Bị nổi mề đay có nên kiêng nước, kiêng tắm không ?
Nội Dung Bài Viết
Dân gian có rất nhiều quan niệm chữa bệnh nổi mề đay, nhưng không phải lúc nào các quan điểm điều trị này cũng đúng và được khoa học công nhận. Trong đó, rất nhiều thắc mắc xung quanh việc bị mề đay có nên tắm không, nổi mề đay có phải kiêng nước không ? Bài viết sẽ thông tin về nhận định của chuyên gia về việc tắm rửa và vệ sinh khi bị nổi mề đay.
Những nguyên nhân gây nổi mề đay
Cho đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên những yếu tố xúc tác chính gây ra triệu chứng này được liệt kê gồm:
- Yếu tố di truyền
- Do dị ứng thời tiết
- Các yếu tố vật lý như bị thương ngoài da, cọ xát với quần áo…
- Do dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, tôm, cua, ghẹ, các loại cá biển…
- Do nóng gan, máu tích trữ nhiều độc tố từ chất kích thích (rượu, bia…)
- Sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại ngoài da hoặc dưới da.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc như penicillin, aspirin, thuốc an thần, các loại thuốc ngủ…
- Triệu chứng của các bệnh hệ thống như bệnh lupus ban đỏ, có khối u ác tính, cường giáp trạng…
- Ảnh hưởng từ tâm lý gây ra rối loạn nội tiết, căng thẳng, lo âu, áp lực khiến triệu chứng nặng hơn.
Việc xác định nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa hỗ trợ điều trị tích cực hơn. Đồng thời một số nguyên nhân có thể khắc phục được, nhưng một số nguyên nhân dị ứng khác chỉ có thể phòng chứ không thể chữa. Việc điều trị mề đay mẩn ngứa đến từ 40% điều trị từ nguyên nhân mới cải thiện được các triệu chứng của bệnh.
Nổi mề đay có phải kiêng nước không ?
Quan niệm kiêng tắm khi bị nổi mề đay mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng thông tin này vẫn chưa được khoa học công nhận. Hầu hết người bệnh mắc phải bệnh lý này đều có đồng quan điểm nổi mề đay dị ứng sẽ không được tắm, đồng thời cũng phải kiêng nước, kiêng gió tuyệt đối. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu đã khẳng định đây là quan niệm kiêng kỵ khi nổi mề đay sai lầm.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (chuyên gia da liễu – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường), bệnh nhân bị bệnh ngoài da nói chung và mề đay nói riêng không nên kiêng tắm. Tắm rửa cơ thể là bước làm sạch cơ bản giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, làm sạch các tuyến mồ hôi, giảm viêm ngứa ngoài da.
Chuyên gia cũng khẳng định, khi bị nổi mề đay đồng nghĩa với việc làn da của người bệnh đang tích trữ một lượng độc tố nhất định. Do đó hoạt động tắm rửa, vệ sinh cơ thể là cách đơn giản giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại và các tác nhân kích ứng ngoài da. Các chuyên gia Da liễu cũng đã khuyến khích người bệnh mề đay nên tắm rửa ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm.
Tắm rửa đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân nổi mề đay vào mùa hè. Bởi lúc này làn da của người bệnh thường tiết nhiều mồ hôi và hoạt động đào thải các tế bào chết. Trong trường hợp người bệnh không tắm theo quan niệm dân gian thì làn da sẽ trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn và nấm gây hại phát triển.
Tình trạng này còn có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi lâu ngày, khiến con đường thải độc qua da bị tắc nghẽn khiến các mẩn ngứa lâu biến mất hơn. Do đó, không tắm rửa khi bị bổi mề đay sẽ khiến tình trạng viêm da, viêm lỗ chân lông khiến người bệnh “bệnh chồng bệnh”.
Một lý do nữa để người bệnh nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày, bởi khi tắm đồng thời sẽ giúp làm dịu và cấp ẩm cho làn da. Khi được vệ sinh đúng cách, kết hợp với nhiệt độ nước phù hợp sẽ cải thiện tình trạng da khô ráp, kích ứng. Độ ẩm vừa đủ là yếu tố có lợi, giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay tốt hơn.
Bị nổi mề đay tắm lá gì để giảm ngứa?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, việc tắm rửa đối với người bị bệnh mề đay cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Trong đó, ngoài tắm nước ấm thì người bệnh có thể sử dụng các loại lá thảo dược nấu nước tắm để giảm nhẹ các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng ngoài da. Chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh mề đay nên tắm nước nấu từ các loại lá có tính kháng viêm tự nhiên như: Lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, lá tía tô, lá sài đất…
Trong điều trị bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền, những loại lá kể trên đã được công nhận trong điều trị nổi mề đay. Tác dụng của các bài thuốc chính là khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, từ đó làm sạch da, đẩy lùi sưng ngứa, mẩn đỏ, và loại bỏ dị nguyên trên biểu bì da mà không làm tổn thương sâu.
Công dụng của từng loại lá được nghiên cứu trong điều trị mề đay gồm:
- Lá chè xanh: có thành phần chính là các chất chống oxy hóa hỗ trợ sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả.
- Lá tía tô: thành phần dược tính có tác dụng tương tựn với kháng sinh tự nhiên, làm sạch sâu trên da.
- Lá khế: Có tính mát, giúp giải độc tố cho cơ thể và được dùng phổ biến để trị mề đay mẩn ngứa.
- Lá sài đất: tác dụng chính là kháng khuẩn, cải thiện cơn ngứa, sử dụng điều trị viêm lở ngoài da.
- Lá kinh giới: trị vảy nến, kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa ngáy do dị ứng nói chung.
– Nước tắm chữa mề đay mẩn ngứa từ lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, lá tía tô
Người bệnh sử dụng một trong những loại lá bất kỳ kể trên, sau đó đem rửa sạch và ngâm nước muối 20 phút. Tiếp tục vớt ra rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cho phần lá trên vào nồi đun sôi với 2 lít nước, đun đến khi nước sôi già thì tắt bếp. Đợi nước ấm rồi dùng để tắm hàng ngày kết hợp với đắp các bã lá lên da. Áp dụng thường xuyên giúp giảm sưng ngứa, các vết mẩn đỏ lặn dần.
– Nước tắm chữa mề đay mẩn ngứa từ lá sài đất
Khi nấu nước tắm với lá sài đất, người bệnh nên bổ sung vào bài thuốc nguyên liệu ké đầu ngựa (10g) và kim ngân hoa (15g). Các dược liệu này có thành phần hoạt dược cao, khi kết hợp với sài đến có thể giúp gia tăng hiệu quả chữa bệnh. Tương tự như khâu sơ chế, cho lá sài đất và ké đầu ngựa, kim nhân vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Đợi nước ấm rồi dùng để tắm hàng ngày kết hợp với đắp các bã lá lên da.
Cũng nên lưu ý, để phương pháp tắm lá trị nổi mề đay có hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên nhân áp dụng trong thời gian dài. Trong đó, những lưu ý bệnh nhân nên cẩn trọng khi tắm nước lá thảo dược là:
- Người bệnh nên chọn các loại lá tắm cẩn thận, rửa sạch lá để loại bỏ đất cát, tạp chất, bụi bẩn,… khi đun nước.
- Nên đợi nước nguội và để nước vừa đủ ấm tắm mới có hiệu quả, không nên để nước tắm quá lạnh hoặc quá nóng, không ngâm mình quá lâu.
- Hạn chế chà xát ngoài da khi tắm, nước tắm không sử dụng thêm sữa tắm hoặc xà phòng.
- Sau khi tắm, nếu nhận thấy da bị khô thì người bệnh nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da.
- Phương pháp tắm nước lá khuyến cáo không áp dụng với người bệnh có làn da bị mưng mủ, sưng tấy, chảy máu và trầy xước.
Những lưu ý khi vệ sinh, tắm rửa khi bị nổi mề đay
Nổi mề đay có được tắm không còn phụ thuộc vào việc người bệnh có tắm rửa đúng cách. Bệnh nhân cần lưu ý, vì bệnh mề đay gây ra những tổn thương nhất định trên làn da nên lớp biểu bì lúc này rất nhạy cảm. Để giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mề đay, bệnh nhân nên tắm đúng cách theo những nguyên tắc sau:
– Nên tắm bằng nước ấm: Người bệnh nên điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp, không nên tắm nước quá nóng hay nước quá lạnh đều có thể gây ra những kích ứng ngoài da. Khi tắm nước nóng, làn da người bệnh sẽ nhanh bị khô, mất cân bằng độ pH tự nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị bỏng vì nước nóng trực tiếp xả trên da. Trong khi đó, khi tắm nước lạnh bạn có thể bị sốc nhiệt, cảm lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Không nên chà xát mạnh: Mặc dù khi bị mề đay, không tránh khỏi tình trạng ngứa rát nhưng khi tắm bạn cũng không nên gãi và chà xát vùng da bị dị ứng. Ngay cả khi bạn đắp các loại lá thảo dược lên da cũng nên hạn chế chà xát tại vùng da bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng và để lại sẹo trên da.
– Không nên tắm quá 20 phút: Người bệnh mề đay có thể không phải kiêng tắm rửa nhưng người bệnh không vì thế mà tắm quá thường xuyên. Khi bị nổi mề đay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh chỉ nên tắm khoảng 1 lần/ngày, mỗi lần tắm không kéo dài hơn 20 phút. Người bệnh cũng hạn chế ngâm mình trong bồn tắm, tiếp xúc với nước quá lâu sẽ khiến làn da mất đi độ ẩm tự nhiên, cơn ngứa ngáy tái phát nghiêm trọng hơn.
– Cân nhắc khi dùng các sản phẩm chăm sóc da (sữa tắm, gel tẩy tế bào chết, xà phòng…): Để tránh tình trạng kích ứng da, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho người bị mề đay mẩn ngứa. Sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, độ pH trung bình. Đặc biệt đối với trẻ em bị mề đay có làn da nhạy cảm thì phụ huynh nên sử dụng sản phẩm đặc trị cho trẻ để tránh các phản ứng ngoài da xảy ra.
Ngoài việc lưu ý tắm rửa và vệ sinh đúng cách, người bệnh nên quan tâm đến những điều sau để giảm nhẹ triệu chứng mề đay mẩn ngứa:
- Người bệnh nên mặc quần áo có chất liệu vải mỏng nhẹ, thoáng mát đẻ mồ hôi thấm hút tốt.
- Không tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩNgười bệnh cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hay xúc động mạnh để cơ thể mệt mỏi kéo dài.
Ngoài vấn đề vệ sinh, tắm rửa khi bị nổi mề đay đúng cách thì người bệnh cũng nên chú ý quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất và tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cấp nước cho làn da từ bên trong bằng cách uống đủ nước, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, gia vị cay nóng, bia rượu,… ) để phòng tránh bệnh tái phát.
Hơn nữa, khi điều trị bệnh mề đay thì bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với gió lạnh nhiễm phong, không đến những khu vực có không khí ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên từ phấn hoa, lông thú,…. Những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng khi mắc bệnh mề đay mẩn ngứa.
Hi vọng với những thông tin trên, người bệnh đang mắc phải bệnh lý mề đay mẩn ngứa đã giải đáp được thắc mắc ” Bị nổi mề đay có được tắm không và mề đay kiêng nước hay không”. Người bệnh nên chọn lọc những thông tin đúng đắn để việc điều trị bệnh lý đúng hướng và không gây ra những ảnh hưởng khác đến sức khỏe.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!