Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp thái dương hàm

Giãn khớp kéo theo tình trạng trật khớp, dính khớp dẫn đến thủng đĩa khớp… là những biến chứng của viêm khớp thái dương hàm. Vậy viêm khớp thái dương hàm là gì? Các biến chứng của bệnh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa cho bản thân.

Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu các biến chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm, chúng ta nên nắm rõ một số thông tin về căn bệnh này.

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm
Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm

Là phần khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khới thái dương hàm đóng vai trò quan trọng giúp hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như nói, ăn, nuốt… Khớp này bao gồm diện khớp xương thái dương, diện khớp của xương hàm dưới và các thành phần khác như dày chằng khớp, mô sau đĩa, bao khớp… Tình trạng khớp hàm hoặc các cơ mặt xung quanh khớp hàm bị rối loạn được gọi là bệnh viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn khớp thái dương hàm.

Lúc này, người bệnh sẽ bắt đầu thấy đau, cơn đau xảy ra theo chu kỳ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, co thắt cơ.Từ đó, dẫn đến các chức năng của hàm bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đây là bệnh khá phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, nữ giới đang ở độ tuổi dậy thì hoặc mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng

Bệnh viêm khớp hàm thái dương có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mặt. Lúc đầu, các cơn đau chỉ diễn ra nhẹ, chúng sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển nặng, các cơn đau vùng khớp hàm thái dương sẽ diễn ra dữ dội, liên tục, nhất là khi ăn và nhai. Song song với đó, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như sau:

  • Cơn đau xuất hiện ở xung quanh tai hoặc trong tai. Bệnh nhân khó đóng, mở miệng và cũng khó khăn khi cử động hàm.
  • Nếu mở miệng nhai hoặc nuốt, khớp phát ra tiếng kêu nên thường phải ngậm miệng lại sang một bên. Điều này gây mỏi hàm, mặt cắn không được đều.
  • Khớp thái dương hàm bị đau, khi nhai thức ăn thấy có tiếng kêu lục cục thì có nghĩa bệnh đã trở nặng. Lúc này người bệnh cần đi khám và điều trị ngay để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau đầu, nhức mặt, đau tai, mỏi cổ, cơ thể mệt mỏi, viêm khớp thái dương nổi hạch ở cả 2 bên, phì đại cơ nhai khiến mặt bị phình to, làm mất đi sự cân đối.

Nguyên nhân

Bệnh viêm khớp thái dương hàm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu mà chúng ta phải nhắc đến gồm có:

  • Do mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp… Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp hàm thái dương phổ biến nhất. Đặc biệt những người bị viêm khớp thái dương hàm do viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50%.
  • Những người cao tuổi bị viêm khớp thái dương hàm thường do thoái hóa khớp. Bởi lúc này những khớp xương của cơ thể đã bị thoái hóa, khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Do chấn thương khi tham gia giao thông, ngã khi lao động hoặc đang chơi thể thao.
  • Há miệng đột ngột, nhai kẹo cao su nhiều, nghiến răng khi ngủ sẽ tạo nên áp lực lớn lên khớp thái dương gây ra bệnh.
  • Răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc bị các sang chấn tâm lý, căng thẳng cũng là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm

Trật khớp hàm thái dương là một trong những biến chứng viêm khớp hàm thái dương thường gặp
Trật khớp hàm thái dương là một trong những biến chứng viêm khớp hàm thái dương thường gặp

Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, viêm khớp hàm thái dương nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng đầu tiên cần được nhắc đến là giãn khớp. Khớp thái dương hàm bị giãn sẽ làm tăng nguy cơ trật khớp, dính khớp. Cùng tìm hiểu rõ các tình trạng này ngay sau đây:

Trật khớp thái dương hàm

Nếu khớp thái dương hàm bị giãn, nguy cơ bị trật khớp sẽ tăng lên. Khớp hàm của chúng ta được nối với với sọ qua khớp bản lề ở hai bên lỗ tai. Nếu khớp này lệch khỏi xương thì sẽ dẫn đến trật khớp thái dương hàm. Đây là biến chứng của viêm khớp thái dương hàm thường gặp.

Ngoài nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm làm giãn cơ, trật khớp còn có thể do: Chấn thương, miệng mở rộng quá mức, ngáp to, thiếu răng trong miệng làm chúng bị xô lệch, do răng khôn mọc lệch, nghiến răng lâu ngày…

Lúc này, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như sau:

Khi bị trật khớp thái dương hàm, các triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Mỏi cơ hàm: Người bệnh thường thấy cơ hàm bị mỏi, khó chịu khi phải vận động cơ mặt như nôn, cười, há miệng, ngáp…
  • Khi nhai, há miệng nghe có tiếng lục cục ở khớp.
  • Các cơn đau xuất hiện khi nhai, chúng xuất hiện ở các cơ quanh hàm, khớp thái dương và lan sang cả toàn bộ đầu. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau khi nhai, nhưng sau đó không nhai cũng bị đau.
  • Sau khi ngáp to, cười to sẽ không thể ngậm được miệng lại.
  • Chóng mặt, ù tai, răng lung lay nhiều hơn.

Những triệu chứng này thường xuất hiện không liên tục. Nó diễn ra vài ngày, sau đó lại hết nên khó nhận biết. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan, không đi thăm khám sớm dẫn đến bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nặng hơn. Cụ thể bệnh có thể làm nhuyễn sụn khớp, thoái hóa khớp, phá hủy đầu xương làm cho người bệnh không thể há miệng được nữa.

Thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm
Thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm

Để điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định nắn chỉnh khớp thái dương. Các bước thực hiện như sau:

  • Sau khi người bệnh đã thực hiện đủ các bước xét nghiệm cần thiết, được chẩn đoán bị trật khớp xương hàm, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân hiểu về thủ thuật được áp dụng.
  • Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn cơ nhẹ hoặc thuốc giảm đau trước khi tiến hành.
  • Người bệnh được ngồi, dựa lưng vào ghế hoặc là tường cứng, đầu nhìn thẳng.
  • Người thực hiện đứng trước mặt người bệnh, sử dụng 2 miếng gạc lót vào mặt nhai hàm dưới tại các răng phía trong. Sau đó, dùng 2 ngón tay đè lên gạc, bốn ngón giữ chặt phần góc hàm phía bên ngoài. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng lực để ấn góc hàm xuống dưới, đẩy ra sau. Nếu đã có cảm giác trượt ở vùng đầu tay, người bệnh ngậm được miệng một cách bình thường thì có nghĩa khớp đã trở lại vị trí ban đầu.
  • Trường hợp nắn lần đầu thất bại, bệnh nhân có thể nắn lại. Điều quan trọng là bệnh nhân cần giữ được bình tĩnh, không nên lo lắng, phải hợp tác cùng với bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng.
  • Sau khi khớp xương hàm đã được nắn, bệnh nhân cần băng dây chun khoảng 10 – 14 ngày. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng tái phát, hạn chế các tác động xấu lên ổ khớp.
  • Sau đó, người bệnh được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để khớp hàm mau chóng được trở lại trạng thái bình thường.
  • Nếu trật khớp tái phát nhiều lần, nên đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Dính khớp – biến chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm

Dính khớp hàm thái dương cũng là một biến chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm mà chúng ta cần nhắc đến. Đây là tình trạng các khớp bị hạn chế hoặc mất khả năng vận động do sự vôi hóa, xơ hóa các thành phần của khớp như ổ chảo, lồi cầu, dây chằng ngoài bao khớp, hõm khớp.

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh do viêm khớp hàm thái dương, dính khớp có thể do các nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Bị chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã…
  • Do rối loạn chuyển hóa quá trình phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hoặc giảm phát.
  • Các trường hợp bị viêm tuyến mang tai, do biến chứng của bệnh viêm tai giữa…

Người bị dính khớp hàm thái dương thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Thể trạng cơ thể gầy yếu do hoạt động há miệng nhai thức ăn bị hạn chế.
  • Khó ăn uống
  • Nhìn thẳng thấy hai bên khuôn mặt bất cân xứng. Cằm thường lệch về một bên, tầng dưới mặt giảm phát.
  • Khó há miệng, tùy vào mức độ dính khớp mà hoạt động há miệng bị thu hẹp lại khoảng 1 – 2 cm.
  • Khớp cắn sâu.
  • Nếu sờ lên khớp thái dương hàm sẽ thấy lồi cầu bị hạn chế vận động. Một số trường hợp, lồi cầu còn dính chung luôn với cung tiếp không vận động.
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng phẫu thuật
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng phẫu thuật

Bên cạnh chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng, người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác chụp X – quang. Sau khi đã xác định chính xác bệnh và mức độ bệnh lý, người bệnh sẽ được chỉ định các phác đồ phù hợp. Nguyên tắc chữa trị là nhằm phục hồi được sự vận động của khớp và chức năng ăn nhai.

Để điều trị biến chứng của viêm khớp thái dương hàm này có 2 cách là điều trị bảo tổn và điều trị bằng phẫu thuật. Trong đó, điều trị bảo tồn thường được chỉ định cho những người đang bị dính khớp ở mức độ 1. Lúc này các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng bằng các dụng cụ banh miệng và tập vận động hàm dưới. Còn đối với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, tùy vào từng đối tượng mà có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp dưới đây:

Tạo hình khớp có ghép sườn tự thân:

  • Rạch da, cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp
  • Cố định 2 hàm
  • Lấy xương sụn sườn
  • Ghép xương sụn
  • Đặt dẫn lưu kín khi có áp lực, sau đó khâu đóng theo lớp.
  • Điều trị toàn thân bằng kháng sinh

Tạo hình khe khớp và dùng vật liệu thay thế:

  • Rạch da
  • Tiến hành cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp như phương pháp 1.
  • Cố định 2 hàm.
  • Tiến hành đặt vật lồi cầu sao cho chỏm khớp nằm đúng vị trí. Sau đó cố định lồi cầu vào phần cành cao xương hàm dưới đã chuẩn bị bằng vít.
  • Dùng kháng sinh điều trị toàn thân để giảm đau, kháng viêm.

Biến chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm – thủng đĩa khớp

Đây là biến chứng của viêm khớp thái dương hàm rất nghiêm trọng. Bởi nếu không được chữa trị kịp thời, thủng đĩa khớp có thể làm cho đầu xương bị phá hủy, xơ cứng khớp làm cho bệnh nhân không thể há được miệng.

Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm đều rất nguy hiểm. Do đó, để tránh gặp phải những tình trạng này thì phát hiện và điều trị sớm bệnh là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay, để chữa trị bệnh này có 2 phương pháp là điều trị xâm lấn và điều trị không xâm lấn. Cụ thể như sau:

Điều trị xâm lấn:

Người bệnh được chỉ định mài chỉnh răng, loại bỏ các vật cản ở hàm dưới để giúp sự vận động trở nên thoải mái hơn. Nếu bị mất răng, bệnh nhân sẽ được thay thế bằng răng giả, chỉnh lại hình dáng của các răng bị lệch. Đồng thời, thực hiện phẫu thuật, can thiệp trực tiếp và các khớp ở thái dương hàm.

Điều trị không xâm lấn:

Mục đích của phương pháp điều trị này là nhằm điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của người bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu dành cho hàm và cổ sẽ được áp dụng. Hoặc bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Chẳng hạn, nếu đang bị bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đang nhẹ, bệnh nhân sẽ được dùng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, mobic, diclofenac… Bên cạnh đó, những loại thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ cũng sẽ được chỉ định.

Nếu bệnh đã nặng, bác sĩ có thể tiến hành các can thiệp trên bộ răng và cả hệ thống nhai. Lúc này, những biện pháp điều chỉnh răng như nhổ răng, phục hình, phẫu thuật… sẽ được chỉ định.

Tuy nhiên, thời gian hồi phục của mỗi người là không giống nhau. Nó tùy vào thời gian mắc bệnh của bệnh nhân là ngắn hay dài. Nếu phát hiện càng sớm và điều trị càng sớm thì tỉ lệ thành công sẽ càng cao. Do đó, những trường hợp điều trị muộn thường ít được chữa khỏi hẳn, thậm chí còn phải sống với nó cả đời.

Trên đây là những thông tin cần biết về biến chứng của viêm khớp thái dương hàm. Đây là bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Do đó, tốt nhất là hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Liệu bệnh viêm khớp thái dương hàm có chữa được không?

Viêm khớp thái dương hàm có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh gây ra không ít phiền phức cho hoạt động nói và nhai của cơ miệng. Vậy bệnh viêm khớp thái dương hàm...

Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Viêm khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do chấn thương, lao động quá sức. Nếu...

Giới thiệu một số bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm bạn nên thử

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chắc hẳn có nhiều người sẽ không bao giờ để ý đến khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, trên thực tế thì khớp...

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh viêm khớp là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi mà sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời...

Quả dứa chứa enzyme bromelin hay bromelain có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp

Quả dứa và công dụng chữa viêm khớp ít ai ngờ

Dứa là loại quả quen thuộc, là loại quả yêu thích của nhiều người, thường được dùng để ăn kèm gỏi, nấu với canh chua, làm nước ép, ăn sống…...

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn