Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo khuyến cáo y tế, người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên vận động cơ thể bằng những môn thể dục, thể thao phù hợp. Điều này giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi đĩa đệm.

Chơi thể thao có nên không khi bị thoát vị đĩa đệm?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không

Tình trạng thoát vị đĩa đệm hiện nay rất phổ biến ở người lớn tuổi và tỉ lệ ngày càng tăng ở lứa tuổi vị thành niên. Do những thói quen sinh hoạt và công việc khiến các cơ, xương khớp thoái hóa sớm.

Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhiều người có tâm lý ngại di chuyển vì sợ bệnh chuyển nặng. Thêm vào đó, do những cơn đau đớn kéo dài gây yếu cơ khiến người bệnh lười vận động.

Tuy nhiên theo nhiều nguyên cứu cho thấy, người bị thoát vị đĩa đệm có những hoạt động thể dục, thể thao phù hợp thì tình trạng phục hồi bệnh nhanh hơn. Chỉ cần tránh những bài tập nặng gây áp lực cho cột sống thì việc chơi thể thao đối với người bị thoát vị đĩa đệm là hoàn toàn có thể.

Người khỏe mạnh nên hạn chế chơi những môn thể thao quá sức vì dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là do:

  • Xoay người đột ngột khi chơi thể thao, lực xoay mạnh có thể làm bong gân các khớp đốt sống dẫn đến sưng viêm. 
  • Khi thực hiện sai tư thế, nguy cơ bao xơ đĩa đệm bị rách cao, làm cho phần nhân nhầy thoát ra chèn ép các rễ thần kinh gây tổn thương, đau, nhức dữ dội.

Chính vì thế, để tránh bị thoát vị đĩa đệm cũng như để dễ dàng trong quá trình điều trị, người bệnh cần lựa chọn môn thể thao vừa sức. Chú ý quan sát chuyển động cơ thể tránh những chấn thương không đáng có trong quá trình luyện tập.

Những môn thể thao nên chơi khi bị thoát vị đĩa đệm

Đi bộ: 

Đi bộ là bài tập đơn giản giúp điều trị chứng đau lưng, đau cơ bắp do thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tập đều đặn mỗi ngày từ 30 – 45 phút, có thể tập cả sáng và tối nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Đi bộ giúp thúc đẩy nhanh quá trình trị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ giúp thúc đẩy nhanh quá trình trị thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện đúng:

  • Đi chậm khi bắt đầu, sau đó di chuyển bước chân nhanh hơn, chú ý đi nhẹ nhàng chạm mũi chân dần dần đến gót chân
  • Hít thở bằng mũi, thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, điều hòa nhịp thở giúp cơ thể không bị mất sức
  • Khi bước đi đầu hướng về phía trước, lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng
  • Người bệnh chú ý không nên cố gắng bước quá dài, quá nhanh khiến cơ thể gồng cứng. Cần giữ cơ thể thoải mái khi bước đi

Yoga:

Yoga là một phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng – đặc biệt đối với người bị thoái hóa cột sống. Tập yoga giúp thư giãn gân cốt, kéo giãn cơ giúp làm dịu cơn đau, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.

Các bài tập yoga tại chỗ dễ dàng thực hiện:

Bài 1: 

Bài tập yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bài tập yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm
  • Đặt người thoải mái lên một mặt phẳng, giữ lưng thẳng
  • Thực hiện co đầu gối, ép sát vào bụng. Chú ý hóp bụng, cột sống lưng ép sát xuống sàn
  • Giữ nguyên tư thế đến khi thấy mỏi, từ từ hạ chân trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác tương tự trong 15 – 20 phút

Bài tập 2:

Bài tập yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bài tập yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm
  • Tương tự như động tác trên, người bệnh nằm thẳng, co đầu gối, hóp bụng
  • Tiến hành đẩy cao mông lên trên
  • Tay và lưng giữ thẳng
  • Giữ nguyên tư thế cho đến khi cảm thấy mỏi, từ từ hạ người xuống trở về tư thể ban đầu
  • Thực hiện liên tục trong 15 – 20 phút

Các bài tập trên giúp co giãn xương cột sống hiệu quả, giảm cảm giác đau, tạo điều kiện cho đĩa đệm trở về trạng thái ban đầu. Người bệnh cần kiên trì luyện tập để có kết quả tốt.

Bơi lội:

Bơi lội là một một thể thao mà người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham gia. Với động tác bơi ếch, hai chân đạp sải ra giúp cơ lưng hoạt động, kích thích tiết nhờn các khớp xương tránh tình trạng xơ cứng, tê liệt cơ bắp, tứ chi.

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể luyện tập bơi lội
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể luyện tập bơi lội

Hướng dẫn cách bơi ếch cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Đầu tiên, người bệnh duỗi thẳng cơ thể, thả lỏng chân khi nâng phần trên lên mặt nước. Mở rộng hai vòng tay, đừng cố gắng nâng đầu quá cao. Vì khi đó, phần lưng dưới bị cong lại dễ dẫn đến tổn thương. Trường hợp này có thể không gây đau đớn tức thì, nên người tập cần lưu ý động tác phối hợp nhịp nhàng, điều hòa nhịp thở.
  • Tiếp đến, khi đầu ở dưới mặt nước, thả lỏng cơ thể, di chuyển chân một cách nhẹ nhàng.
  • Duỗi hai tay ra hết sức, kéo cơ thể lên, đồng thời hai chân đưa vào nhau tạo lực đẩy về phía trước.
  • Khi ngẩng đầu, thực hiện động tác từ từ không cố vùng vẫy, giữ cằm ở dưới nước. Cố gắng đừng cong lưng.
  • Lặp lại động tác, bơi khoảng cách ngắn và chú ý đến nhịp thở. Không nên tập cố sức và có thời gian nghỉ hợp lý giữa mỗi lần tập.

Những người đã có kinh nghiệm bơi lội có thể tập luyện mỗi tuần. Riêng những bệnh nhân không có kinh nghiệm nên có người hướng dẫn để tránh xảy ra tổn thương nguy hiểm.

Đạp xe đạp:

Đạp xe là phương pháp thư giãn rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể đạp xe vào mỗi buổi sáng giúp cơ thể vận động, hạn chế tình trạng cứng cơ, giúp máu huyết lưu thông, tăng cường chuyển hóa.

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể đạp xe đạp
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể đạp xe đạp

Khi đạp xe cần chú ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn những đoạn đường phẳng, không nhấp nhô tránh ảnh hưởng đến đĩa đệm đang bị tổn thương
  • Sử dụng thắt lưng hoặc đai lưng khi đi xe đạp đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Đạp nhẹ nhàng, không nên đi nhanh, lựa chọn xe phù hợp với cơ thể
  • Nên đạp từ 1km – 2km, sau đó có thể tăng lên theo sức bền của mỗi người, không nên cố sức

Những môn thể thao nên tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau thường thấy ở phần lưng, hông, cổ. Chính vì thế, luyện tập thể thao nên hạn chế những môn sau để bệnh không chuyển biến nặng.

  • Chạy bộ: Khi thực hiện động tác chạy, cơ thể phải di chuyển liên tục khiến toàn bộ trọng lượng dồn xuống chân và thắt lưng. Hoạt động này gây ra tác động xấu đến người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
  • Nâng tạ: Các động tác đứng, nằm nâng tạ đều khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng hơn. Dấu hiệu nhận biết là khi người bệnh thấy những cơn đau dồn dập vùng lưng, cổ, bả vai. Do đó nên tránh tuyệt đối với môn thể thao này nếu muốn hồi phục thoát vị đĩa đệm.
  • Bóng đá: Đây là môn thể thao cần hoạt động mạnh với các chuyển động liên tục. Điều này gây áp lực lớn cho dây chằng khiến những cơn đau nhức nghiêm trọng hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế môn thể thao tập thể như đá bóng, do dễ bị té ngã, tiếp xúc mạnh khi sút bóng dẫn đến chấn thương cơ.
  • Bóng rổ, bóng chuyền: Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi những môn thể thao có các động tác căng cơ lưng, nhón chân, xoay người như bóng rổ, bóng chuyền. Lưng, cổ và vai có thể bị tổn thương nặng hơn, vì thế người bị thoát vị đĩa đệm không nên lựa chọn môn thể thao này.

Ngoài những môn thể thao kể trên, còn có rất nhiều loại hình vận động mạnh khác. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên cân nhắc khi chơi. Trường hợp bất khả kháng như vận động viên tham gia thi đấu cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi chơi thể thao đối với người bị thoát vị đĩa đệm

  • Không ăn quá nhiều trước khi chơi thể thao. Nên ăn nhẹ trước đó từ 1 – 2h để tránh tình đau dạ dày
  • Không chơi thể thao vào thời gian trước 5h sáng và 18h chiều, tránh nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
  • Trước khi luyện tập nên có những động tác khởi động, làm ấm người giúp máu huyết lưu thông. Việc này tránh được tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt, chóng mặt, buồn nôn khi tham gia thể thao.
  • Thực hiện đúng tư thế khi vận động tránh tình trạng phản tác dụng khiến bệnh thêm trầm trọng
  • Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước, mất sức
  • Bên cạnh luyện tập thể thao nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho thể giúp quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi.

Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh hoàn toàn có thể tham gia các môn thể thao phù hợp. Luyện tập giúp cơ thể dẻo dai, hỗ trợ phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương. Trong quá trình vận động, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả được nhiều người quan tâm. Nó có tác dụng giảm đau,...

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có mang lại hiệu quả?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau, tê bì, ê nhức lưng, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và làm...

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp sử dụng tia laser đốt một phần nhân nhầy nhằm giảm áp lực nội đĩa, giải phóng dây thần...

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngày nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,... Trong đó...

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường khởi phát thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 - 2 tuần. Mức độ đau có thể âm ỉ đến...

Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh bị đau nhức, tê buốt, sưng tấy ở vùng lưng, thậm chí gây bại liệt, teo cơ. Phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn