Bệnh nhân bị gai cột sống có nên uống sữa Anlene?
Nội Dung Bài Viết
Khi bị gai cột sống có nên uống sữa Anlene không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Họ lo sợ việc bổ sung thêm canxi vào cơ thể lúc này có thể khiến tình trạng gai xương nghiêm trọng hơn. Vậy có nên hay không nên uống sữa Anlene? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Có nên bổ sung canxi đối với người bị gai cột sống?
Gai cột sống là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi do xương khớp bị thoái hóa. Việc xuất hiện thêm những gai xương được nhiều người tin rằng do cơ thể bị dư thừa canxi.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu y khoa thì canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương khớp. Cơ thể người bình thường mỗi ngày cần nạp vào 1200mg canxi, nhưng thực tế cho thấy chúng ta chỉ nạp được ⅓ so với yêu cầu này. Do đó, có tới 90% người ở độ tuổi trung niên bị chứng thiếu hụt canxi do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng.
Vì thế cho nên, người bị vấn đề về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống vẫn cần bổ sung canxi theo liều lượng đủ. Bạn không thể tự giảm hoặc tăng lượng canxi, do cơ thể có khả năng kiểm soát chặt chẽ lượng canxi trong máu, các hoạt động trao đổi chất đều có sự tham gia chuyển hóa của canxi.
Người bị gai cột sống có nên uống sữa Anlene không?
Những triệu chứng đau nhức ban đầu do gai cột sống có thể được điều trị bằng những phương pháp như massage, uống thuốc Tây y hoặc Đông y,…Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc chữa trị bằng các phương pháp bảo tồn, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất, để hạn chế các mỏm gai xương phát triển.
Như trên đã đề cập, người bị gai cột sống cần bổ sung 100 – 1200mg canxi mỗi ngày. Việc này có tác dụng hạn chế quá trình thoái hóa, phòng chứng loãng xương. Sữa Anlene là một cách giúp người bệnh bổ sung lượng canxi cần thiết đó. Thông qua đường uống, canxi đi vào cơ thể dễ dàng hơn, tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này.
Sử dụng sữa Anlene đúng theo hướng dẫn, xương khớp sẽ được tăng cường canxi, chắc khỏe hơn, bảo vệ cột sống. Loại sữa này cũng được coi là thực phẩm chức năng cho người bệnh gai cột sống và một số các bệnh lý khác về xương khớp.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa Anlene tốt cho người bị gai cột sống
Sữa Anlene ngoài cung cấp canxi còn bổ sung những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể:
- Vitamin D: Ngoài chức năng cải thiện quá trình hấp thụ canxi, vitamin D còn hỗ trợ kích thích cơ bắp phát triển. Trong sữa Anlene có hàm lượng vitamin D phù hợp giúp hệ xương khớp chắc khỏe.
- Magie: Hợp chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì và liên kết canxi, giúp cho việc vận động các cơ được dễ dàng. Ngoài ra, magie còn kích thích các hormone, lôi kéo canxi vào xương từ máu và các mô mềm, giúp phòng tránh bệnh loãng xương.
- Collagen: Đây là thành phần hết sức quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp. Việc bổ sung collagen giúp cơ thể duy trì sụn khớp khỏe mạnh, linh hoạt và dẻo dai.
- Vitamin C, E: Các loại vitamin này đều là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào, chống lại quá trình oxy hóa cơ và khớp.
- Protein: Đây là dưỡng chất có nhiệm vụ duy trì, phát triển các cơ và xương trong cơ thể. Việc cung cấp protein qua thức ăn hàng ngày có thể không được đầy đủ. Chính vì thế Anlene sẽ giúp bạn bổ sung thêm dưỡng chất này vào cơ thể.
- Kẽm: Trong sữa Anlene có thành phần kẽm giúp ức chế quá trình hủy xương, tái tạo mô cơ. Đồng thời dưỡng chất này làm tăng độ ngon miệng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện hệ thần kinh,…
Người bị gai cột sống nên uống sữa Anlene như thế nào là tốt
Pha đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
- Rửa sạch tay và dụng cụ pha sữa
- Pha 1 muỗng sữa với 50ml nước ấm (50 độ C)
- Mỗi lần pha lượng vừa đủ cho 1 lần uống, không để lâu sữa dễ bị lên men
- Cho nước vào cốc trước, rồi cho sữa vào khuấy đều. Tránh cho sữa vào trước khi khuấy sữa dễ bị vón cục.
- Sau khi mở nắp hộp sữa, nên sử dụng trong vòng 4 tuần để đảm bảo dinh dưỡng
Liều lượng cho mỗi lần pha
- Khi mới sử dụng nên uống chia theo nhiều lần trong ngày, để hệ tiêu hóa quen dần
- Trong tuần đầu tiên mỗi lần nên uống 50ml
- Uống sữa nhiều lần trong ngày đến khi đạt khoảng 400ml là tối ưu
- Khi hệ tiêu hóa đã quen có thể tăng lên 100 – 150ml mỗi lần uống
Thời gian thích hợp để uống sữa Anlene
- Uống sau khi ăn nhẹ
- Uống tốt nhất vào buổi sáng giúp việc hấp thụ canxi tốt hơn, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp người bệnh ngủ ngon
Sữa Anlene có giá bao nhiêu
- Sữa Anlene Gold Bonemax cho người già trên 50 tuổi loại 400g có giá khoảng 178.000đ/ hộp, loại 800g có giá khoảng 290.000đ/ hộp.
- Sữa dạng bột cho người từ 19 – 51 tuổi loại 400g có giá khoảng 125.000đ/ hộp, loại 800g có giá khoảng 269.000đ/ hộp.
- Sữa Anlene dạng pha sẵn đậm đặc hộp 110ml có giá khoảng 42.000đ/ lốc 4 hộp.
Lưu ý khi uống sữa Anlene đối với người bị gai cột sống
Người bị gai cột sống vẫn có thể uống sữa Anlene để bung thêm canxi cho xương, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 500mg canxi tại một thời điểm, lượng canxi dư thừa sẽ được đào thải qua đường tiểu hoặc bị tích tụ lại trong thận, gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, tránh uống sữa với liều lượng cao trong 1 lần uống, nên chia nhiều lần trong ngày, tốt nhất là sáng và tối để cơ thể hấp thụ tốt lượng canxi nạp vào.
- Tắm nắng sáng giúp bổ sung vitamin D, tăng khả năng hấp thụ canxi. Thời điểm thích hợp tắm nắng từ 6 – 9 giờ và sau 4 giờ chiều.
- Không ăn nhiều muối để tránh tình trạng canxi trong sữa bị đào thải qua đường tiểu.
- Có thể cung cấp canxi thông qua những loại thực phẩm khác. Bên cạnh sữa Anlene, người bệnh có thể sử dụng sữa đậu nành, trái cây giàu vitamin và canxi như cam, chuối, bưởi,…
- Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi, vận động phù hợp để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp hạn chế tình trạng đơ cứng cơ.
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Trên đây là những thông tin về việc người bị gai cột sống có nên uống sữa Anlene hay không, cũng như cách sử dụng đúng loại sữa này. Người gặp vấn đề về xương khớp có thể tham khảo. Tuy nhiên, bên cạnh việc bổ sung canxi cho cơ thể, người bệnh cũng nên theo dõi tình trạng đau nhức cột sống, khi có những dấu hiệu chuyển nặng, nên đến cơ sở y tế thăm khám vào điều trị.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!