Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Không chỉ người trưởng thành, bệnh viêm nang lông ở trẻ em ngày càng có xu hướng tăng lên. Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng ngừa cho con.

I/ Thông tin cần biết về bệnh viêm nang lông ở trẻ em

Viêm nang lông là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ mà đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hiện nay bệnh viêm nang lông ở trẻ em ngày càng tăng lên do lớp da của trẻ nhỏ còn mỏng, yếu và dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh.

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em và những thông tin cần biết
Bệnh viêm nang lông ở trẻ em và những thông tin cần biết

Triệu chứng

Cũng giống như triệu chứng bệnh viêm nang lông ở người trưởng thành, viêm nang lông ở trẻ em thường có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ nhỏ luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da. Thường thấy trẻ gãi ở một vùng nhất định.
  • Xuất hiện các mụn có màu đỏ thẫm, có thể có mủ ở bên trong.
  • Vùng da mặt, da ngực, da tay, da chân, lưng… có những nốt nhỏ gây ngứa.
  • Lông mọc ngược, mọc thành hình xoắn ốc tại chân lông cũng là triệu chứng bệnh viêm nang lông ở trẻ em.
  • Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc do ngứa ngáy khó chịu.

Khi mới khởi phát, có thể trên da chỉ xuất hiện các nốt mụn nhỏ, sau đó những nốt mụn này sẽ lan rộng sang các vị trí xung quanh và có thể hình thành nốt mủ bên trong.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở trẻ nhỏ

Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh viêm nang lông chỉ xuất hiện ở người lớn. Nhưng thực chất, khả năng trẻ nhỏ bị viêm nang lông còn cao hơn người lớn gấp 3 lần. Sở dĩ như vậy là bởi các nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Theo các thống kê cho thấy, có đến 65% người mắc bệnh viêm nang lông là có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng bị trước đó.
  • Thường xuyên cho con mặc quần áo bó sát: Không giống như người lớn, làn da của bé vô cùng nhạy cảm. Nếu cho con mặc những bộ quần áo quá bó sát sẽ làm mồ hôi không thể thoát ra ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi khiến cho các vi khuẩn và nấm phát triển, gây bệnh viêm nang lông.
  • Do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Bé không được tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở trẻ. Vì khi những bụi bẩn, các tế bào chết, bã nhờn trên da không được loại bỏ sẽ làm bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng này cứ để lâu sẽ dẫn đến bệnh viêm nang lông. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chý ý vệ sinh cho con để tránh tình trạng này.
  • Do rối loạn tuyến dầu: Vì hệ thống bài tiết ở trẻ nhỏ hoạt động chưa được ổn định. Vì thế, khi tuyến dầu tiết ra quá nhiều sẽ khiến lỗ chân lông bị ứ tắc, gây viêm nang lông.

Ngoài ra, có thể còn một số nguyên nhân gây bệnh khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

II/ Các biện pháp điều trị bệnh viêm nang lông ở trẻ em

Chữa viêm nang lông ở trẻ bằng bài thuốc dân gian là phương pháp an toàn
Chữa viêm nang lông ở trẻ bằng bài thuốc dân gian là phương pháp an toàn

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, làn da đang mỏng manh và hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ. Vì thế, cần áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm nang lông ở trẻ có thể áp dụng:

1. Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm nang lông ở trẻ em

Đây được xem là phương pháp ít gây tác dụng phụ, ít gây hại cho làn da non nớt của bé. Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên cũng mang đến hiệu quả đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh.

*) Dùng lá trầu không:

Theo Đông y, cây trầu không có mùi thơm hắc, vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm và khử trùng nhẹ. Vì thế, nó có thể làm giảm ngứa ngáy, khó chịu cho con. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10 -15 lá trầu không tươi, đem đi rửa sạch.
  • Cho lá trầu không vào nồi, đun sôi lên với nước.
  • Dùng nước lá trầu không để pha với nước sạch để tắm cho bé. Tuy nhiên, các phụ huynh cần chú ý đến nhiệt độ nước, tránh gây bỏng cho con.

*) Trị bệnh viêm nang lông ở trẻ bằng dầu dừa:

Trong thành phần của dầu dừa chứa một lượng acid vừa đủ để diệt vi khuẩn, kháng viêm. Lại không gây hại cho làn da của bé. Ngoài ra, đây là nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da. Vì thế, không chỉ được dùng để chữa hăm, tưa lưỡi, chống ngứa mà nó còn được dùng để điều trị viêm nang lông.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất, đem thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nang lông.
  • Thực hiện massage nhẹ khoảng 10 phút rồi ủ thêm khoảng 30 phút để các dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu tốt hơn.
  • Sau đó, dùng nước ấm để rửa lại, thực hiện thường xuyên sẽ thấy mang lại hiệu quả tốt.

*) Lá trà xanh chữa viêm nang lông ở trẻ nhỏ:

Trà xanh có tác dụng chống khuẩn, sát trùng, giúp làm giảm triệu chứng bệnh
Trà xanh có tác dụng chống khuẩn, sát trùng, giúp làm giảm triệu chứng bệnh

Không chỉ có trầu không, trà xanh cũng có tác dụng diệt trùng, sát khuẩn. Vì thế, dùng loại lá này để tắm cho bé thường xuyên, các triệu chứng viêm nang lông sẽ được giảm đi rõ rệt.

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi (khoảng 15 – 20 lá) , đem rửa với nước muối. Cách này sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn bám trên lá.
  • Chuẩn bị một nồi nước, bỏ lá trà xanh vào đun sôi, để nguội rồi tắm cho con.

*) Chữa bệnh bằng cám gạo:

Cám gạo sẽ giúp loại bỏ lớp vảy sừng trên da, làm sạch lỗ chân lông. Ngoài ra, nó còn cung cấp vitamin B từ đó làm giảm hiện tượng sưng viêm ở các nang lông. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

  • Chỉ cần lấy một ít cám gạo, cho vào chén và trộn chung với ít sữa tươi không đường.
  • Dùng hỗn hợp này để thoa một lớp mỏng lên da của bé, sau đó massage nhẹ nhàng.
  • Để nguyên khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước là được.

*) Trị viêm nang lông ở trẻ bằng nha đam:

Từ lâu, nha đam đã được biết đến với nhiều công dụng như làm đẹp, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Trong đó, dùng nha đam trị viêm nang lông ở trẻ cũng là phương pháp mang thường được áp dụng. Bởi đây là nguyên liệu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu chất kháng khuẩn. Vì thế, dùng nó để trị viêm nang lông cho cả người lớn và trẻ nhỏ đúng cách sẽ mang đến hiệu quả điều trị vô cùng tốt.

  • Hãy chuẩn bị gel nha đam, dùng nó để thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Nên thực hiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm ngứa và dưỡng ẩm cho da.
  • Với những bé có làn da quá nhạy cảm thì không nên áp dụng cách này.
Nên áp dụng các bài thuốc thường xuyên và trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt
Nên áp dụng các bài thuốc thường xuyên và trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt

Mặc dù được xem là an toàn, nhưng các bài thuốc chữa viêm nang lông bằng dân gian cũng có những hạn chế. Hạn chế đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó chính là không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Điều này đòi hỏi cần phải thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài mới thấy được tác dụng. Ngoài ra, chúng thường chỉ có hiệu quả với những trường hợp bệnh đang nhẹ, chưa gây biến chứng. Với những bé có bệnh nặng rồi thì cần áp dụng các biện pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

2. Chữa bệnh viêm nang lông ở trẻ bằng thuốc Tây

Nếu trẻ bị viêm nang lông nặng và áp dụng các bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả, các loại thuốc tây sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, cho trẻ dùng thuốc tây có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Vì thế, hãy tham khảo và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Dưới đây là những loại thuốc thường được dùng:

  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc thuộc nhóm này thường được điều chế ở dạng uống hoặc thoa ngoài da. Thường được dùng trong trường hợp bé bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc khi có biến chứng bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Thuốc NSAID: Được dùng để giảm đau, chống viêm.
  • Các loại thuốc chống nấm: Khi xét nghiệm da mà thấy sự xuất hiện của nấm, các loại thuốc kháng nấm sẽ được chỉ định để ức chế sự phát triển của mầm bệnh.
  • Thuốc kháng histamin: Mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc làm giảm các cơn ngứa, giảm cảm giác khó chịu.

Trường hợp bé không đáp ứng với các loại thuốc được sử dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc để dùng các phương pháp điều trị khác như liệu pháp ánh sáng.

3. Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị viêm nang lông

Trẻ bị viêm nang lông cần được tắm rửa sạch sẽ
Trẻ bị viêm nang lông cần được tắm rửa sạch sẽ

Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh được chữa lành. Điều này cũng sẽ hạn chế được tình trạng bệnh tái phát hoặc trở nặng.

*) Nên tắm rửa thường xuyên cho con:

Với những người bị viêm nang lông, giữ cho cơ thể sạch sẽ là việc trước tiên cần làm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và chưa thể tắm rửa, do đó các bậc phụ huynh cần chú ý để tắm cho con. Nó sẽ làm giảm cơn ngứa, ngăn bội nhiễm, giúp tổn thương ở các nang lông mau chóng được hồi phục.

Khi tắm cho con nên dùng các sản phẩm kháng khuẩn nhưng đảm bảo an toàn như cetapil, safarelle… Tránh dùng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hoặc nhiều bọt, làm da của bé bị kích ứng nặng.

Ngoài ra, nên dùng khăn mềm để tắm cho con. Không được kỳ cọ mạnh hoặc dùng nước quá nóng để tắm tránh làm tổn thương đến làn da. Trước khi mặc quần áo, cần phải lau khô người.

*) Giảm đau, chống ngứa bằng cách chườm mát:

Bệnh viêm nang lông ở trẻ gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Để hạn chế tình trạng này, chườm mát là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Hơi mát sẽ làm giảm tình trạng kích ứng, giảm sưng đau, dịu cơn ngứa.

Chỉ cần dùng một cái khăn mềm, nhúng vào chậu nước mát rồi vắt cho bớt nước. Dùng nó để đáp lên da của bé chừng 20 phút. Nên áp dụng cách này khoảng vài lần mỗi ngày để mang đến tác dụng tốt hơn.

*) Duy trì độ ẩm trên da:

Nên dùng các sản phẩm dưỡng da an toàn để làm giảm triệu chứng bệnh viêm nang lông ở trẻ
Nên dùng các sản phẩm dưỡng da an toàn để làm giảm triệu chứng bệnh viêm nang lông ở trẻ

Làn da bị khô do thiếu nước sẽ làm tình trạng đau rát, ngứa ngáy tăng lên. Vì thế, các mẹ nên áp dụng các biện pháp phù hợp để cấp nước cho con bằng cách khuyến khích uống nhiều nước. Ngoài nước lọc, bé nên uống thêm các loại nước ép trái cây, nước luộc rau. Nó sẽ cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho trẻ, giúp quá trình hồi phục vết thương trở nên nhanh hơn.

Các mẹ cũng nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn cho da để thoa cho con. Không nên dùng kem của người lớn vì có những thành phần không phù hợp cho làn da của trẻ nhỏ.

*) Cần lựa chọn trang phục phù hợp:

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em có thể xảy ra do mặc quần áo quá chật. Vì thế, để con mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi sẽ làm cho khu vực da bị tổn thương được thông thoáng, da không bị cọ sát sẽ nhanh phục hồi. Đồng thời, các mẹ cũng nên dùng các loại quần áp có chất liệu mềm, mỏng, thoáng mát và thấm hút được mồ hôi.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh . Do đó, để bệnh mau lành, các bậc phụ huynh cần ưu tiên cho con ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh lọc cơ thể như  rau xanh, trái cây tươi.

Bên cạnh đó, không nên để con ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, uống các loại nước ngọt hoặc các đồ ăn chiên rán như xúc xích, gà chiên, khoai tây chiên… Vì những thực phẩm này có thể làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh lên, làm bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, bệnh sẽ lâu được chữa lành.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm nang lông ở trẻ em và các biện pháp điều trị. Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm nang lông lại gây khó chịu, làm mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sớm nó sẽ chuyển sang mãn tính, tái phát nhiều lần hoặc gây ra các biến chứng khác. Do đó, hãy đưa con đi khám và  điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu của bệnh viêm nang lông.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị

Viêm nang lông ở lưng: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng có thể  là do cạo và tẩy lông không đúng cách, do vệ sinh kém, làn da ma sát thường xuyên với...

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn