp xúc thông thường. Đồng nghĩa với việc người bệnh hoàn tòan có thể sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa trong cùng không gian với người bình thường mà không lo lây nhiễm.

Tuy nhiên, các triệu chứng ngoài da sẽ lan rộng rất nhanh đến khu vực xung quanh nếu người bệnh không điều trị ngăn chặn sớm. Viêm da cơ địa có thể lây truyền, vì thế những gia đình có người mắc bệnh thì khả năng di truyền cho con cháu rất cao.

Người bị viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Bệnh Viện Y học Dân tộc TP HCM, bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có hi vọng điều trị tích cực khi được chẩn đoán và chữa bệnh sớm theo phác đồ chuyên sâu. Trong thời gian điều trị, bệnh viêm da cơ địa có thể tiếp tục tái phát nhưng các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau từng đợt bùng phát bệnh.

Thời gian chữa bệnh viêm da cơ địa có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng hoặc hơn nhiều năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Phụ thuộc vào tình trạng viêm da, khả năng tiếp nhận thuốc điều trị mà người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc, hoặc điều trị bằng các liệu pháp sinh học. Các phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa được phân thành từng nhóm phù hợp với từng mức độ.

Đối với trường hợp viêm da cơ địa trong giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn điều trị bệnh có thể cải thiện các triệu chứng hoàn toàn khi người bệnh tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Phương pháp chủ yếu là sử dụng thuốc theo đơn kê, đồng thời kết hợp với các phương thuốc bôi ngoài da có corticosteroid. Hoặc một số loại kem bôi ức chế miễn dịch như tacrolimus, pimecrolimu giúp giảm nhẹ các tổn thương.

bị viêm da cơ địa có chữa khỏi được không
Các loại thuốc bôi thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng: Đối với giai đoạn này, những biến chứng của bệnh chưa xuất hiện, triệu chứng viêm nhiễm còn nhẹ, da không tiết dịch nên việc điều trị vẫn có hi vọng phục hồi 90% cho bệnh nhân.

Căn cứ vào các biểu hiện ngoài da, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Nhưng chủ yếu người bệnh sẽ được chỉ định dùng corticosteroid dạng uống hoặc dùng dưới dạng liều tiêm ngắn ngày, hoặc sử dụng các liệu pháp ánh sáng để kháng viêm và ngăn chặn triệu chứng lan rộng. Ngoài ra, kết hợp với việc điều trị chuyên sâu thì người bệnh cần chú ý đến vệ sinh cá nhân. Tránh các nguy cơ dị ứng và ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị viêm da cơ địa ở mức độ mãn tính: Trong giai đoạn bệnh đã chuyển sang mãn tính, người bệnh nên chuẩn bị tinh thần sống với viêm da cơ địa suốt đời. Những dấu hiệu cho thấy bệnh lý chuyển sang mãn tính là làn da bị thâm, liken hóa, lớp biểu bì xuất hiện vết nứt sâu và lan rộng. Phương pháp điều trị chủ yếu là uống glucocorticoid kết hợp chiếu tia cực tím, nhưng phương pháp này chỉ có thể giúp các triệu chứng cải thiện chứ không chữa được bệnh.

Ngoài ra để kiểm soát cơn ngứa ngáy do bệnh  viêm da cơ địa gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc histamin giúp bệnh nhân giảm ngứa. Một khi viêm da cơ địa chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ tái phát nhiều lần khi người bệnh gặp các nguy cơ xúc tác, các cơn ngứa âm ỉ kéo dài gây đau nhức. Vì vậy người bệnh cần thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh để đưa ra những cách khắc phục tạm thời cho người bệnh.

Điều trị viêm da cơ địa và những điều cần lưu ý

Để điều trị viêm da cơ địa, trong giai đoạn bệnh mới bùng phát bệnh nhân nên sớm ngăn chặn các triệu chứng xảy ra bằng thuốc tây y được kê đơn. Chủ yếu các loại kem bôi ngoài da được sử dụng để giảm mất nước và che phủ da bằng một lớp màng bảo vệ. Kem làm mềm da có thể kiểm soát tình trạng da khô, hạn chế tình trạng da đóng vảy và nứt nẻ. Thông thường để làm vùng da bớt khô hơn, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuốc sau:

  • Kem có dưỡng ẩm: Người bệnh được sử dụng hàng ngày để bổ sung độ ẩm cho da.
  • Thuốc bôi corticoid tại chỗ: Hạn chế tình trạng sưng và đỏ xuất phát từ triệu chứng bệnh.
  • Thuốc bôi Pimecrolimus, tacrolimus: Sử dụng cho các triệu chứng viêm da cơ địa tại các vị trí nhạy cảm, hoặc dùng cho người bệnh không đáp ứng với các cách điều trị trên.
  • Thuốc kháng histamine: Sử dụng trong cải thiện các cơn ngứa nặng, có dấu hiệu phù nề, sưng đỏ.

Bên cạnh một số loại thuốc chữa viêm da cơ địa bằng tân dược thì thuốc nam chữa viêm da cơ địa cũng được nhiều người biết đến và áp dụng. Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh bằng cây thuốc nam thường chỉ mang đến hiệu quả với những trường hợp bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen: Người bệnh sử dụng tỏi đen chữa viêm da cơ địa bằng cách ăn sống, hoặc ngâm rượu đều được. Khi ngâm rượu, nên sử dụng khoảng 300 gram tỏi đen ngâm cùng 1 lít rượu trong vòng 2 tuần. Sử dụng phần rượu vừa đủ bôi lên da  hằng ngày, thực hiện đến khi triệu chứng hết hẳn.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Người bệnh chỉ việc lấy lá trầu không đem đâm nhuyễn hoặc vò nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Hoặc sử dụng lá trầu không đun nước tắm hàng ngày để giảm các triệu chứng ngứa và ngăn ngừa tình trạng khô da.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Sử dụng 50 gram lá khế tươi đem đi rửa sạch,  sau đó  đun sôi trong khoảng 20 phút với lượng nước ngập lá. Đun nước đến khi sôi già, sau đó tắt bếp để nguội rồi dùng rây vớt lá khế ra. Lấy nước này ngâm, rửa chân tay hoặc dùng để tắm trực tiếp để sát khuẩn.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Dùng khoảng 50 gram lá lốt tươi, đem đi rửa sạch và cho vào cối giã nát, sau đó đem lá lốt pha với nước ấm để uống. Các khác, người bệnh đâm nát lá lốt với muối, đắp bãn vào vùng da bệnh và cố định bằng băng gạc trong 1 giờ rồi rửa lại với nước.

Những lưu ý để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

Các bài thuốc tây hay thuốc nam kể trên sẽ không phát huy hiệu quả nếu người bệnh không chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Trong thời gian điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Khi vùng da bị ngứa rát, bệnh nhân không dùng tay gãi bởi móng tay sẽ gây tổn thương vùng da, thậm chí gây ra viêm nhiễm trầm trọng.
  • Không tắm với nước quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm làn da tại vị trí viêm bị khô. Tốt nhất chỉ nên tắm với nước âm vừa phải và không sử dụng xà phòng có độ pH cao.
  • Tránh dùng mỹ phẩm, nước hoa hay xà phòng tắm có chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da, người bệnh nên tham khảo các loại xà phòng dành cho người viêm da cơ địa tại các quầy thuốc Tây.
  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi, thuốc uống ngoài da khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Phần lớn các loại thuốc bôi ngoài da tại hiệu thuốc đều có chứa corticoid, nếu lạm dụng thường xuyên có thể gây mòn và tổn thương biểu bì da.
  • Người bệnh nên hạn chế những thực phẩm lạ, kiêng thịt bò, đậu phộng, đậu nành, hảo sản trong thời gian điều trị để đề phòng các triệu chứng bệnh tái phát.
bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không
Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh không nên tắm với nước quá nóng

Người bệnh cũng cần lưu ý, bởi vì viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính và có thể tái phát nhiều lần. Do đó mà người bệnh nên chú trọng đến việc phòng ngừa bằng các nguyên tắc cơ bản. Các biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa gồm có:

  • Người bệnh nên mặc quần áo làm bằng chất liệu cotton thoáng khí, tránh mặc quần áo có chất liệu bông sợi, lông thú, các chất liệu dễ gây kích ứng da.
  • Chú trọng đến việc giữ ẩm cho da, đặc biệt là sau khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm ngay. Người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm ngay sau 3 phút để kem thẩm thấu vào da tốt nhất.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh cần gữ tinh thần thoải mái, tình trạng stress, căng thẳng tinh thần dễ khiến các triệu chứng tái phát khó khắc phục.
  • Trong trường hợp người bệnh dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hoặc những tác nhân bất kỳ từ môi trường thì nên chủ động tránh xa chúng trong thời gian điều trị.

Bệnh lý viêm da cơ địa có chữa khỏi không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp điều trị, chăm sóc da kết hợp trong thời gian điều trị. Để chắc chắn quá trình chữa bệnh có thể khắc phục tối đa các triệu chứng, người bệnh nên tìm đến những bệnh viện uy tín để được tư vấn cách chữa nào hiệu quả từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại làm sao hết ? [ Chuyên gia tư vấn ]

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có thể là hệ quả do căng thẳng thần kinh kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp...

Viêm da cơ địa ở đầu xử lý như thế nào ?

Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý về da liễu thường gặp, bệnh gây ra các triệu chứng như ngứa ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và chảy dịch...

Công dụng chữa viêm da cơ địa của nha đam ít ai ngờ

Chữa viêm da cơ địa bằng nha đam có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, dưỡng ẩm và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra với đặc tính chống...

Bệnh viêm da cơ địa là gì ? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da gây đỏ và ngứa, bệnh tiến triển từng đợt và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm nhưng người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn