Bị Nhiệt Miệng Là Thiếu Chất Gì? Cách Bổ Sung Hiệu Quả
Nội Dung Bài Viết
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng, nhưng một trong những yếu tố có liên quan đến tình trạng này là do thiếu hụt dưỡng chất. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này và muốn biết cách bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt an toàn hiệu quả thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì là thắc mắc chung của nhiều người. Chúng ta có thể xác định được cơ thể đang thiếu hụt những chất gì thông qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi bị nhiệt miệng, cơ thể thường bị thiếu hụt những dưỡng chất sau đây:
1. Bị nhiệt miệng do thiếu vitamin B2
Với thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì, câu trả lời đầu tiên phải nói đến là vitamin B2. Đây là loại vitamin đặc biệt cần thiết của cơ thể, đa số các trường hợp thiếu vitamin B2 thường do gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc do rối loạn nội tiết.
Khi thiếu vitamin B2, cơ thể thường có các biểu hiện sau đây:
- Thương tổn da, niêm mạc, viêm da, nứt kẻ ở mặt, cánh mũi, đuôi lông mày, môi đỏ bất thường, khô và trơn sáng, nứt mép, viêm lưỡi, viêm miệng, loét miệng…
- Các triệu chứng về mắt như đục giác mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mặt bị xung huyết
- Gan bị ảnh hưởng như co giật, hạ đường máu, dễ hôn mê, rối loạn tri giác…
- Người mệt mỏi, vết thương lâu lành, hay có cảm giác ăn không tiêu…
- Da bị khô, bong vảy, phát ban, ngứa toàn thân…
Tóm lại, các triệu chứng khi thiếu vitamin B2 thường gặp là lở loét ở miệng, môi sưng, nứt nẻ, rụng tóc, hay đỏ hoặc ngứa mắt, đục thuỷ tinh thể, rối loạn da, sưng miệng và cổ họng…
2. Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? – Vitamin B3
Vitamin B3 là một hợp chất có khả năng tan trong nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, cần được bổ sung hàng ngày vì không thể dự trữ được. Vitamin B3 còn gọi là vitamin PP, Niacin, tham gia vào quá trình truyền tín hiệu, chuyển hoá carbohydrat, protein, chất béo từ thực phẩm thành năng lượng.
Tình trạng thiếu vitamin B3 thường xảy ra ở người hay gặp vấn đề đường ruột, bệnh nhân thiếu Trytophan, người dùng quá nhiều rượu bia, bị chấn thương vật lý, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Các triệu chứng thiếu vitamin B3 có thể kể đến như:
- Viêm da (da dễ lở loét, loét miệng, da thâm, khô ráp, nhiễm phù)
- Rối loạn tiêu hoá (viêm niêm mạc miệng, chảy máu trực tràng, tiêu chảy, viêm dạ dày…
- Rối loạn tâm thần như mê sảng, ảo giác, trầm cảm…
3. Bị nhiệt miệng do thiếu vitamin C
Vitamin C là một trong những vitamin quan trọng, tham gia vào một số thành phần của mô liên kết, hỗ trợ hấp thu sắt, tham gia tạo collagen, tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể, chống oxy hoá, tăng khả năng hấp thu calci… Thiếu vitamin C thường xảy ra ở người thường xuyên hút thuốc lá, người nghiện rượu, người khả năng hấp thu kém hay ở người cao tuổi.
Khi thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu, loãng xương, thoái hoá khớp, vết thương chậm lành… Nếu bạn đang băn khoăn bị nhiệt miệng là thiếu chất gì thì vitamin C có thể là một trong những chất mà cơ thể bạn đang thiếu hụt. Một số dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể kể đến như:
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Xuất huyết dưới da, cơ thể dễ bị bầm tím
- Xuất huyết khớp, chảy máu kết mạc mắt
- Viêm lợi, nhiệt miệng, loét miệng, viêm chân răng
- Dễ bị viêm họng, sốt, cảm lạnh
- Da bị khô, xỉn màu, dễ chảy nắng, dễ xuất hiện vết nhăn
- Dễ gặp phải tình trạng chảy máu cam…
4. Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? – Thiếu kẽm
Thiếu hụt kẽm cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra nhiệt miệng. Kẽm là khoáng chất vi lượng quan trọng của cơ thể, có vai trò tổng hợp protein, giúp thúc đẩy phát triển xương, trí não và cơ bắp. Nguyên nhân thiếu kẽm là do chế độ ăn uống không phù hợp, do các bệnh lý như xơ nang, bệnh về gan, bệnh crohn, bệnh hồng cầu hình liềm…
Khi thiếu kẽm, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Loét miệng
- Răng kém sáng bóng
- Rụng tóc
- Móng giòn, dễ gãy, có đốm trắng
- Da dễ bị mụn trứng cá
- Xương yếu…
Cách bổ sung các dưỡng chất hiệu quả khi bị nhiệt miệng do thiếu chất
Sau khi tìm hiểu và xác định được câu trả lời cho thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì, hẳn nhiều người sẽ băn khoăn về cách bổ sung các vitamin, khoáng chất này. Bạn có thể tham khảo các cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi bị nhiệt miệng dưới đây:
1. Cách bổ sung khi thiếu vitamin B2
Khi thiếu hụt vitamin B2, tuỳ vào trường hợp mà có cách bổ sung phù hợp. Các cách bổ sung vitamin B2 như sau:
Bổ sung qua thực phẩm
Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B2 là cách bổ sung vitamin an toàn, hiệu quả, tốt cho sức khoẻ lại không cần lo lắng tác dụng phụ. Một số thực phẩm giàu vitamin B2 mà bạn có thể tham khảo như:
- Thịt đỏ, cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích…
- Hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt bí đỏ…
- Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Các loại rau xanh như súp lơ, rau bina, rau diếp cá…
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Bên cạnh các thực phẩm, bạn có thể bổ sung vitamin B2 qua các sản phẩm thay thế. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, hàm lượng vitamin B2 cho người lớn là:
- Đối với nam giới: 1,3 mg/ngày
- Đối với nữ giới: 1,1mg/ngày
- Đối với phụ nữ mang thai: 1,4 mg/ngày
- Đối với phụ nữ đang cho con bú: 1,6 mg/ngày.
Chỉ nên bổ sung vitamin B2 bằng sản phẩm thay thế khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Cách bổ sung khi thiếu vitamin B3
Với người thiếu vitamin B3, tuỳ vào trường hợp mà có các bổ sung phù hợp. Nếu do chế độ. dinh dưỡng thì nên thay đổi chế độ ăn, nếu nghi ngờ do nguyên nhân khác thì nên thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ và có cách bổ sung phù hợp. Một số cách bổ sung vitamin B3 có thể kể đến như:
Bổ sung qua chế độ ăn
Vitamin B3 tan trong nước nên cơ thể không thể tự tích trữ mà phải bổ sung hàng ngày. Cách tốt nhất và an toàn nhất là bổ sung qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu vitamin B3 có thể kể đến như:
- Gan động vật, thịt gà tây
- Cá hồi, cá ngừ, cá cơm…
- Ức gà, thịt đỏ, thịt heo
- Ngũ cốc, quả bơ, đậu phộng, gạo lứt, lúa mì, nấm, đậu xanh, khoai tây…
Bổ sung bằng sản phẩm hỗ trợ
Hiện nay, các chế cung cấp vitamin B3 được bào chế ở dạng viên nén, viêm nang hoặc dung dịch tiêm. Tuy nhiên, chỉ được bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, liều bổ sung vitamin B3 cho người lớn như sau:
- Nam trên 19 tuổi: 16 mg/ngày
- Nữ trên 19 tuổi: 14 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 18 mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 17 mg/ngày.
3. Cách bổ sung khi thiếu vitamin C
Cũng như các trường hợp thiếu các dưỡng chất khác. Khi thiếu vitamin C, chúng ta có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm giúp tăng cường vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì thì các chuyên gia y tế cũng hướng dẫn cách bổ sung vitamin C như sau:
Bổ sung qua thực phẩm
Vitamin C là hợp chất không thể tự tổng hợp được. Nếu thiếu vitamin C, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện tình trạng này. Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như:
- Ớt chuông đỏ, súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, cả brussels, khoai tây…
- Ổi, dưa lưới vàng, dâu tây, quả kiwi, đu đủ, nước ép bưởi, trái cây họ cam, quýt…
Bổ sung qua sản phẩm hỗ trợ
Vitamin C cũng có thể được bổ sung qua các sản phẩm hỗ trợ. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc bổ được bào chế ở dạng sủi, viên nén, viên nang, dung dịch. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung sau khi đã xét nghiệm xác định cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng theo chỉ định của bác sĩ. Thừa vitamin C cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể.
Liều lượng vitamin cần thiết mỗi ngày như sau:
- Với trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 25 – 30mg/ngày
- Với trẻ từ 1 – 6 tuổi: 30mg/ngày; từ 7 – 9 tuổi: 35mg/ngày
- Từ 10 – 18 tuổi: 65mg/ngày
- Người trưởng thành 70mg/ngày
- Phụ nữ có thai 80 mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú 95mg/ngày.
4. Cách bổ sung khi cơ thể bị thiếu kẽm
Với thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì thì câu trả lời đáng được cân nhắc hàng đầu chính là thiếu kẽm. Khi thiếu hụt chất này, bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm giàu kẽm. Cách bổ sung kẽm cho cơ thể như sau:
Qua chế độ ăn uống
Người thiếu kẽm nên xây dựng một chế độ ăn đa dạng dưỡng chất và giàu kẽm. Nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn như:
- Thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
- Động vật có vỏ như sò, hến, cua, hàu…
- Cây họ đậu như đậu xanh, đậu lăng…
- Các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh, hạt bí, đậu phộng, hạt điều, hạt thông…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Trứng, ngũ cốc nguyên hạt, socola đen
- Khoai tây, đậu xanh, cải xoăn…
Khi nào nên bổ sung kẽm?
Chỉ nên bổ sung kẽm đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị viêm ruột kết, viêm ruột loét miệng, rối loạn tiêu hoá, có chế độ ăn ít chất đạm, bệnh thận mãn tính… Có thể bổ sung qua các thực phẩm có chứa kẽm và các vi khoáng như selen, vitamin B1, crom, lysine… Liều lượng kẽm theo nhu cầu của từng đối tượng như sau:
- Trẻ từ 7 tháng tuổi – 3 tuổi: 5mg kẽm/ngày
- Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 10mg kẽm/ngày
- Người lớn: 15mg kẽm/ngày
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 15 – 25 mg kẽm/ngày.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì và cách bổ sung hiệu quả. Khi bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt, tuỳ vào tình trạng cơ thể và mức độ mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, việc thiếu hay thừa dưỡng chất quá mức đều gây ra những tác động không tốt đến sức khoẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!