Bị mụn trứng cá có nên nặn không? [Chuyên gia giải đáp]
Nội Dung Bài Viết
Bị mụn trứng cá có nên nặn không là câu hỏi của rất nhiều chị em. Những người mắc phải tình trạng này thường rất khó chịu và cảm thấy tự ti về làn da của mình. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý nặn mụn vì chính thói quen này sẽ là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về da.
Bị mụn trứng cá có nên nặn không?
Mụn trứng cá xuất hiện và gây khó chịu cho da cũng như có ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẫm mỹ. Bạn nên tìm hiểu thận trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc do việc sử dụng không đúng công cụ, các sản phẩm gây kích ứng da làm cho tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn. Theo đó, khi bị mụn trứng cá, nhiều người đã không sử dụng các biện pháp điều trị mà dùng cách nặn trực tiếp tại nhà để cải thiện mụn nhanh chóng.
Theo các chuyên gia giải đáp rằng, mụn trứng cá xuất hiện do lỗ chân lông bị bít tắt, sự tăng lên của vi khuẩn Propionibacterium acnes dẫn tới xuất hiện mụn. Đồng thời, họ không khuyến khích việc nặn mụn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Việc tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, sát trùng, dụng cụ thô sơ, nhiều người còn nặn mụn bằng tay, điều này rất dễ gây tổn thương cho làn da của bạn.
Khi bị mụn trứng cá, tức là làn da đang vị vi khuẩn xâm nhập, lúc này da rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Bạn chỉ nên sử dụng các biện pháp khắc phục da mụn bằng các sản phẩm chuyên biệt, được bác sĩ da liễu khuyên dùng dùng để chữa trị. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để hạn chế mụn, điều này sẽ tốt hơn là tự nặn mụn.
Loai mụn trứng cá nào không được nặn?
Một số người hay thực hiện việc nặn mụn khi nhìn thấy chúng xuất hiện. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều loại mụn trứng cá và không phải loại nào cũng có thể loại bỏ bằng cách nặn chúng.
Cụ thể, những người mắc các loại mụn trứng cá sau đây không được nặn:
- Mụn trứng cá bọc: Mụn này thường có mủ, ban đầu sưng viêm to và gây cảm giác đau nhứt khó chịu. Mụn xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày sẽ hành mủ bên trong.
- Mụn trứng cá thành mảng: Loại này đóng thành từng mảnh lớn, chúng thường gây cảm giác đau đớn, đôi khi chảy dịch, hình thành mủ và có mùi hôi vô cùng khó chịu. Đôi khi mụn trứng cá dạng này có thể đi kèm với biểu hiện viêm, sốt và rất dễ để lại sẹo.
- Mụn đinh râu: Mụn thường xuất hiện ở các vị trí như môi, mép, cằm, việc nặn mụn ở các vị trí này có thể gây kích ứng khiến mụn sưng viêm nghiêm trọng.
- Mụn thịt: Là mụn hay mọc thành từng đám lớn ở khu vực quanh mắt, dưới lông mày hoặc trên mí mắt. Thay vì loại bỏ mụn này bằng cách nặng, bạn có thể tham khảo phương pháp đốt ở nhưng nơi uy tín.
Thực tế việc nặn mụn thường không an toàn và không làm giảm bớt mụn trứng cá. Ngược lại, nó sẽ làm mất nhiều thời gian hơn là để mụn tự lành lại, mặc dù khi nặn xong có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong vài giây. Ngoài ra, tình trạng mụn sẽ có nguy cơ để lại sẹo, gây nhiễm trùng khiến cho da bạn ngày càng tồi tệ hơn.
Hậu quả của việc tự nặn mụn trứng cá
Mọc mụn trứng cá là căn bệnh da liễu phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Ước tính có tới 80% số người trong độ tuổi từ 11 – 30 gặp phải tình trạng mụn trứng cá. Và hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo rằng không nên tự nặn mụn tại nhà.
Nếu thực hiện theo các này, tình trạng mụn có thể sẽ không thuyên giảm bớt mà còn gây ra các biến chứng như:
Để lại sẹo vĩnh viễn
Tự nặn mụn có thể là sẹo rất khó điều trị. Đây là một trong những biến chứng hàng đầu cho thấy tác hại nghiêm trọng khi nặn mụn tại nhà. Theo các viện da liễu ở Mỹ cho rằng, nặn mụn sẽ dẫn đến sẹo về lâu dài. Một số có thể được cải thiện nhưng mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp như phẫu thuật, laser,…
Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Khi mụn trứng cá viêm nặng và sưng đau thì việc nặn mụn có thể để lại sẹo lõm trên mặt. Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng, khi da bị tổn thương và trong quá trình làm lành có thể sẽ làm cho mô bị mất đi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các vết sẹo rỗ sau mụn, tổn thương trên da càng lớn thì xác suất mô mất càng nhiều. Những người mắc phải trường hợp này, thường sẽ rất khó khăn khi điều trị, sử dụng các phương pháp tạm thời như trang điểm để che đi vết rỗ thường không có tác dụng.
Mụn trứng cá lan rộng hơn
Khi tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, mụn xuất hiện ngày càng nhiều vì các vi khuẩn lây lan ra các vùng da khác, có thể lây từ tay hoặc dụng cụ nặn mụn. Theo nguyên tắc chung, người bị mụn trứng cá không nên tự nặn, nếu bạn vẫn cố gắng thực hiện sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, từ đó kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh da liễu nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng mụn trứng cá biến chứng thành mụn mủ, việc nặn mụn sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan vào các lỗ chân lông và nan lông khác làm cho mụn lan ra các vùng da khác.
Để lại vết thâm
Thâm là tình trạng tăng sắc tố da sau khi mụn viêm đã lành. Đây là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da gây nên. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh ra nhiều Melanin. Chính vì thế nó sẽ khiến các nốt mụn đen sậm lại sau khi lành, tạo thành các vết thâm gây mất thẩm mỹ, khiến làn da kém mịn màng và không đều màu.
Tình trạng tăng sắc tố da có thể biến mất sau vài tháng thậm chí nghiêm trọng hơn nó có thể kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc nặn mụn bởi các vết thâm trên da có thể sẽ ít hơn nếu không nặn và để tự lành. Nếu tình trạng mụn gây khó chịu, bạn nên đi thăm khám da liễu để bác sĩ tư vấn và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Trên đây là giải đáp về vấn đề mụn trứng cá có nên nặn hay không. Hi vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức về bảo vệ làn da của mình. Đừng quên bổ chung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ điều trị mụn và nên đến ngay bệnh viện da liễu khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!