Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ
Nội Dung Bài Viết
Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, sưng tấy,… ở vị trí nhân nhầy bị thoát vị. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia sức khỏe về vấn đề này.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng nhanh. Đây là bệnh lý có xu hướng trẻ hóa và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Với căn bệnh này, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể luyện tập một số bộ môn thể thao phù hợp để tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đi bộ là bộ môn được rất nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Đây là phương pháp rất tốt, mang lại lợi ích thiết thực cho cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ nên đi bộ nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng để hỗ trợ điều trị bệnh. Đi bộ sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời như sau:
- Cột sống linh hoạt: Đi bộ sẽ giúp cơ xương khớp vận động nhiều, máu lưu thông tốt nên cột sống sẽ linh hoạt hơn, ngăn ngừa tình trạng cứng cơ khớp.
- Chắc khỏe xương: Thường xuyên đi bộ sẽ giảm gánh nặng lên cơ khớp, giúp xương khớp vận động dễ dàng. Đây là cách ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
- Cải thiện sức khỏe: Các cơ bắp vùng hông, chân, tay chắc khỏe, tăng sự đàn hồi
- Kiểm soát cân nặng: Đi bộ sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh đè nén lên xương khớp.
- Tăng cường dưỡng chất cho cột sống: Khi đi bộ thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến toàn bộ cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.
Có thể thấy, đi bộ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt cho sức khỏe con người. Thay vì nằm một chỗ, bệnh nhân có thể vận động, di chuyển bằng cách đi bộ để khí huyết lưu thông, giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đi bộ nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng, người bệnh chỉ nên đi bộ vừa phải, không được đi nhiều. Nếu đi bộ thường xuyên sẽ vô tình khiến cho các khớp bị chèn ép, khiến nhân nhầy bị thoát vị nhiều hơn và gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân nên biết cách đi bộ đúng cách để tránh gây áp lực cho xương khớp.
Đi bộ đúng cách cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm yêu thích bộ môn đi bộ và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Mặc dù phương pháp này rất tốt cho sức khỏe của người bệnh nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là cách đi bộ đúng đắn, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo.
- Khi đi bộ, người bệnh cần phải nhìn thẳng về phía trước. Đồng thời để toàn thân được thư giãn và thả lỏng 2 tay.
- Tuyệt đối không được chúi đầu về phía trước hoặc ngửa về phía sau quá nhiều mà hãy giữ người thẳng, vung 2 tay ở mức độ nhẹ nhàng
- Lúc đi bộ, phần chân phải tiếp xúc trực tiếp với đất từ gót đến bàn chân, mũi chân. Bên cạnh đó, bạn không được mang theo hoặc cầm nắm nhiều vật dụng trên tay, gây áp lực cho xương khớp.
- Hít thở đều, giữ tâm lý thoải mái, không được lo lắng, căng thẳng quá mức
- Có thể nghe nhạc, thư giãn trong suốt quá trình đi bộ
- Bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường ngắn và tăng dần lộ trình. Cách này sẽ giúp tránh bị đau vùng thắt lưng, hai đùi và hai chân.
- Không được gắng sức luyện tập với những bước đi căng và dài
- Lựa chọn trang phục phù hợp, đừng cố gồng mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Đi giày vừa khít chân, không nên đi giày quá rộng hoặc quá chật
- Không được mặc quần áo chật chội hoặc đeo nhiều trang sức
- Chỉ nên đi bộ trong khoảng 15 – 30 phút, không nên luyện tập nhiều
Lời khuyên bác sĩ cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, không chỉ giúp chắc khỏe xương khớp mà còn hỗ trợ để các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Với bộ môn này, người bệnh có thể thực hiện luyện tập hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh sớm khỏi và tăng cường sức khỏe bản thân.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thực phẩm có chứa nhiều thành phần canxi.
- Không được mang vác vật nặng hoặc làm việc lâu tại một chỗ, nhất là những người thường xuyên làm việc tại văn phòng hoặc tài xế lái xe
- Nếu áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các loại nước ép để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên sử dụng phương pháp massage, xoa bóp để giúp xương khớp lưu thông máu dễ dàng hơn
- Lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp để tránh gây tổn thương đến các vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng những cách chữa trị thoát vị đĩa đệm từ dân gian
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn không nên di chuyển nhanh gây áp lực cho xương khớp và chèn ép vùng đĩa đệm bị thoát vị. Ngoài ra, người bệnh không được tùy tiện áp dụng những bộ môn thể thao khác mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!