Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì tốt cho tình trạng bệnh?
Nội Dung Bài Viết
Để duy trì một sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh trầm cảm thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết. Vậy bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì tốt cho tình trạng bệnh?
Trầm cảm là bệnh lý về tâm thần có liên quan đến rối loạn thần kinh não bộ. Căn bệnh này thực sự rất đáng sợ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường trước nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Và trong rất nhiều cách để khắc phục cũng như phòng ngừa bệnh trầm cảm, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bảo vệ não bộ tốt hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Niyati Likhite của Bệnh viện Fortis (Ấn Độ) cho biết” “Chế độ ăn uống hằng ngày cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến căn bệnh trầm cảm. Trong đó, có những loại thực phẩm tốt giúp làm tăng năng lượng, kích thích cơ thể sản sinh hormone vui vẻ Serotonin, từ đó cải thiện trạng thái tâm lý, điều chỉnh tâm trạng và loại bỏ các triệu chứng trầm cảm hiệu quả”.
Vì vậy, việc một chế độ ăn uống khoa học, cân đối, sử dụng những loại thực phẩm lành mạnh chắc chắn sẽ giúp người mắc bệnh trầm cảm thêm khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.
Bị trầm cảm nên ăn gì?
Để cải thiện sức khỏe của người bệnh trầm cảm, hãy bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn ăn uống hằng ngày:
1. Nghệ
Chắc hẳn ai cũng biết tác dụng của nghệ đối với sức khỏe con người, nó được xem là “thần dược thiên nhiên” đối với sức khỏe. Không chỉ có công dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh xương khớp mà nghệ còn được sử dụng để phòng chống trầm cảm hiệu quả.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong nghệ có chứa thành phần chất Phytochemical có tác dụng hỗ trợ làm giảm thiểu triệu chứng trầm cảm rất tốt. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy tâm lý thay đổi, trở nên buồn bã, mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng, dễ cáu gắt vô cớ hãy uống một ly nước bột nghệ pha với mật ong. Đây là cách đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu trong việc cải thiện tâm trạng, kiểm soát sự lo lắng, sợ hãi, giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn.
2. Trứng
Hầu như những người mắc bệnh trầm cảm đều thiếu hụt vitamin B. Vì vậy, hãy tăng cường bổ sung vitamin B trong giai đoạn điều trị bệnh và một trong những thực phẩm giàu vitamin B nhất chính là trứng. Hàm lượng lớn vitamin B trong trứng không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn mà còn giúp chống lại những cảm xúc tiêu cực, cân bằng hormone và bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
3. Hạt tiêu đen
Tiêu đen không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn mà nó còn rất tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu khoa học, tiêu đen có chứa hoạt chất Polyphenolic giúp làm tăng năng lượng và giảm thiểu nguy cơ trầm cảm hữu hiệu.
Không những vậy, sử dụng hạt tiêu đen thường xuyên với liều lượng vừa phải còn giúp kích thích não bộ, tăng cường sự nhận thức, từ đó giúp việc tiếp nhận trị liệu tâm lý chống trầm cảm hiệu quả hơn.
4. Cá hồi
Một trong những loại thực phẩm tuyệt vời không thể bỏ qua trong việc điều trị trầm cảm chính là cá hồi. Trong cá hồi có chứa hàm lượng lớn omega – 3 đặc biệt tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Ngoài ra, hàm lượng cao vitamin D trong cá hồi cũng giúp bổ sung những thiếu hụt trong cơ thể, vì vitamin D thấp thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao.
Không những vậy, những ai ăn cá hồi thường xuyên thường có một sức khỏe trí não tốt hơn so với người bình thường nhờ các axit béo có lợi. Vì vậy, hãy bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn uống hằng ngày, sử dụng 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần ăn khoảng 120 – 170g là tốt nhất.
5. Hạt điều
Hạt điều là một trong những loại hạt tốt cho sức khỏe, đặc biệt được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy trong hạt điều rất giàu Trytophan có khả năng tăng sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh tốt cho người bị trầm cảm.
Bên cạnh đó, hàm lượng cao vitamin C trong hạt điều cũng rất có ích, nó là chất xúc tác cần thiết cho sự hoạt động trí não. Hoạt chất Rioboflavin giúp cung cấp năng lượng, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh luôn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Ngoài ra, trong hạt điều còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa trầm cảm khác như magie, vitamin B6…
6. Hàu
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ăn hàu rất tốt cho việc điều trị bệnh trầm cảm. Bởi trong hàu có chứa hàm lượng kẽm rất lớn mà hầu hết người mắc bệnh trầm cảm đều thiếu hụt chất này.
Bên cạnh kẽm thì hàu cũng rất giàu selen, axit béo omega – 3, vitamin B12… Vì vậy, ăn hàu kích thích não bộ hoạt động trơn tru hơn, tinh thần sảng khoái, minh mẫn, cải thiện các triệu chứng bệnh trầm cảm tốt hơn.
7. Gà tây
Trong gà tây có chứa nhiều các acid amin Trytophan với nhiệm vụ xây dựng khối protein, cơ thể sẽ sử dụng chất này để tạo ra Serotonin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng không thể thiếu trong việc điều trị bệnh trầm cảm.
8. Măng tây
Măng tây có chứa hàm lượng cao folate giúp tăng cường chức năng của não, cải thiện tinh thần và chống trầm cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin E trong măng tây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh hormone serotonin giúp điều hòa cảm xúc, ổn định tâm trạng.
Chế biến măng tây cũng rất đơn giản bằng cách hấp hoặc nướng, xào. Ăn 5 lần/ tuần để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bột rễ măng tây pha nước uống mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
9. Mật ong
Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe, có tác dụng kháng viêm và giúp tăng cường chức năng, duy trì sức khỏe não bộ. Vì vậy, mật ong còn được biết đến như một loại thực phẩm chống trầm cảm tuyệt vời dễ sử dụng.
10. Các loại trái cây
Có rất nhiều loại trái cây có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị trầm cảm như:
- Chuối: Trong chuối có chứa hàm lượng cao chất alkaloid với khả năng truyền cảm hứng tinh thần, tăng sự tự tin. Ngoài ra, hàm lượng chất Trytophan và bitamin B6 còn kích thích não bộ sản sinh chất Serotonin giúp chống lại các biểu hiện trầm cảm.
- Bưởi: Bưởi được biết đến là loại trái cây rất giàu vitamin C. Ăn bưởi thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, duy trì sự tập trung của các tế bào máu đỏ, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm hiệu quả.
- Bơ: Bơ là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phù hợp với hầu hết các loại bệnh. Đặc biệt, trong bơ rất giàu protein, hàm lượng kali cao và các chất béo bão hòa mono có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả.
- Quả việt quất: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng quả việt quất là một trong những loại thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa. Đây là chất quan trọng giúp cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin, thoải mái và vui vẻ hơn. Vì vậy, đừng quên bổ sung quả việt quất vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình nếu đang điều trị bệnh trầm cảm.
- Quả cherry: Ăn cherry thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản xuất ra hàm lượng lớn hormone Serotonin giúp cơ thể chống lại các triệu chứng trầm cảm hiệu quả.
- Quả dừa: Dừa là loại quả phổ biến và dễ sử dụng. Dừa rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là loại quả có khả năng giúp thoát khỏi căn bệnh trầm cảm. Bởi trong dừa có chứa nhiều chất điện giải, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi tác động tích cực đến các hoạt động tâm thần kinh và ức chế các triệu chứng trầm cảm.
- Quả hạnh Brazil: Đây là loại quả chứa hàm lượng selenium cực kỳ cao có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những gốc tự do tác động xấu đến cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm đều thiếu hụt selenium. Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần ăn một hạt hạnh Brazil là đã đáp ứng hơn 1 nửa nhu cầu khoáng chất cho cơ thể.
- Quả óc chó: Quả óc chó được biết đến là loại hạt có vỏ tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng cao các chất oxy hóa, vitamin E và omega – 3. Đồng thời, đây đều là những thành phần có tác động tích cực đến điều trị trầm cảm.
- Táo: Trong táo có chứa nhiều vitamin B, kali, photpho… Đây đều là những chất có nhiệm vụ tái tạo tế bào não bị tổn thương, kích thích chức năng hoạt động trí não, từ đó giúp người bệnh chống lại các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiệu quả. Ăn 1 quả táo mỗi ngày hoặc uống nước ép táo 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
11. Các loại rau lá xanh đậm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh trầm cảm nên thường xuyên bổ sung các loại rau lá màu xanh đậm, thậm chí là ăn chúng hằng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bởi trong các loại rau này có chứa hàm lượng cao vitamin E, A, C, K cùng các khoáng chất cần thiết, folate, carotene, chất phytochemical vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho quá trình điều trị trầm cảm.
Một số loại rau nên ăn như: rau bina, cải xoăn, cải xoong, cải bắp, xà lách, bông cải xanh, cải bẹ xanh…
12. Thực phẩm lên men
Một nghiên cứu mới đây cho thấy sự liên quan giữa các loại vi khuẩn đường ruột và những vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm bệnh trầm cảm. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm lên men giúp sản sinh lợi khuẩn trong đường ruột như kimchi, dưa muối, cải muối, miso, tempeh, kombucha, tamari… cũng như sữa chua vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là chống lại các triệu chứng trầm cảm.
13. Socola
Chắc hẳn ai cũng biết socola có tác động tích cực đến tinh thần. Ăn một viên socola khi buồn hoặc lo lắng, hồi hộp sẽ giúp cải thiện tâm trạng, ổn định scam3 xúc. Đạt được điều này là do trong socola có chứa thành phần Endorphin giúp kích thích sự hưng phấn, tác động đến não bộ, từ đó giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.
Bị trầm cảm kiêng ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trầm cảm thì cũng có những thực phẩm gây hại, không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây khiến bệnh trầm cảm ngày càng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng hoặc tránh xa những loại thực phẩm sau đây:
- Bánh mì trắng: Đây là thực phẩm phổ biến trong thực đơn ăn uống của nhiều người, tuy nhiên nó lại không hề tốt cho người bệnh trầm cảm. Trong bánh mì trắng có chứa hàm lượng cao Carbohydrate làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Vì vậy, thay vì sử dụng bánh mì hãy thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn.
- Các loại thịt đỏ: Những loại thịt có màu đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã được chế biến đóng hộp như thịt lợn muối xông khói có chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa, làm thay đổi nồng đồ insulin trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, lo âu.
- Thực phẩm chứa đường tinh luyện: Bánh ngọt, kem, sữa đóng hộp… là các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện cao. Lượng đường này khi được nạp vào cơ thể sẽ khiến máu tăng vọt ngay lập tức, khiến cơ thể trở nên hưng phấn khó kiểm soát. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn khi đường tụt, cơ thể sẽ trở nên ủ rũ, mất năng lượng, mệt mỏi và chán nản hơn, từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm.
- Rượu, bia và các chất kích thích: Rượu bia chưa bao giờ là tốt và gây hại đến hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh trung ương. Nghiện rượu bia gây ra chứng rối loạn giấc ngủ, từ đó kéo theo rối loạn cảm xúc, dễ bộc phát lo lắng, rối loạn lo âu và cuối cùng là dẫn đến trầm cảm.
- Thức uống chứa nhiều soda, caffein: Đồ uống có chứa soda, nhiều đường và nhiều caffein được cho rằng có liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm. Đây là những chất làm tăng sự căng thẳng, hồi hộp, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc tăng nặng tình trạng bệnh trầm cảm.
Trên đây là một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc bệnh trầm cảm người bệnh nên tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng cần linh hoạt, không nên quá gò bó vào một thực đơn khắt khe nào, phải đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn uống theo sở thích bản thân và tránh xa những thực phẩm, thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích là được.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!