Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]
Nội Dung Bài Viết
Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Người bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không?
Nổi mề đay là một dạng tổn thương da thường gặp, xảy ra khi mao mạch ở lớp trung bì bị kích thích, dẫn đến tình trạng nổi sẩn, ban da và ngứa ngáy. Mề đay có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, hít khói thuốc lá hoặc do ăn phải thực phẩm gây dị ứng.
Thông thường, mề đay có thể thuyên giảm chỉ sau vài giờ mà không cần chăm sóc và can thiệp điều trị y tế. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài hơn 24 giờ, gây ngứa ngáy, khó chịu và buộc phải điều trị để cải thiện.
Điều trị bệnh lý này bao gồm sử dụng thuốc, chăm sóc da và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì vậy nhiều người bệnh thắc mắc “Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà hay không?”.
Thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trung bình 100g thịt gà có thể cung cấp đến 20.3g protide, 12mg vitamin A, 12mg canxi, 6.16mg vitamin B2, 4mg vitamin C, 1.5mg sắt,… Bổ sung thịt gà khi đang bị nổi mề đay có thể tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hỗ trợ làm giảm phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên, theo lương y Đỗ Minh Tuấn (cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường), thịt gà có thể khiến nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn ở những trường hợp sau:
- Người bị nổi mề đay sau khi ăn thịt gà hoặc một số loại thịt có hàm lượng đạm dồi dào như thịt heo và thịt bò. Hàm lượng đạm quá cao khiến cơ thể không thể chuyển hóa hoàn toàn và gây tích tụ trong máu. Lúc này hệ miễn dịch nhận định protein trong thịt gà là dị nguyên và có xu hướng tạo ra kháng nguyên IgE để đối kháng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
- Người bị nổi mề đay có tổn thương da xây xước, chảy máu và nổi mụn nước không nên ăn thịt gà. Vì loại thịt này có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy nhiều, khiến vết thương hở tụ mủ và chậm lành.
Bên cạnh đó trong thời gian điều trị, bạn cần hạn chế ăn một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao khác như hải sản, nấm, đậu phộng, sữa bò, đậu nành,…
Những lưu ý khi điều trị mề đay mẩn ngứa
Mề đay có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau 3 – 7 ngày. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, tổn thương da có thể lan tỏa toàn thân, gây ngứa ngáy dữ dội và có xu hướng kéo dài hơn 6 tuần (mề đay mãn tính). Vì vậy để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình điều trị, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Với những trường hợp nổi mề đay có thể ăn thịt gà, nên hạn chế các món gà chiên hoặc món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ. Thay vào đó, nên kết hợp gà với rau củ (súp gà, cháo gà,…) nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Nếu nổi mề đay kéo dài hơn 24 giờ, cần thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan và tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Tránh gãi và chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Thói quen này không chỉ khiến da chảy máu, xây xước mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Cần xác định nguyên nhân gây bệnh và loại trừ yếu tố này. Nếu tiếp xúc với nguyên nhân trong thời gian dài, mề đay có thể lan tỏa rộng và gây ngứa ngáy dữ dội.
- Ngoài việc sử dụng thuốc, cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
- Mặc quần áo có chất liệu mềm, thoáng và thấm hút nhằm giảm nguy cơ kích ứng và ma sát lên vùng da tổn thương.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ và gia vị. Bên cạnh đó, tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng cà phê, trà đặc trong thời gian điều trị.
- Tăng cường sức đề kháng cho da, giảm nóng rát và ngứa ngáy bằng cách vệ sinh và dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh (10:00 – 16:00). Đồng thời cần dùng kem chống nắng và che chắn da khi hoạt động dưới ánh nắng trong thời gian dài.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn cần hạn chế ra ngoài, sử dụng máy tạo độ ẩm và giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa mề đay lan tỏa rộng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không?” và đề cập đến một số thông tin cần lưu ý trong quá trình điều trị. Nếu có cơ địa nhạy cảm và dị ứng với nhiều nhóm thực phẩm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!