Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Mới bị vảy nến nhẹ – Cách chăm sóc và khắc phục nhanh

Với những bệnh nhân mới bị vảy nến nhẹ, làn da chưa tổn thương nhiều, người bệnh cần phải biết cách chăm sóc, kiểm soát bệnh. Đây là phương pháp giúp ngăn ngừa các tế bào da sản sinh khiến cho bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng hơn.

bị vảy nến nhẹ
Bị vảy nến nhẹ khiến da bị ửng đỏ, xuất hiện mảng trắng.

Cách chăm sóc và khắc phục khi bị vảy nến nhẹ

Các tế bào vảy nến tăng sinh nhanh chóng trên da khiến cho làn da trở nên sần sùi, khô ráp, ửng đỏ và nhanh chóng dày lên từng lớp. Với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chăm sóc da tự nhiên để kiểm soát kịp thời. Bệnh vảy nến rất dễ bị tái phát nhiều lần. Các tế bào cũ chưa kịp đào thải thì những tế bào mới đã nhanh chóng hình thành gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da. Để cải thiện tình trạng bị vảy nến nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.

1. Không sử dụng chất kích thích

Các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ có tác dụng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh vảy nến. Thành phần nicotin trong khói thuốc sẽ khiến cho bệnh vảy nến bùng phát nhanh hơn. Rượu, bia cũng chứa những chất gây ảnh hưởng hệ thần kinh, tổn thương da, kích thích vảy nến hình thành. Nếu sử dụng những loại đồ uống này, bạn đang khiến tình trạng bệnh vảy nến của mình chuyển biến xấu đi.

2. Giữ ẩm cho làn da

bị vảy nến nhẹ
Thoa kem dưỡng da – Cách cải thiện bị vảy nến nhẹ hiệu quả.

Những mảng vảy nến xuất hiện trên da khiến da bị khô, ngứa ngáy và bong tróc nhiều. Làn da cần phải có độ ẩm cần thiết để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Người bệnh cần phải lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm tốt cho da. Kem dưỡng ẩm cho da phải dễ thấm, không gây cảm giác bết dính và kích ứng da. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm không có mùi hương để đảm bảo an toàn cho da. Khi thời tiết lạnh hoặc hanh khô, việc bôi kem dưỡng ẩm cho da bị vảy nến là việc làm cần thiết.

3. Tắm nước ấm hằng ngày

Vệ sinh cơ thể khi làn da bị vảy nến cần được thực hiện thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn bám vào da, khiến làn da bị kích ưng. Người bệnh nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm kết hợp với những loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sau khi tắm xong, bạn nên để da khô tự nhiên, không nên chà xát da quá mạnh gây tổn thương, nhiễm trùng, viêm loét da.

4. Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị vảy nến. Tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn nếu người bệnh lo lắng trong thời gian dài. Để cải thiện căn bệnh này, bệnh nhân nên giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực, lạc quan. Tâm trạng vui vẻ sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và bệnh cũng nhanh chóng khỏi hơn.

5. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

bị vảy nến nhẹ
Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát tình trạng bị vảy nến nhẹ.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Người bệnh nên ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để giảm viêm, ngăn ngừa sản sinh các tế bào da. Một số loại thực phẩm người bệnh nên tích cực bổ sung cho bản thân mình là rau xanh, cá hồi, thực phẩm giàu axit béo omega-3,… Những loại thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể và cải thiện, phục hồi tổn thương da hiệu quả.

6. Tắm nắng thường xuyên

Cách làm này đang được nhiều người áp dụng. Các nghiên cứu đã chứng minh, tia cực tím có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giảm ngứa, viêm da. Mỗi tuần, người bệnh vảy nến chỉ nên tắm khoáng 2 – 3 lần. Trong quá trình tắm nắng, bạn nên bôi kem chống nắng để tránh tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời trên bề mặt da. Thời điểm thích hợp để bệnh nhân có thể tắm nắng là khoảng 7h -9h sáng. Vào buổi trưa, bạn không nên tắm nắng để tránh ung thư da.

7. Không được gãi ngứa da

Một số người bệnh vảy nến thường xuyên gãi ngứa da liên tục. Điều này vô tình khiến cho làn da bị tổn thương, chảy máu. Các loại vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài có cơ hội tấn công và khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Tốt nhất, nếu da bị ngứa, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thoa lên da để làm dịu da, tránh tình trạng da bị kích ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng Histamine nhưng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

8. Vệ sinh da sạch sẽ

bị vảy nến nhẹ
Vệ sinh da đúng cách giúp cải thiện tình trạng bị vảy nến nhẹ rất tốt.

Người bệnh nên giữ thói quen vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để ngâm vùng da bị vảy nến nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Khi tắm hoặc rửa da, bạn nên dùng khăn khô, mềm lau da nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương da. Bạn nên dùng dầu gội có thành phần axit salicylic khi bị vảy nến ở da đầu.

9. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Đây là việc làm cần thiết bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nên thực hiện. Tích cực luyện tập thể thao sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, cơ thể dẻo dai hơn. Người bệnh không nên áp dụng những bài tập quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn một số bộ môn như yoga, bơi lội, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe cho bản thân mình.

10. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Bụi bẩn và rất nhiều tác nhân bên ngoài môi trường rất dễ khiến cho làn da bị kích ứng. Một số trường hợp da bị vảy nến chảy máu, nếu tiếp xúc với khói bụi quá nhiều sẽ gây viêm nhiễm. Đặc biệt, đây còn là cơ hội để các loại vi khuẩn bên ngoài nhanh chóng tấn công da khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và khắc phục khi bị vảy nến nhẹ. Vì bệnh chỉ mới hình thành nên mọi người cần chủ động thăm khám, chữa trị bệnh kịp thời. Bệnh vảy nến có thể tái phát nhiều lần nếu không kiểm soát sớm. Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Mọi phương pháp chỉ giúp bệnh nhân có thể sống “hòa bình” với bệnh vảy nến. Do đó, việc kiên trì điều trị bệnh vảy nến là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (14)

  1. Mai Trần says: Trả lời

    Gần đây em thấy da ở vùng khuỷu tay có xuất hiện sẩn màu đỏ tầm 2- 3cm nhìn giống hình bầu dục ý, da cứ dày cộm dần lên, còn có cả vảy trắng nữa, ngứa lắm, mà gãi thì vảy trắng nó có bong ra, nhưng sau không thấy hết gì cả. Không biết là có phải em bị vảy nến rồi không ạ?

    1. Vân Hương says: Trả lời

      Mai Trần, theo như bạn mô tả thì bị vảy nến rồi đấy bạn. Trước mới đầu bị mình cũng có biểu hiện như bạn ý, nhưng mà do chủ quan không đi khám bác sĩ nên là sau nó bị lan khắp tay luôn

    2. Mai Trần says: Trả lời

      Bệnh này nếu không đi chữa sớm thì nó bị lan ra à chị? Vậy trước chị đi khám bác sĩ da liễu hay ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi vậy ạ? Em bị nhưng ngoài bị mất thẩm mỹ ra thì cũng không ảnh hưởng gì mấy nên em cứ kệ, chưa định đi khám ở đâu cả

    3. Vân Hương says: Trả lời

      Mai Trần, đúng rồi đấy bạn ạ, không điều trị sớm thì sẩn đỏ ý nó cứ lan rộng thành mảng ý, ngứa ngáy khó chịu lắm. Trước thì mình đi khám bác sĩ da liễu bạn, bệnh vẩy nến này phải đến bác sĩ khám chứ, có phải như mấy mẩn ngứa thông thường đâu mà ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi bạn

    4. Hùng VT says: Trả lời

      Vảy nến 99% rồi đấy bạn Mai Trần ơi, bệnh này bạn nên bác sĩ da liễu khám và điều trị ngay đi vì theo như tôi được biết thì nếu mà bệnh này sớm không chữa thì khả năng bị nặng lên vừa nhanh vừa nguy hiểm đấy. Tại để lâu không chữa thì nó có thể dẫn đến bị nhiễm trùng da, ung thư da nữa, nghe thôi đã thấy nguy hiểm rồi

    5. Bim 12 says: Trả lời

      Hùng BĐ, làm gì mà nguy hiểm như bác nói thế? Tôi thấy bạn ấy chỉ mô tả sẩn đỏ nó nổi lên nhỏ có 2- 3cm thôi, cũng chưa thấy có gì nguy hiểm cả. Mà bệnh này nó tiến triển nặng cũng phải mất thời gian dài chứ đâu chóng như bác nói vậy chứ. Vì trước tôi có ông bạn cũng bị bệnh này, mà ông ý bị nặng hơn bạn này nhiều, ổng bị toàn thân cơ, nhưng mà mấy năm rồi cũng đâu thấy bệnh tiến triển nặng như bác nói đâu, chỉ cần chữa theo bác sĩ là ổn thôi

    6. Hà Thanh says: Trả lời

      Mai Trần, bị vảy nến đúng đấy ạ! Em cũng bị y như chị, đang dùng thuốc tây theo đơn bác sĩ kê đây ạ. Bác sĩ nói bệnh này là bệnh da mạn tính và dùng thuốc tây như bác sĩ kê cho em rồi thì nó cũng đỡ và da cũng trở về bình thường, nhưng sau vẫn bị tái phát nhiều lần đấy ạ. Nhưng mà bị rồi thì cũng không biết sao nữa, cứ theo bác sĩ điều trị thôi ạ. Chị đi bác sỹ khám rồi lấy thuốc về dùng đi, dùng thuốc nó đỡ được triệu chứng cho mình vẫn còn hơn là cứ bị khó chịu rồi còn bị nặng lên nữa

  2. Thảo Nguyên xanh says: Trả lời

    Bệnh vảy nến này thì nguyên nhân gây ra bệnh này là gì thế ạ? Mà nếu không chữa trị đúng cách, đúng nguyên nhân thì bệnh này có gây nguy hại gì nhiều không?

    1. Long Giang says: Trả lời

      Tôi bị bệnh vảy nến 1 năm nay rồi, đi khám thì bác sĩ có nói bệnh vảy nến này nguyên nhân hiện nay chưa được rõ ràng nhưng mà phần nhiều thì bệnh này liên quan đến yếu tố tự miễn, miễn dịch gì gì đấy, tôi cũng không hiểu rõ lắm. Bác sỹ còn bảo bệnh này nó dai dẳng với hay tái đi tái lại nhiều lần lắm vậy nên là phải tích cực điều trị, không là bệnh sẽ nặng lên, còn ảnh hưởng nhiều đến bộ phận hay cơ quan khác trên người nữa

    2. Minh Châu says: Trả lời

      Mình đi khám vảy nến thì bác sĩ bảo bệnh vảy nến này nguyên nhân liên quan đến miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn là nhiều. Bác sĩ có giải thích nhưng mà mình cũng không rõ lắm, đại loại là bình thường yếu tố miễn dịch ý nó tốt cho cơ thể, nhưng khi bị rối loạn thì nó sẽ gây tổn thương da và gây biểu hiện bệnh vảy nến

    3. Bông Xù says: Trả lời

      Nếu muốn biết rõ hơn về nguyên nhân của bệnh vảy nến mọi người có thể vào link em lưu lại đây này: https://2doctor.org/benh-vay-nen-7961.html
      Cũng đang bị vảy nến nên em có tìm hiểu và thấy trang này nói khá chi tiết về bệnh

    4. Hải Đường says: Trả lời

      Thảo Nguyên xanh, bác sĩ điều trị bệnh vảy nến cũng là bạn thân của tôi nói là bệnh vảy nến này nếu mà không chữa trị đúng cách, bệnh có thể lan rộng ra khắp cơ thể, có thể gây nhiễm trùng da, mà ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng lớn đến tim mạch hô hấp nữa đấy. Bệnh này tuy là bệnh về da nhưng mà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời thì để lại hậu quả vô cùng lớn và nguy hiểm đó

    5. Thảo Nguyên Xanh says: Trả lời

      Thật không ngờ là bệnh về da như vậy mà điều trị không đúng cách lại có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến cơ thể vậy. Cơ mà ảnh hưởng lớn đến tim mạch là như thế nào vậy ạ, bạn có thể nói rõ hơn được không vậy Hải Đường?

    6. Hải Đường says: Trả lời

      Bị vảy nến ảnh hưởng đến tim mạch như là có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim, tăng huyết áp. Ngoài ra thuốc điều trị bệnh vảy nến có thể làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ tắc mạch và dẫn đến đột quỵ nữa. Nên là nếu bị bệnh vảy nến này thì nên đến bệnh viện chuyên khoa khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì bệnh tình may ra mới được kiểm soát tốt và không gây nhiều hậu quả nặng nề

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa vảy nến bằng lá khế nhiều người áp dụng

Chữa vảy nến bằng lá khế là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị những cơn ngứa ngáy, ửng đỏ, khó chịu do bệnh...

Bệnh á sừng vảy nến là gì? Đặc điểm nhận biết và điều trị

Bệnh á sừng vảy nến là tình trạng da xuất hiện hình thái tổn thương tương tự bệnh vảy nến nhưng khác nhau về căn nguyên, đặc điểm, tính chất...

Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Thuốc Điều Trị

Bệnh vảy nến là bệnh da tự miễn rất khó để điều trị, ngoài những biểu hiện trên da như tróc vảy, đỏ da, có mủ... vô cùng ngứa ngáy,...

Người bị vảy nến nên dùng kem chống nắng chống thấm nước và có chỉ số SPF tối thiểu là 30

Bị vảy nến có tắm biển được không, cần tránh gì?

Tắm biển là một trong những cách thư giãn, xua tan cảm giác oi bức khó chịu vào những chiều hè. Thế nhưng với những người bị vảy nến việc...

Người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống hàng tuy không là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến nhưng một số loại thực phẩm sẽ có thể kích thích hoặc làm các triệu...

Người bị vảy nến nên bổ sung vitamin gì cần thiết?

"Người bị vảy nến nên bổ sung vitamin gì?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Việc bổ sung vitamin cho cơ thể là vô cùng cần...

Ẩn