Bị bệnh gout có nên uống rượu bia không?
Nội Dung Bài Viết
Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vậy bị bệnh gout có nên uống rượu bia không? Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất cho bạn.
Bị bệnh gout có nên uống rượu bia không?
Với sự phát triển của xã hội, bệnh gout đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là căn bệnh có xu hướng trẻ hóa và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo các thống kê cho thấy, nếu uống 1 – 2 ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút lên đến 38%. Khi uống 2 – 4 cốc bia mỗi ngày thì khả năng mắc bệnh này tăng 75%.
Lạm dụng bia, rượu không chỉ gây tổn hại cho gan, thận, tim mạch mà sử dụng cồn lâu ngày còn là thủ phạm lớn gây ra bệnh gout, khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những người uống 2 ly rượu mạnh trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout 60% so với người bình thường. Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu/ ngày, nữ giới không được uống quá 1ly rượu/ngày. Việc sử dụng chất kích thích quá nhiều sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Thực tế, hiện nay, có rất nhiều người uống bia, rượu khi đang điều trị bệnh gout. Việc uống quá nhiều bia, rượu sẽ khiến cho bệnh gout chuyển biến nặng hơn. Các khớp chân, tay nhanh chóng bị sưng tấy, gây đau đớn cho người bệnh. Uống rượu, bia sẽ khiến cho nồng độ axit uric trong cơ thể tăng nhanh chóng.
Rượu, bia không tốt cho sức khỏe của con người. Uống rượu, bia quá nhiều sẽ gây hủy hoại cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với căn bệnh gout, rượu, bia chính là tác nhân đẩy nhanh các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể do lượng axit uric tăng đột ngột. Sở dĩ rượu, bia sẽ khiến cho lượng axit uric tăng và khiến bệnh gout nguy hiểm hơn là do một số nguyên nhân sau đây.
# Rượu, bia làm tăng axit uric từ protein
Bia được làm từ lúa mạch lên men tự nhiên và rất giàu protein. Khi uống bia, lượng protein này sẽ nhanh chóng chuyển hóa và sinh ra lượng axit uric trong cơ thể. Tình trạng axit uric tăng nhanh sẽ khiến cho các khớp bị sưng tấy, ửng đỏ và người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Ngoài ra, nếu uống rượu, bia và kết hợp với các loại thức ăn chứa nhiều protein, bạn càng đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh gout.
# Rượu, bia làm giảm đào thải axit uric trong cơ thể
Rượu, bia chính là nguyên nhân gây cản trở và đào thải lượng axit uric trong cơ thể. Chất ethanol trong bia, rượu khi được nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành rất nhiều chất độc hại. Trong đó, axit axetic (chất gây cản trở quá trình hòa tan axit uric) không được đào thải hết khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương các khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
# Rượu, bia làm chết tế bào gan, thận
Rượu, bia là nguyên nhân làm suy giảm chức năng của gan, thận và khiến bệnh gout trở nên phức tạp hơn. Gan và thận là 2 cơ quan giúp đào thải các độc tố trong cơ thể. Nếu uống quá nhiều rượu, bia sẽ khiến cho hai bộ phận này hoạt động liên tục và nhanh chóng suy giảm chức năng. Dần dần, tế bào gan, thận sẽ bị hủy hoại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cho thấy, uống rượu, bia sẽ khiến cơn đau do bị gout ngày càng dữ dội hơn. Các nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 2,5 lần so với người không uống. Do đó, với căn bệnh này, người bệnh không nên uống rượu, bia, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn.
Bí quyết giúp cải thiện bệnh gout hiệu quả
Gout là bệnh lý rất khó chữa trị dứt điểm nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh không phù hợp. Bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều rượu, bia sẽ sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp khiến xương khớp đau nhức, tay chân sưng tấy, ửng đỏ, khó chịu,… Để giúp bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Người bệnh cần sử dụng ít thức ăn chứa nhân purin như bơ, sữa, rau quả, đường,…
- Duy trì cân nặng, kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì khiến bệnh nặng hơn.
- Uống nhiều nước. Mỗi ngày, bạn nên uống 2 lít nước để đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Người bệnh có thể uống thêm một số loại nước ép như nước ép táo, nước dừa, nước chanh,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không được ăn những thức ăn có vị chua như dưa chua, cà muối, quả chua,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Không nên ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều chất đạm và thực phẩm gây tăng lượng axit uric trong cơ thể
- Tích cực luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể nuôi dưỡng và bôi trơn các khớp, ngăn ngừa sự lắng đọng axit uric tăng cao.
- Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không được làm quá sức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya, dậy quá sớm.
- Không được làm việc quá sức hoặc mang vác các loại vật nặng gây chèn ép, tổn thương xương khớp
- Không nên đi lại, di chuyển quá nhiều. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, tránh bệnh không khỏi mà còn chuyển biến nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bị bệnh gout có nên uống rượu bia không? Với căn bệnh này, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh chóng khỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám thường xuyên để bác sĩ có thể kiểm soát những chuyển biến phức tạp của căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!