Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ? [Chuyên gia tư vấn]
Nội Dung Bài Viết
Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua. Sữa chua có một lượng axit nhất định nhưng axit trong sữa chua rất nhỏ, không thể so sánh được lượng axit có trong dạ dày, do đó sữa chua không gây ảnh hưởng tới dạ dày, không những thế, sữa chua rất có ích trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi một số vi khuẩn có hại.
Trong sữa chua có 2 probiotics chính là Bifido Bacterium và Lactobacillus, đường, đạm, chất béo và các vitamin khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. Cụ thể trong 100 gram sữa chua có khoảng 100Kcal, gồm 121mg canxi, 12mg magie, 0,59mg kẽm, 0.05mg sắt, 95mg phốt pho, các vitamin B12,C,D,K,E… giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Một số công dụng chính
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm nồng độ cholesterol trong máu và hạ huyết áp
- Nhờ có lượng canxi và vitamin D dồi dào nên sữa chua giúp xương và răng chắc khỏe
- Hỗ trợ giảm cân, làm đẹp dáng, đẹp da cho phụ nữ
Ngoài những công dụng trên thì sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, những người đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua.
Bị đau dạ dày nên ăn sữa chua hay không?
Trước đây bác sĩ thường khuyến cáo những người bị các bệnh về dạ dày thì không nên ăn sữa chua, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy ăn sữa chua rất có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày, kể cả viêm loét tá tràng vì trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn và nồng độ axit sữa chua không nhiều so với axit trong dạ dày, do đó không gây hại cho dạ dày.
- Trong sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus giúp cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa, do đó có thể ngăn chặn vi khuẩn H.Pylori làm hại dạ dày. Nhờ vi khuẩn lactobacteriacae, đường đôi lactose khi lên men sẽ chuyển hóa thành đường đơn glucose và galactose , sau đó chuyển hóa thành axit lactic. Axit lactic tác dụng với canxi cazeinat tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa, ngoài ra, axit lactic có trong sữa chua sẽ kìm chế sự phát triển của vi khuẩn gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – Helicobacter Pylori.
- Vi khuẩn lên men trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza thủy phân protein thành các axit amin cho cơ thể dễ hấp thụ. Một số axit trong sữa chua còn kìm chế sự phát triển của vi khuẩn gây men thối trong ruột.
- Một số vi khuẩn có trong sữa chua sẽ tiết ra các chất kháng sinh tự nhiên interferon gamma giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Như vậy sữa chua không có hại cho dạ dày, mà còn bổ sung một số lượng men vi sinh tự nhiên giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Một số điều lưu ý khi ăn sữa chua
Ăn sữa chua thế nào cho đúng cách
- Không nên ăn quá nhiều sữa chua vì sẽ gây tăng cân. Trong sữa chua có một số lượng calorie nhất định làm sản sinh nhiệt lượng, sau khi ăn cơm mà ăn sữa chua sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn calorie dễ dẫn đến việc tăng cân. Với người bình thường thì 1 ngày chỉ nên ăn 250-500 gram tương đương 1-2 cốc sữa chua.
- Có thể ăn sữa chua kết hợp với các thực phẩm khác như bánh mì, dâu tây, ngũ cốc… để tăng cường giá trị dinh dưỡng, giúp sữa chua phát huy hết tác dụng.
- Không kết hợp sữa chua với các sản phẩm nướng, có nhiều dầu mỡ, chất bảo quản như thịt xông khói, xúc xích. Khi sản xuất các loại thịt này, người ta thường cho thêm Axit Nitric khi kết hợp với các Axit amin trong sữa chua sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, ngoài ra còn tạo ra một chất gây ung thư rất mạnh N-nitrosamine.
- Không ăn sữa chua khi uống các loại thuốc kháng sinh như Erythromycin, Chloramphenicol, thuốc nhóm Sunfonamides… vì có thể giết các vi khuẩn lactic có trong sữa chua.
- Khi sử dụng sữa chua thì không nên hâm nóng trước khi sử dụng vì các lợi khuẩn có trong sữa chua khi gặp nhiệt độ cao sẽ chết, ngoài ra sữa chua còn bị vón cục, khẩu vị thay đổi. Tuy nhiên có thể làm ấm sữa chua trước khi sử dụng để tăng hoạt tính của axit lactic, có thể đem sữa chua đặt vào một cốc nước ấm 45 độ trong khoảng vài phút là được.
- Không nên ăn sữa chua khi bụng đói, chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn tối, cách tốt nhất là sau khi cơm từ 1-2 tiếng.
Những ai không được dùng sữa chua
- Những người mắc các bệnh lý về đường ruột thì nên thận trong khi ăn sữa chua.
- Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua.
- Những người mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, viêm tụy, sơ cứng động mạch… không nên dùng sữa chua.
Cách chọn loại sữa chua tốt nhất cho dạ dày
Sữa chua khác với nước uống sữa chua
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa chua khác nhau về thành phần. Tuy nhiên nước uống sữa chua không phải là sữa chua, trong nước uống sữa chua thì chỉ có 1/3 là sữa chua. Trong sữa chua thì thành phần lên men hoàn toàn là sữa bò, lượng protein >= 2,9 gram trong khi nước uống sữa chua có protein là 1 gram. Do đó nên đọc thật kỹ để tránh nhầm lẫn.
Luôn đọc kỹ thành phần có trong sữa chua
Có rất nhiều loại sữa chua khác nhau nhưng chúng thường được thêm các thành phần khác nhau như số lượng đường, thuốc tạo màu, chất ổn định, chất bảo quản… Do đó khi chọn sữa chua nên chọn loại có ít các thành phần trên nhất.
Chọn sữa chua ít đường phụ gia nhất
Đường phụ gia chính là nguyên nhân chính làm sữa chua gây hại cho sức khỏe, trong sữa chua thường chứa 1 loại đường tự nhiên lactoza, tuy nhiên các sản phẩm sữa chua hiện nay đều bổ sung lượng đường phụ gia để cho sản phẩm có vị ngọt hơn, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Do đó, nếu có thể thì nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường.
Sữa chua thường hay sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp đã được loại bỏ một phần váng sữa và lactose, có chứa hàm lượng protein cao gấp 2 lần sữa chua thông thường, trong khi lượng carb chỉ bằng một nửa, tuy nhiên lại ít canxi hơn sữa chua truyền thống.
Các loại sữa chua có nguồn gốc từ thực vật như sữa chua đậu nành đang được dùng phổ biến, có chứa ít chất béo, không chứa lactose, tuy nhiên cũng giống như sữa chua Hy Lạp, loại sữa chua này có ít canxi hơn sữa chua thông thường.
Sữa chua hữu cơ hay không
Nghiên cứu cho thấy sữa hữu cơ có thành phần axit béo tốt hơn, tiền vitamin A, E, sắt cao hơn so với sữa chua thường, tuy nhiên lại chứa Selen và I-ốt thấp hơn. Điều này bắt nguồn từ chế độ ăn uống của bò chứ không phụ thuộc vào canh tác công nghiệp hay hữu cơ, do đó không thể biết chính xác được sữa hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn hay sữa công nghiệp đạt lợi ích sức khỏe tốt hơn.
Sữa chua ít béo hay nhiều béo
Ít béo hay nhiều béo không ảnh hưởng tới chất lượng của sữa chua vì trong sữa chua có chất béo chuyển hóa tự nhiên là axit linoleic liên hợp (CIA) không có hại, có thể giúp giảm mỡ trong máu, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm thiểu nguy cơ bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên trong sữa chua ít béo, người ta thường hay bổ sung lượng đường để bù vào hương vị bị mất khi gia giảm chất béo.
Do đó sữa chua không béo hay nhiều béo đều được, tuy nhiên nên chú ý thật kỹ lượng đường có trong sữa chua.
Số lượng probiotics có trong sữa chua
Lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như nâng cao hệ thống miễn dịch, cải thiện hội chứng ruột kích thích, giảm nguy cơ bị trầm cảm… vi khuẩn probiotic Bifidobacterium có trong sữa chua cũng đã được chứng mình là cải thiện tần suất đi ngoài ở phụ nữ và trẻ em.
Do đó khi chọn sữa chua nên chọn sản phẩm có nhiều probiotics nhất có thể, tuy nhiên hiện nay, rất khó xác định được số lượng vi khuẩn hiện nay có trong sữa chua. Quan trọng nhất là nên tránh các loại sữa chua tiệt trùng hay sữa chua đã được xử lý bằng nhiệt. Quá trình này đã tiêu diệt các vi khuẩn tốt có trong sữa chua.
Gợi ý một số loại sữa chua tốt cho dạ dày
Sữa chua Stonyfield Organic
Tất cả sản phẩm của hãng này đều là hữu cơ và các sản phẩm rất đa dạng cho người tiêu dùng. Công ty này có sữa chua Hy Lạp vị trái cây được nhiều người đánh giá cao.
Sữa chua All Natural của Dannon
Sữa chua ở hãng này chỉ có 2 thành phần: sữa ít béo hoặc sữa không béo và chất tạo độ sánh tự nhiên pectin, được đóng dấu “sản phẩm có vi khuẩn sống hoạt động tích cực”, sản phẩm cung cấp 30% lượng canxi hằng ngày, tuy nhiên có nhược điểm là sản phẩm không có bổ sung vitamin D.
Sữa chua nguyên chất Fage
Thành phần chính của sữa chua này chỉ có sữa và các vi khuẩn sống, có 2 lựa chọn là nhiều béo 2% và không béo, tuy nhiên lượng canxi đáp ứng 20% nhu cầu canxi hằng ngày, thấp hơn sữa chua thông thường, ngoài ra cũng không được bổ sung thêm vitamin D
Kết luận nên chọn loại sữa chua có ít thành phần nhất có thể, ngoài ra nên chọn sản phẩm không chứa đường phụ gia, ít béo.
Bị đau dạ dày có thể dùng sữa chua, đây là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và căn bệnh về tiêu hóa nói riêng. Tuy nhiên cần lưu ý một số điều khi sử dụng cũng như khi lựa chọn để có thể tìm cho mình một sản phẩm tốt nhất phù hợp với tình trạng bệnh cũng như nhu cầu của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!