Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Nội Dung Bài Viết
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến cột sống, chúng có thể gây tổn thương đến chức năng của các dây thần kinh, đĩa đệm,… Nếu không được điều trị khắc phục, nguy cơ liệt tay, nửa người là rất cao.
Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hình thành khi cột sống cổ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Đây là căn bệnh mãn tính, đối tượng dễ mắc phải thoái hóa đốt sống cổ là người cao tuổi (trên 75 tuổi).
Nguyên nhân gây nên chứng bệnh này vẫn chưa được giới y học công bố cụ thể. Tuy nhiên, theo nhiều nhận định của chuyên gia, tình trạng này liên quan mật thiết với sự thoái hóa và các yếu tố bên ngoài tác động. Cụ thể, người thường xuyên làm việc nặng, có chế độ ăn uống không đảm bảo, đi – đứng – nằm – ngồi sai tư thế, béo phì,…sẽ dễ bị thoái hóa cột sống cổ.
Khi khởi phát, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau, tê bì vùng cổ, đầu và vai gáy. Dần dần, tần suất của các cơn đau tăng lên, xuất hiện thường xuyên và nặng nề hơn. Người bệnh có thể cảm nhận và nghe được các âm thanh lạ ở vùng đốt sống cổ. Ngoài ra, khi bị thoái hóa người bệnh cũng thường xuyên bị vẹo cổ, hoạt động trở nên khó khăn. Các cơn đau lan rộng lên trên đầu và xuống cánh tay.
Tuy nhiên, do bệnh liên quan đến quá trình lão hóa nên thời gian tiến triển khá chậm. Các triệu chứng thường xuất hiện tại chỗ. Do đó, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp được xếp vào danh sách bệnh không quá nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.
Không giống như bệnh viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến nhiều bộ phần trên cơ thể. Thoái hóa đốt sống cổ chỉ tập trung vào các phạm vi nhất định. Bên cạnh đó, bệnh có diễn biến chậm nên không quá khó khăn cho vấn đề chữa trị.
Tuy nhiên, khu vực đốt sống cổ lại là nơi có nhiều dây thần kinh trung ương. Chính vì thế, nếu không chăm sóc tốt, các gai xương trên đốt sống cổ có thể chèn ép lên dây thần kinh và đĩa đệm hoặc làm lỗ tiếp hợp bị tổn thương,…
Các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Mặc dù được các chuyên gia đánh giá mức độ nguy hại thấp hơn so với các bệnh lý khác, nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan khi mắc phải chứng thoái hóa đốt sống cổ. Trường hợp người bệnh không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là cách biến chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Bạn đọc có thể tham khảo:
Suy giảm khả năng vận động
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên cảnh giác và điều trị kiểm soát bệnh. Nếu không chữa trị, bệnh có thể là mối đe dọa đối với khả năng vận động. Bởi, như trên đã nói, đây là vị trí chứa nhiều dây thần kinh quan trọng. Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nối với nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là các đốt sống lớn.
Do đó, nếu bị tổn thương lâu ngày không cải thiện, đốt sống cổ dễ bị thoái hóa. Chính vì điều này, khả năng vận động của đốt sống sẽ bị suy giảm. Có thể ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm nhận được các cơn đau nhẹ và cổ đôi khi bị cứng khó chịu. Thế nhưng, về lâu dài, tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng hơn khiến cho các cơn đau lan tỏa sang nhiều vùng lân cận.
Vùng đầu, vai trên, hoặc toàn bộ bả vai, cánh tay bị đau nặng dẫn đến hoạt động cúi, ngửa – xoay cổ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi các triệu chứng xuất hiện dày đặc sẽ khiến cho đốt sống cổ bị suy giảm vận động. Từ đó, nguy cơ sai lệch cột sống ngày càng gia tăng, đồng thời các gai xương cũng có điều kiện hình thành và phát triển trên mô cột sống.
Rối loạn tiền đình
Biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng rối loạn tiền đình. Nguyên nhân là vì các lỗ tiếp hợp bị tổn thương trong quá trình đốt sống bị thoái hóa. Kéo theo đó, quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, khiến lượng máu lưu thông lên não bất ổn.
Người bệnh bị thiếu máu não gây tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh số 8. Chính vì thế mà chứng rối loạn tiền đình hình thành. Biến chứng phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Một số triệu chứng cho thấy thoái hóa đốt sống cổ gây rối loạn tiền đình là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, bị ù tai, cảm thấy buồn nôn, không giữ được thăng bằng, nhạy cảm với ánh sáng,…
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ. Đây được xem là hệ lụy nặng nề nhất của căn bệnh này, người bệnh nên hết sức cảnh giác và có biện pháp phòng tránh. Thông thường, thoát vị đĩa đệm cổ sẽ bắt đầu xuất hiện khi thoái hóa đốt sống cổ tiến triển trong thời gian dài.
Lý do gọi đây là nặng nề nhất là bởi vì đĩa đệm có vai trò quan trọng trong việc duy trì vận động cho cột sống. Khi xảy ra bất ổn, đĩa đệm rất dễ bị xơ hóa, tổn thương. Một số trường hợp, chúng còn bị nứt rách khiến nhân nhầy bị chảy ra ngoài.
Thoát vị đĩa đệm cổ gây ra các cơn đau đớn cho người bệnh. Không những thế, dây thần kinh và mạch máu cũng bị ảnh hưởng. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, thoát vị đĩa đệm cổ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Dây thần kinh bị chèn ép
Khi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ bị thoát vị đĩa đệm cổ, hay các gai xương hình thành quá mức trên cột sống sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép. Các lỗ liên đốt lúc này rất dễ bị tác động bởi gai xương và nhân nhầy. Bên cạnh đó, các rễ dây thần kinh, động mạch đốt sống cùng với hạch giao cảm phải chịu sức ép nặng nề bởi chúng.
Người bệnh khó có thể nhận biết được triệu chứng rõ ràng. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh. Thông thường, các biểu hiện sẽ tương tự như bệnh lý thông thường. Cụ thể là tình trạng đau đầu, đau từ đỉnh sau đó lan rộng.
Các cơn đau sẽ trở nên thường xuyên và nặng nề hơn vào buổi sáng hoặc khi người bệnh cử động. Ngoài cảm giác đau, một số trường hợp bệnh nhân còn mắc phải chứng rối loạn nghe, nuốt, cảm thấy chóng mặt, rung giật nhãn cầu ngang,…
Liệt chi hoặc nửa người
Cánh tay, bàn tay của người bệnh thường xuyên bị tê bì, châm chích, thậm chí là suy yếu khả năng cầm nắm khi rễ thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên, đây chỉ là mức độ khởi phát của biến chứng. Nếu bệnh không được khống chế, dây thần kinh bị chèn ép nặng nề hơn có thể làm teo cơ chi trên, rối loạn cảm giác.
Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với nguy cơ rối loạn đại – tiểu tiện. Trường hợp không được điều trị, bệnh nhân có thể bị liệt phần chi trên hoặc thậm chí là toàn bộ phần thân trên (liệt nửa người).
Ảnh hưởng tâm lý
Khi mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đa phần người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi thường xuyên và rơi vào trạng thái trầm cảm. Điều này vô tình trở thành chất xúc tác khiến cho bệnh càng trở nặng hơn. Chất lượng cuộc sống từ đó bị tác động tiêu cực, người bệnh dần suy giảm khả năng vận động và mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.
Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Không chỉ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mới bùng phát, những cơn đau không mấy khó chịu, một số hoạt động ở vùng cổ có thể bị hạn chế nhưng vẫn hoạt động ổn. Thế nhưng, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các cơn đau sẽ tăng lên và lan sang các bộ phận lân cận.
Chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh dễ cáu gắt, nổi giận, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi. Công việc, giấc ngủ, hoạt động bị tác động ngày càng tiêu cực khiến cho người bệnh gặp phải nhiều khó khăn cả về thể chất lẫn tâm lý.
Chính vì các biến chứng nặng nề kể trên, khi mắc phải thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ. Kiểm soát tốt bệnh và có cuộc sống lành mạnh sẽ đẩy lùi được bệnh tật, giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Cách phòng tránh biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều vấn đề đối với cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát và điều trị, người bệnh sẽ có khả năng phòng tránh được các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn đọc:
- Nếu khu vực đốt sống cổ đang bắt đầu xuất hiện thoái hóa. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.
- Sau khi đã nhận biết được vấn đề, người bệnh nên tuân thủ nghiêm chỉnh theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Điều chỉnh một vài thói quen có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Hạn chế mang vác nặng, giảm tần suất lao động để duy trì sức khỏe cột sống. Tránh xảy ra tình trạng sai lệch hoặc dị tật nguy hiểm.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, duy trì vóc dáng cân đối để hạn chế việc dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời, việc này cũng hỗ trợ giảm áp lực cho đốt sống, làm chậm quá trình lão hóa.
- Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích khiến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp để tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể dẻo dai, hỗ trợ điều trị các gai xương.
Thoái hóa đốt sống cổ tuy không được xếp vào dạng bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Nhưng, các biến chứng mà thoái hóa đốt sống cổ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa sớm, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!