Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bột sắn dây và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ

Ngoài tác dụng giảm sốt và đau đầu, bột sắn dây còn có công dụng chữa bệnh trĩ. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có thể giảm táo bón, tiêu viêm và hỗ trợ làm co búi trĩ, đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng và bồi bổ cơ thể.

bột sắn dây chữa bệnh trĩ
Bột sắn dây không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Tác dụng chữa bệnh trĩ của bột sắn dây

Bột sắn dây (cát căn) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị ngọt, không độc, tính mát, tác dụng giải biểu, thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân dịch, giải cơ và tăng đề vị khí. Nhân dân thường sử dụng thảo dược này để chữa tiêu chảy, đau vai gáy, sốt cao và các chứng bệnh có thực nhiệt – trong đó có chứng lòi dom (bệnh trĩ).

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, đặc biệt là ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh xảy ra do tĩnh mạch ở trực tràng bị chèn ép, đè nén trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng phình giãn và ứ huyết.

uống bột sắn dây chữa bệnh trĩ
Bột sắn dây có tác dụng giảm sưng nóng hậu môn, cải thiện táo bón và đi ngoài ra máu

Theo y học cổ truyền, chứng lòi dom sinh ra do thấp nhiệt uất kết ở trực tràng khiến khí huyết ứ trệ mà thành. Chính vì vậy, nhân dân thường sử dụng các loại thảo dược có tính mát (bột sắn dây, lá diếp cá) để thanh nhiệt, giải độc và giảm khí huyết ứ trệ ở trực tràng.

Bên cạnh đó, bột sắn dây còn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, nôn mửa, ăn uống kém và táo bón. Vì vậy, sử dụng thảo dược này chữa bệnh trĩ có thể giảm ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu và hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau rát, chảy máu hậu môn.

Ngoài nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, bột sắn dây có tác dụng tiêu viêm và thu liễm (co mạch, se da). Với những tác dụng này, mẹo chữa từ bột sắn dây có thể giảm tình trạng viêm đỏ, nóng rát ở hậu môn và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Tuy nhiên, sử dụng bột sắn dây chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể phục hồi hoàn toàn tổn thương ở tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Chính vì vậy, cần phối hợp mẹo chữa này với các biện pháp chuyên sâu để điều trị bệnh dứt điểm.

Hướng dẫn 5 cách dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, nhân dân thường uống bột sắn dây hoặc dùng các món ăn từ thảo dược này để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón và bồi bổ sức khỏe.

Dưới đây là 5 cách dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân:

1. Uống bột sắn dây chữa bệnh trĩ

Uống bột sắn dây chữa bệnh trĩ là mẹo chữa có cách thực hiện đơn giản và được áp dụng khá phổ biến. Với công năng giải độc, thanh nhiệt và sinh tân dịch, nước sắn dây có tác dụng cải thiện tình trạng nóng trong người, hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng nóng và viêm đỏ ở vùng hậu môn.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị, cần sử dụng bột sắn dây nguyên chất và có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng nguyên liệu mập mờ về xuất xứ và chất lượng kém có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh hoặc có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Khuấy đều 2 thìa bột sắn dây với 1 ly nước sôi để nguội
  • Thêm ½ thìa đường và khuấy đều cho tan hoàn toàn
  • Uống 1 ly bột sắn dây/ ngày trong liên tục 7 – 10 ngày

Khi áp dụng mẹo chữa này, nên hạn chế dùng các loại thực phẩm có tính nóng (thức ăn cay, dầu mỡ) và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá,… để đạt được hiệu quả cao.

2. Nước rau má và sắn dây trị bệnh trĩ

Nước rau má và sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, phá huyết ứ, sát trùng và giải độc. Ngoài ra, hydrocotylin, centelloside và glycosid asiaticoside – các alkaloid trong rau má có khả năng tái tạo mô giúp vết thương nhanh lành và tăng tốc độ hình thành da non. Bên cạnh đó, asiaticoside trong thảo dược này còn giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm.

Uống nước sắn dây và rau má mỗi ngày còn giúp giảm táo bón và cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy khi đại tiện. Ngoài ra, mẹo chữa này còn có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm cảm giác chán ăn và nóng trong người.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g rau má, đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Sau đó giã nát rau má, vắt lấy nước và bỏ bã
  • Cho rau má với 2 thìa bột sắn dây vào ly và khuấy đều với 300ml nước sôi để nguội
  • Cuối cùng thêm 1 ít đường, khuấy đều và uống mỗi ngày 1 ly

Sau 3 – 5 ngày áp dụng, tình trạng táo bón và đi ngoài ra máu có xu hướng thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các món ăn từ rau má để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm áp lực lên búi trĩ khi đi tiêu.

3. Nước chanh và bột sắn dây

Nước chanh và bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Mẹo chữa này có thể làm giảm triệu chứng sưng nóng và viêm đỏ ở vùng hậu môn, đồng thời hỗ trợ giảm táo bón, bù nước và cân bằng điện giải.

uống bột sắn dây chữa bệnh trĩ
Uống bột sắn dây và chanh có tác dụng chữa bệnh trĩ, thanh nhiệt, bù nước và cân bằng điện giải

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hòa 2 thìa bột sắn dây với nước sôi để nguội
  • Thêm vào ¼ – ½ quả chanh, khuấy đều và cho thêm 1 ít đường
  • Dùng uống hằng ngày, mỗi ngày dùng 1 ly

Ngoài ra, nước chanh và bột sắn dây còn có tác dụng hạ sốt và giảm đau họng do cảm nắng, viêm họng và viêm amidan.

4. Canh sắn dây – Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Ngoài các mẹo chữa trên, nhân dân còn sử dụng các món ăn từ sắn dây để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm táo bón và bồi bổ sức khỏe. Canh sắn dây có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và thúc đẩy cơ thể tạo hồng cầu nhằm làm giảm tình trạng thiếu máu do xuất huyết búi trĩ trong thời gian dài.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị củ sắn dây, cà rốt và xương heo
  • Gọt vỏ sắn dây, cà rốt, rửa sạch và cắt thành khối
  • Rửa sạch xương heo và cắt thành miếng vừa ăn
  • Cho tất cả vào nồi hầm nhừ trong vòng 2 giờ
  • Sau đó nêm nếm vừa ăn và dùng ăn với cơm

5. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ với súp bột sắn dây

Súp bột sắn dây là món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Món ăn này thích hợp với người bị trĩ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, người già ăn uống kém và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

chữa bệnh trĩ bằng bột sắn dây
Có thể dùng món ăn từ sắn dây để giảm táo bón, thúc đẩy tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g tôm tươi, 100g thịt nạc và 1 ít bột sắn dây
  • Đem tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen và cắt nhỏ
  • Rửa sạch thịt nạc, luộc, để nguội và xé sợi
  • Sau đó cho nước vào nồi, đun nóng và cho bột sắn dây vào khuấy đều đến khi nước trong
  • Cho tôm, thịt vào nấu chín, nêm nếm gia vị và bỏ 1 ít hành ngò vào
  • Nên ăn 3 bữa/ tuần

Chữa bệnh trĩ bằng bột sắn dây hiệu quả không?

Cách dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ có tác dụng giảm táo bón, tiêu viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở vùng hậu môn và hỗ trợ làm co búi trĩ. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng.

Cách chữa bệnh trĩ bằng bột sắn dây được áp dụng khá phổ biến vì có cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và an toàn hơn so với thuốc Tây. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho các phương pháp chuyên sâu được bác sĩ chỉ định. Hơn nữa, hiệu quả của các biện pháp từ thảo dược còn phụ thuộc vào cơ địa nên thường cho hiệu quả không đồng nhất.

Vì vậy, cần tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa từ sắn dây và các thảo dược tự nhiên khác. Để điều trị bệnh dứt điểm, nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống khoa học.

Lưu ý khi dùng bột sắn dây điều trị bệnh trĩ

Bột sắn dây là nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng.

bột sắn dây chữa trĩ
Bên cạnh mẹo chữa từ sắn dây, nên ăn uống điều độ nhằm tác động tích cực đến quá trình điều trị

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cần lưu ý những thông tin sau:

  • Cần phối hợp mẹo chữa từ bột sắn dây với các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, nên ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Bột sắn dây có tính hàn, sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương vị (dạ dày) và tiêu chảy. Vì vậy khi sử dụng, cần dùng với liều lượng vừa đủ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Không áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng bột sắn dây cho người hàn thấp khí nặng. Dùng thảo dược này có thể tạo điều kiện để hàn khí kết tập trong người và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Cần thận trọng khi chọn mua bột sắn dây. Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ có thể làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Đối với trường hợp bệnh trĩ nặng hoặc đã phát sinh biến chứng, nên cân nhắc can thiệp các thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất. Trên thực tế, điều trị bảo tồn ở những trường hợp này thường không đem lại hiệu quả rõ rệt.

Bột sắn dây có nhiều công dụng đối với sức khỏe nói chung và bệnh trĩ nói riêng. Tuy nhiên để kiểm soát bệnh hoàn toàn, nên phối hợp mẹo chữa từ sắn dây với sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu chi tiết từng bước

Cùng chuyên mục

Hạt gấc chữa bệnh trĩ

2 Bước chữa bệnh trĩ từ hạt gấc bạn nên thử

Chữa bệnh trĩ từ hạt gấc là phương pháp bắt nguồn từ mẹo dân gian, mang đến hiệu quả tích cực đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ....

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ như thế nào đúng cách?

Sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể...

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi với 3 cách đơn giản sau

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi là phương thức dân gian được nhiều người áp dụng. Với tính hàn, nhuận trường, mát máu,...rau mồng tơi được sử dụng phổ...

Trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 – Phiền toái nhưng không khó trị

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, và là một trong những cấp độ chiếm tỷ lệ cao nhất của những người mắc bệnh trĩ hiện...

Trĩ nội độ 4

Bệnh trĩ nội độ 4 – Cách điều trị và phòng biến chứng

Trĩ nội độ 4 là một trong cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến trực tràng bị sa ra...

Đau, phù nề sau mổ trĩ phải làm sao?

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau, phù nề sau mổ trĩ. Tình trạng này khiến không ít người bệnh hoang mang, lo lắng. Bệnh nhân nên có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn