Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung như thế nào lại là vấn đề làm không ít người băn khoăn. Để có được lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây.
I/ Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?
Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến mà ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc tây, hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia… được xem là những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Các triệu chứng đau dạ dày gây nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm.
Để bệnh mau lành, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp y tế, bệnh nhân cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Đặc biệt là nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh xa các thực phẩm có hại để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cũng xuất phát từ lý do này mà nhiều người có thường băn khoăn bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Cách uống vitamin C như thế nào cho an toàn? Bởi họ lo sợ mặc dù mang lại những tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng vitamin C có thể làm giảm độ pH của dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày tổn thương nhiều hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống vitamin C hàng ngày. Nó sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình ức chế và đào thải vi khuẩn Hp – một nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ra bên ngoài. Chưa hết, loại vitamin này còn có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, khắc phục tình trạng viêm loét ở niêm mạc. Đồng thời, tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của các cơ quan tiêu hóa.
Một lý do đặc biệt hơn nữa đó là trong thực tế điều trị cho thấy, khi kết hợp các loại kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton và kháng sinh và vitamin C để chữa bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp, có tác dụng làm giảm kích thích tại niêm mạc đường tiêu hóa. Nguy cơ mắc tác dụng phụ khi uống thuốc cũng được giảm đến mức tối đa.
Chính vì những lý do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng khi chưa biết bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không.
II/ Bị đau dạ dày bổ sung vitamin C cần lưu ý gì?
Mặc dù được xem là tốt cho sức khỏe, nhưng việc bổ sung thiếu hoặc thừa loại vitamin này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt. Cụ thể nếu cơ thể bị thiếu vitamin sẽ mắc phải hàng loạt các bệnh lý như: Khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ nhiễm trùng, gây ra các vấn đề về da, răng, tóc, làm các vết thương lâu lành. Nhưng khi thừa vitamin C, nó lại gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, sỏi thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout…
Vì thế, khi bổ sung vitamin C cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được liều lượng phù hợp. Không được tự ý mua về để dùng, tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.
- Vitamin C được điều chế ở nhiều dạng khác nhau như dạng uống, dạng hỗn dịch, dạng bột, dạng viên sủi. Tuy nhiên, lại có nhiều người đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày có nên uống C sủi không? Theo bác sĩ, người bệnh không nên uống vitamin C dạng viên sủi. Bởi so với dạng nén, vitamin C dạng sủi có hàm lượng vitamin cao hơn. Khi sử dụng, lượng acid trong dạ dày tăng cao sẽ ăn mòn dạ dày, từ đó khiến bệnh trở nên nặng hơn, dễ gây viêm loét và xuất huyết.
- Đây là loại vitamin dễ tan trong nước, khi được đưa vào cơ thể sẽ không giữ được lâu. Vì thế, bệnh nhân nên dùng hàng ngày để mang lại tác dụng tốt nhất.
- Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không thì chúng ta đã có câu trả lời, thậm chí là nên bổ sung hàng ngày để mang đến những tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ nên uống loại vitamin này vào buổi sáng sớm, không nên sử dụng vào ban đêm để hạn chế nguy cơ bị sỏi thận.
- Nên bổ sung vitamin C bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu loại vitamin này nhưng không có vị Vì những thực phấm này sẽ không gây sỏi thận hoặc các tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Đối với những người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase, người đã từng bị sỏi thận, tăng oxalat niệu, rối loạn oxalat, không nên dùng vitamin C liều cao. Người đang bị sỏi thận thì không nên dùng loại vitamin này.
- Vì vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận cho người sử dụng. Do đó, trong quá trình sử dụng cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Người bệnh cũng cần phải đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
- Để đảm bảo hiệu quả, nên sử dụng vitamin C trước hoặc sau khi ăn. Trường hợp sử dụng vitamin C dạng bột, người bệnh có thể dùng nó để hòa chung với thức ăn mềm hoặc nước ép.
- Những tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi uống vitamin C gồm có: Tăng oxalat niệu dẫn đến co cơ bụng, buồn nôn, nôn, ợ nóng… Uống nhiều có thể bị tiêu chảy; làm tác động đến hệ thần kinh trung ương, chóng mặt, ngất xỉu. Vì thế, nếu thấy có những biểu hiện quá liều, cần ngưng sử dụng và liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
III/ Các loại thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người đau dạ dày
Như đã nói, bên cạnh bổ sung bằng đường uống, người bị đau dạ dày nên ưu tiên bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh gặp phải các tác dụng phụ, đồng thời cũng không cần phải sợ dùng thiếu hoặc quá liều.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C nhưng không có vị chua. Bởi khi có vị chua sẽ có lượng acid lớn, nếu dung nạp vào cơ thể sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc, khiến bệnh trầm trọng thêm.
Vì vậy, nếu chưa biết nên ăn gì khi bị đau dạ dày thì dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung:
- Ổi: Ăn một quả ổi có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 200mg vitamin C .
- Súp lơ xanh: 1 bát súp lơ xanh nấu chín cung cấp cho cơ thể khoảng 50mg vitamin C.
- Súp lơ trắng: So với súp lơ xanh, súp lơ trắng có hàm lượng vitamin C ít hơn, khoảng 40mg mỗi bát.
- Ớt chuông đỏ: Cứ nửa quả ớt chuông đỏ chứa khoảng 95mg vitamin C.
- Quả kiwi: Đây là loại quả chứa một lượng vô cùng lớn loại vitamin C. Chỉ cần một miếng kiwi đã cung cấp cho cơ thể tới 273mg vitamin C rồi.
- Dâu tây: 89mg là lượng vitamin C mà 152g dâu tây có được.
- Đu đủ: Cứ khoảng 100g đu đủ có khoảng 90mg vitamin C.
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến các loại rau quả chứa nhiều vitamin C khác như cải bắp, xu hào, măng tây, mướp đắng, bơ, vải, cà rốt, đậu hà lan… Những món ăn từ các loại thực phẩm này cũng vô cùng dễ chế biến. Tuy nhiên, cần tránh nấu chín kỹ quá để không làm mất đi lượng vitamin có trong món ăn.
IV/ Lợi ích của vitamin C đối với sức khỏe con người
Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không thì chúng ta đã có câu trả lời. Nhưng ngoài việc hỗ trợ điều trị bệnh này ra, vitamin C có tác dụng gì nữa? Theo các chuyên gia, vitamin C hay sinh tố C là một loại vitamin vô cùng tốt đối với sức khỏe con người. Nó đảm nhiệm nhiều chức năng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng của vitamin C đối với con người:
1. Tăng khả năng miễn dịch, giải độc cho cơ thể
Đây là loại vitamin có khả năng sản xuất ra Interferon – một tế bào cơ thể tạo ra. Nó là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể thoát khỏi các tác nhân gây hại.
Chưa hết, vitamin C còn giúp làm giảm độc tính của các loại thuốc, hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Vì thế mà khi không được cung cấp đủ vitamin C, hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà nhất là bị viêm đường hô hấp trên.
2. Tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh
Trong các mô não và tuyến thượng thận, hàm lượng vitamin C khá cao. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, Norepinephrine và cả hormone. Vitamin C còn làm tăng khả năng hấp thu các chất như sắt, acid folic, canxi ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
3. Vitamin C có khả năng tạo collagen, chống oxy hóa
Bên cạnh câu hỏi bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không thì vì sao vitamin C có tác dụng chống oxy hóa cũng được nhiều người quan tâm. Sở dĩ loại vitamin này có khả năng chống oxy hóa là bởi lẽ: Nó hỗ trợ vitamin E và các enzyme chống oxy hóa như Glutathione peroxidase , Catalase… hoạt động tốt hơn. Từ đó hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những tác nhân gây hại bên ngoài cũng tôt hơn. Khả năng này còn giúp da có thể chống lại các gốc tự do được sinh ra bởi tia cực tím, ngăn ngừa lão hóa, tránh tàn nhang, làm giảm sự khô xơ của tóc.
Chưa hết, vitamin C sản xuất được collagen từ tropocollagen. Mà collagen lại là thành phần protein chính của các liên kết dây chằng, xương, sụn. Vì thế, bổ sung vitamin C cũng chính là giúp cho dây chằng, xương, sụn thêm chắc khỏe.
4. Giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
Sở dĩ bổ sung vitamin C có thể hạn chế mắc các bệnh lý về tim mạch là do nó làm cho thành mạch được bền hơn, nhất là đối với các mạch máu nuôi tim. Vitamin C cũng sẽ ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông, ngăn xơ vữa động mạch. Từ đó giảm nguy cơ tăng huyết áp và tắc mạch.
Ngoài ra, bổ sung vitamin C còn có nhiều công dụng khác như trị cảm lạnh, cảm cúm, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương khớp, khắc phục nhiễm độc chì, giúp điều hòa nồng độ cholesterol trong máu. Tuy có nhiều công dụng tốt, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp loại vitamin này mà cần bổ sung bằng thực phẩm, viên sủi, thuốc tiêm… Mà sử dụng không đúng cách lại gây hại cho cơ thể. Vì vậy trước khi bổ sung bằng đường uống hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không và một số thông tin cần biết. Mặc dù người đau dạ dày nên uống vitamin C, nhưng bệnh nhân cần dùng đúng liều lượng và đúng cách để không gây hại cho sức khỏe của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!