Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Nội Dung Bài Viết
Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai khiến cho cơ thể nặng nề, khó di chuyển. Vậy bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Phù chân khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ. Khi có thai, người mẹ phải đối diện với rất nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe như chuột rút, đau vùng chậu, giãn tĩnh mạch, phù nề,… Thông thường, trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ, người mẹ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng phù chân. Đây là dấu hiệu cho thấy các mẹ đang bước vào thời kỳ sinh nở.
Chân bị đỏ thẩm, to hơn bình thường, nhất là phần cổ chân trở xuống. Điều này gây bất tiện cho mọi sinh hoạt hàng ngày và khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, các mẹ sẽ gặp phải hiện tượng phù chân nhiều hay ít. Khi thai nhi càng lớn thì sẽ nhanh chóng tạo sức ép lên tĩnh mạch và làm cho mạch máu khó lưu thông, gây phù nề.
Bị phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu. Tình trạng phù chân sẽ mất đi khi em bé chào đời. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, một số trường hợp người mẹ bị phù chân do một số bất thường gây ra như tiền sản giật, huyết áp cao, tăng protein trong nước tiểu,… Các mẹ bầu hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu cơ thể có một số bất thường sau đây.
- Tay chân bị sưng phù nhiều ngày. Dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Dấu hiệu phù mặt tăng dần so với ban đầu
- Thường xuyên bị đau đầu nặng
- Mắt nhìn mờ, có vấn đề về thị giác
- Đau thường xuyên ở phần dưới xương sườn
- Nôn ói, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Bị phù chân khi mang thai còn là dấu hiệu cho thấy người mẹ sắp sinh. Tình trạng này sẽ xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Trọng lượng em bé càng lớn sẽ khiến máu khó lưu thông và gây ra hiện tượng phù nề. Bên cạnh đó, những mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 9 cũng có một số dấu hiệu khác như đi tiểu thường xuyên, đau nhức lưng, ra dịch âm đạo, cơn co tử cung,…
Thận trọng nếu bị phù chân khi mang thai
Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ bị phù chân khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân như đứng quá lâu ở một chỗ, trọng lượng cơ thể tăng quá mức, máu không lưu thông, hàm lượng axit uric trong máu tăng cao,… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình thai kỳ.

Những mẹ bầu mắc bệnh tim mạch hoặc có chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng sẽ đứng trước nguy cơ bị phù chân cao. Ngoài ra, thai phụ bị phù chân còn gặp phải một số trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Mờ mắt, rối loạn thị lực
- Đau bụng thường xuyên
- Bệnh thận, suy giảm chức năng thận
- Nước tiểu có màu đậm
- Cao huyết áp
- Co giật
- Thai to
- Suy nhược cơ thể
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Cơ thể nặng nề
Nếu tình trạng phù nề xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì mẹ bầu không được quá chủ quan. Đặc biệt, bệnh nhân bị sưng tay chân xuất phát từ nguyên nhân tăng cân quá mức sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Tăng cân nhanh, không kiểm soát có thể khiến mẹ bị tiểu đường. Đây là bệnh lý làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, tiểu đường thai kì và nhiều biến chứng phức tạp khác.
Làm gì nếu bị phù chân khi mang thai?
Tình trạng mẹ bầu bị phù chân khi mang thai là rất phổ biến. Mặc dù hiện tượng này có thể mất đi nhưng mẹ bầu không nên chủ quan. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám, điều trị. Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, khi bị phù chân, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau đây.

- Không nên đứng quá lâu tại một chỗ mà phải di chuyển, đi lại nhẹ nhàng
- Không được duỗi thẳng chân, vắt chéo chân khi ngồi khiến máu khó lưu thông.
- Thường xuyên xoa bóp bàn chân với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông, ngăn ngừa chuột rút, giảm phù nề.
- Mang giày thoải mái, tránh mang giày cao gót gây phù chân và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không nên mặc quần bó sát vì rất dễ hạn chế lưu thông máu
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng phù hợp, nhất là các loại rau xanh và trái cây
- Uống nhiều nước để giảm sưng phù tay chân.
- Bổ sung các loại nước ép trái cây cho cơ thể để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
- Ngâm chân trong nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, thoải mái đầu óc hơn.
- Hạn chế ăn mặn, giảm bớt muối trong khẩu phần ăn
- Không nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, cay, nóng
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… khi mang thai
- Khi ngủ, các mẹ nên kê gối vừa phải để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện những bất thường cơ thể và kiểm soát kịp thời
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các phương pháp điều trị dân gian mà không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ biết được: Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu chẳng may bị phù chân, chị em không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, các mẹ nên sớm thăm khám và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ có hướng điều trị và kiểm soát phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống phù hợp để sớm cải thiện sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!