Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?
Nội Dung Bài Viết
Ngoài chức năng thở và phát âm, cổ họng còn có vai trò nuốt và vận chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường, người bị ngứa họng nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để được giải đáp vấn đề “Bị ngứa họng nên ăn gì và tránh gì”, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Bị ngứa họng nên ăn gì để làm dịu cơn ngứa?
Ngứa họng là triệu chứng khá phổ biến, thường xảy ra do thói quen uống ít nước, giao tiếp quá thường xuyên, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan, viêm thanh quản,…
Bên cạnh các biện pháp xử lý tại nhà và điều trị y tế, bạn có thể làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Chế độ ăn hợp lý giúp làm giảm áp lực lên niêm mạc họng, cải thiện hiện tượng viêm, ngứa ngáy và khó chịu.
1. Các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn
Cổ họng bị ngứa có thể tạo điều kiện cho nấm mốc, virus và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm họng, viêm thanh quản và các bệnh lý hô hấp trên. Vì vậy để giảm ngứa ngáy cổ họng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm như:
- Mật ong: Mật ong có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và làm dịu niêm mạc cổ họng. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể dùng mật ong trực tiếp, thêm mật ong vào các món ăn hoặc dùng trà mật ong để làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng.
- Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Sử dụng tỏi có thể ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa và đau rát ở cổ họng. Hơn nữa, hàm lượng allicin và các chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này còn giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại.
- Gừng tươi: Tinh dầu từ gừng có tác dụng kháng khuẩn, vô hiệu hóa virus và nấm men. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp kích thích tiết nước bọt, giảm ngứa cổ họng và hỗ trợ ức chế viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm khác như thìa là, nghệ, bạc hà, tía tô,…
2. Trái cây giàu vitamin C
Khi bị ngứa họng, bạn nên tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây và bưởi. Các loại quả này chứa hàm lượng nước, khoáng chất và vitamin dồi dào giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và hạn chế tình trạng ứ đờm.
Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát các vấn đề viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp. Bổ sung nhóm thực phẩm này thường xuyên giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa họng, đau rát, nghẹn vướng khi ăn uống,… Đồng thời giúp cân bằng điện giải và bù lượng nước thất thoát do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.
3. Bổ sung rau xanh giúp làm dịu cổ họng
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, thích hợp với người đang bị ngứa rát cổ họng. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, hợp chất thực vật, khoáng chất và vitamin giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ đờm ứ và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong rau xanh còn giúp cân bằng điện giải, giảm mệt mỏi và mất nước. Một số loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau mồng tơi, cải xoăn,… còn có tác dụng phục hồi niêm mạc amidan và cổ họng bị tổn thương.
4. Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Ngứa cổ họng và các triệu chứng hô hấp thường bùng phát mạnh khi thể trạng và hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy ngoài các loại thực phẩm giúp giảm nhanh triệu chứng, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao sức đề kháng.
Chức năng miễn dịch khỏe mạnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giảm mức độ của các triệu chứng hô hấp như đau rát, ngứa ngáy cổ họng, ho, khàn tiếng,… Ngoài ra, sức đề kháng tốt còn giúp tăng tốc độ hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp với người bị ngứa cổ họng, bao gồm sữa, trứng, thịt gà, hải sản,…
5. Uống nhiều nước giảm ngứa cổ họng
Tình trạng ngứa cổ họng có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn không cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp làm dịu niêm mạc họng, hỗ trợ giảm ho, làm loãng đờm và cân bằng nồng độ điện giải.
Ngược lại, thói quen uống ít nước có thể khiến cổ họng khô nóng, đau rát, ngứa, khó chịu, tăng tiết dịch đờm, ho khan và khàn giọng.
Bị ngứa họng cần tránh ăn và uống gì?
Bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống không thích hợp có thể khiến niêm mạc họng trở nên sưng viêm, phù nề và làm nghiêm trọng các triệu chứng như ngứa họng, đau rát, ho khan, mất tiếng,… Vì vậy bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung, bạn cần hạn chế các loại đồ uống và thực phẩm sau:
1. Cần hạn chế thực phẩm khô cứng
Các loại thực phẩm khô cứng chính là nguyên nhân khiến cổ họng kích ứng, sưng viêm và phù nề nghiêm trọng. Bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng có thể khiến triệu chứng ngứa họng trở nên nghiêm trọng, kéo dài và chậm lành.
Ngoài ra, các mảnh thức ăn khô cứng có thể ma sát vào niêm mạc, gây chảy máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…
2. Thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị
Cổ họng có thể bị kích thích, ngứa ngáy, sưng viêm và khó chịu khi dùng thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn khiến cổ họng đau, nghẹn khi nuốt, khàn giọng hoặc thậm chí là mất tiếng.
Hơn nữa, dùng các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị còn khiến cơ thể dễ mất nước, dẫn đến tình trạng khô cổ họng, mệt mỏi và uể oải. Vì vậy trong thời gian bị ngứa họng, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích, lạp xương, snack,…
3. Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao
Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như giấm, me, chanh, dưa muối,… có thể khiến tình trạng viêm ở cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn. Lượng axit dư thừa có xu hướng tích tụ gây viêm và ăn mòn niêm mạc, dẫn đến tình trạng cổ họng ngứa rát, đau và nghẹn vướng khi ăn uống.
Ngoài ra, dung nạp thực phẩm chứa hàm lượng axit cao còn làm nghiêm trọng triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.
4. Nước đá và thức ăn lạnh
Uống nước đá và dùng thức ăn lạnh (kem, mì lạnh) có thể khiến cổ họng ngứa, sưng đau và tiết nhiều dịch đờm. Ngoài ra thói quen này còn làm tăng nguy cơ khàn giọng, mất tiếng và ho khan dai dẳng.
Vì vậy trong thời gian điều trị, nên uống nước ấm để làm dịu cổ họng, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Đồng thời nên dùng các món ăn có độ ấm vừa phải để tránh gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc cổ họng.
5. Thức uống chứa cồn và caffeine
Cồn và caffeine trong các loại thức uống có thể tác động xấu đến vùng cổ họng và tiến triển của các bệnh lý hô hấp. Các thành phần này khiến cổ họng bị kích thích, dễ viêm đỏ và phù nề.
Ngoài ra, dùng các loại thức ăn chứa cồn và caffeine còn khiến cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và làm nghiêm trọng các triệu chứng ở đường hô hấp. Vì vậy để hạn chế ngứa họng kéo dài, bạn nên tránh dùng cà phê, trà đặc, rượu bia và một số thức uống có cồn khác.
Nguyên tắc ăn uống khi bị ngứa họng
Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung và hạn chế, bạn cần nắm rõ nguyên tắc ăn uống khi bị ngứa họng để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị ngứa cổ họng:
- Cần đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch. Hạn chế dùng liên tục một (vài) loại thực phẩm trong suốt thời gian điều trị.
- Nên ưu tiên các món ăn mềm và dễ nuốt như đồ luộc, canh, súp hoặc cháo. Hạn chế các món ăn nướng, chiên hoặc xào.
- Ăn đủ 3 bữa/ ngày và tránh bỏ bữa. Thói quen này có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát mạnh.
Một số lưu ý khi bị ngứa cổ họng
Để giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ngoài chế độ dinh dưỡng bạn nên lưu ý một số thông tin quan trọng sau:
- Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên vùng cổ họng như hát, giao tiếp, la hét,… Các hoạt động này có thể khiến niêm mạc cổ họng viêm sưng và phù nề nghiêm trọng hơn.
- Tránh hút thuốc lá và nên đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời hoặc đến những nơi đông người.
- Chú ý vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn, làm dịu cổ họng và hạn chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Vệ sinh nhà cửa để làm sạch các chất kích thích như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… có trong không khí.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Nếu triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm với các biểu hiện khác, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị ngứa họng nên ăn và tránh gì?”. Tuy nhiên ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ và sử dụng thuốc khi cần thiết để kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn nhất.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
Kiêng khem đủ thứ vẫn bệnh hoàn bệnh đây
Ông chồng mình viêm họng mãn tính rồi mà chả bao giờ chịu kiêng cái gì
Thấy bài viết có gt thuốc của đỗ minh đường, thuốc này được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhỉ, chắc phải dùng thử 1 lần xem thế nào, tôi cũng dùng nhiều thuốc bắc rồi cả thuốc tây mà không thấy hiệu quả gì , lần này cứ thử vậy.
ăn uống vẫn phải uống thuốc nữa chứ kiêng thôi chưa đủ
viêm họng ăn được thịt gà ko vậy mn
Nghe bảo ăn được nhưng ăn ít, bác thử hỏi bs xem, gọi bs tuấn bên đỗ minh đường này nè 0987976816
ai bị viêm họng thử tìm hiểu nhà thuốc này xem, thấy nhiều người bảo tốt lắm
ngứa cổ họng cũng ko ăn được hải sản đâu, ăn vào ngứa bong luôn chỉ muốn khạc cho đã
ngứa cổ có phải viêm ko mn, e bị suốt, cứ uống siro mãi không hết
dấu hiệu viêm đó b, nên uống thuốc điều trị luôn cho nhanh