Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Các bệnh chàm da – Đặc điểm, hình ảnh nhận biết

Bệnh chàm da là thuật ngữ đề cập đến tổn thương da mãn tính, hay tái phát và có cơ chế bệnh sinh liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Dựa vào hình thái tổn thương, mô bệnh học và căn nguyên khởi phát, bệnh được chia thành các thể bệnh chàm da khác nhau như viêm da cơ địa, viêm da dầu, chàm tổ đỉa,… 

Các bệnh chàm da
Tìm hiểu các bệnh chàm thường gặp

Đôi nét về bệnh chàm da

Chàm da là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, mức độ ngứa dao động từ âm ỉ đến dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn tiến triển.

Thương tổn do bệnh chàm có sự khác biệt giữa các thể bệnh riêng biệt, cơ địa và một số yếu tố cộng hưởng khác. Trong đó tổn thương điển hình nhất là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ.

Căn nguyên của bệnh chàm được nghiên cứu trong thời gian dài nhưng chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên qua các nghiên cứu về mô bệnh học, yếu tố gen và dịch tễ, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, cơ địa và các yếu tố thúc đẩy khác.

Do chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nên quá trình điều trị bệnh lý này còn gặp nhiều bất lợi. Hiện nay mục đích chính trong điều trị chàm là kiểm soát tiến triển bệnh, làm giảm thương tổn da, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại bệnh chàm da thường gặp – Hình ảnh nhận biết

Chàm là bệnh da liễu có căn nguyên và cơ chế bệnh sinh phức tạp. Dựa vào nguyên nhân, cơ chế phát bệnh và thương tổn điển hình, bệnh lý được chia thành nhiều thể khác nhau.

Dưới đây là thông tin về các loại bệnh chàm da thường gặp, bao gồm:

1. Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis/ Atopic eczema)

Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng) là dạng biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của bệnh chàm. Thể bệnh này có liên quan đến yếu tố cơ địa, tiền sử gia đình dưới tác động của vi khuẩn, căng thẳng thần kinh, dị nguyên, rối loạn hormone,…

Các bệnh chàm da
Chàm thể tạng ở trẻ em và người trường thành đều có tổn thương dạng lichen hóa

Đặc điểm của thể chàm thể tạng:

  • Khởi phát từ rất sớm – chủ yếu là ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi (80 – 90%) và chỉ có 10% bệnh phát triển đến giai đoạn trưởng thành
  • Trong giai đoạn nhũ nhi (2 tuần – 2 tuổi), viêm da cơ địa chủ yếu gây tổn thương có hình móng ngựa ở má, đầu và quanh miệng. Sau đó tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước, gây trợt loét, chảy dịch, bong vảy tiết. Ngoài triệu chứng ở da, chàm thể tạng ở giai đoạn này còn đi kèm với bệnh tai giữa và ỉa lỏng.
  • Ở thời kỳ trẻ em (2 – 3 tuổi), tổn thương là các mảng lichen hóa có dạng đĩa xuất hiện ở cùi tay, đầu gối, mặt duỗi, sau đó lan ra các các nếp gấp. Đi kèm với bệnh viêm kết mạc và đục thủy tinh thể.
  • Thời kỳ trưởng thành, bệnh chủ yếu gây tổn thương dạng dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy. Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở bàn tay, nếp gấp lớn,… Ở nữ giới, chàm thể tạng có thể gây viêm môi và viêm núm vú. Tổn thương da đi kèm với bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn.

2. Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis/ Contact eczema)

Viêm da tiếp xúc (Eczema tiếp xúc) là một thể chàm da tương đối phổ biến. Thể bệnh này xuất hiện sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng, dẫn đến phản ứng miễn dịch và gây tổn thương ngoài da. Một số yếu tố ngoại giới thường gây chàm tiếp xúc như xi măng, kim loại niken, potassium dichromate, kháng sinh Neomycin và Streptomycin.

Cơ chế khởi phát bệnh có liên quan đến hoạt động tăng độ mẫn cảm của hệ miễn dịch và có sự tham gia của lympho T. Vì vậy cần phân biệt thể chàm này với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng (một dạng viêm da do tiếp xúc với hóa chất/ tác nhân vật lý và không đi kèm với phản ứng miễn dịch dị ứng).

các loại bệnh chàm da
Hình ảnh bệnh chàm tiếp xúc/ viêm da tiếp xúc

Đặc điểm của thể chàm tiếp xúc:

  • Thường xuất hiện thương tổn ở vùng da hở hoặc các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên như tay, chân, cổ và mặt
  • Tổn thương cơ bản là tình trạng da sung huyết, đỏ, hơi phù nề, bề mặt xuất hiện mụn nước, rỉ dịch và trợt ướt.
  • Một số trường hợp có thể xuất hình thái mãn tính như da khô, có vảy bong, da dày sừng, ngứa ngáy,…
  • Triệu chứng của bệnh có thể trở nặng khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng

3. Chàm đồng tiền (Nummular eczema)

Chàm đồng tiền (Eczema thể đồng tiền) có tổn thương hình tròn hoặc hình oval. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 55 – 65 tuổi và bùng phát mạnh vào mùa thu đông. Một số ý kiến cho rằng, eczema thể đồng tiền là phân thể của viêm da cơ địa. Tuy nhiên khi xét nghiệm cận lâm sàng nhận thấy thể bệnh này không gây tăng kháng nguyên IgE như viêm da cơ địa.

các loại bệnh chàm da
Chàm đồng tiền gây ra tổn thương có hình oval hoặc hình tròn và khởi phát mạnh vào mùa thu – đông

Đặc điểm của thể chàm đồng tiền:

  • Xuất hiện đám tổn thương dạng hình oval hoặc hình tròn.
  • Trong thời điểm mới phát, tổn thương da đỏ, sẩn, có mụn nước và hơi phù nề.
  • Tuy nhiên sau một thời gian, da xuất hiện vảy tiết, bong tróc, khô và có dấu hiệu lichen hóa.
  • Thương tổn khu trú ở trước xương chày, mặt duỗi các chi, mu bàn tay và thân mình.
  • Xét nghiệm mô bệnh học có xốp bào và tăng gai

4. Chàm tổ đỉa/ Bệnh tổ đỉa (Dyshidrotic eczema)

Chàm tổ đỉa là thể chàm da khá phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước sâu, dày ở lòng bàn chân, ngón chân, lòng bàn tay và ngón tay. Thể chàm này ít gây đau nhưng thường gây ngứa dữ dội và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên sau khoảng 3 – 4 tuần phát bệnh, các mụn nước có xu hướng tự tiêu biến.

Chàm tổ đỉa có liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh, nội tạng, yếu tố di truyền và các tác nhân kích thích như dị ứng hóa chất, thuốc, suy giảm thể chất, căng thẳng thần kinh, nhiễm liên cầu hoặc vi khuẩn đường ruột.

các loại bệnh chàm da
Chàm tổ đỉa đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước sâu, dày cứng ở bàn tay và bàn chân

Đặc điểm của bệnh chàm tổ đỉa:

  • Xuất hiện mụn nước sâu, được bao phủ bởi lớp da dày cứng và rất khó vỡ
  • Đường kính mụn nước dao động từ 1 – 2mm
  • Mụn nước có thể mọc rải rác hoặc tập trung ở bàn tay và bàn chân
  • Sau 3 – 4 tuần, mụn nước tự tiêu, gây rỉ dịch, hình thành dịch tiết màu vàng
  • Triệu chứng của chàm tổ đỉa rất ít khi vượt quá cổ tay hoặc cổ chân
  • Bệnh thuyên giảm vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè

5. Viêm da dầu/ Chàm da dầu (Seborrheic dermatitis)

Viêm da dầu (Viêm da tiết bã nhờn) là một dạng chàm có triệu chứng khác biệt so với các thể chàm da còn lại. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da nhiều dầu, đỏ, bong vảy trắng, ẩm dính và ít gây ngứa. Cơ chế hình thành bệnh có liên quan đến hoạt động của nấm Malassezia, rối loạn tuyến bã nhờn, vệ sinh kém, căng thẳng và chế độ ăn không phù hợp.

các loại bệnh chàm da
Chàm da đầu thường gây biểu hiện ở vùng da đầu, hai bên mũi, lông mày, cổ và ngực

Đặc điểm của thể chàm da dầu:

  • Biểu hiện chủ yếu ở những vùng da có hoạt động bài tiết dầu nhiều như da mặt, da đầu, cổ, ngực, sau tai,…
  • Có thể ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành
  • Ở trẻ sơ sinh, bệnh gây ra các mảng da cứng, bám chắc, khó bong có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm ở vùng da đầu – Dân gian gọi là “cứt trâu”
  • Ở người lớn, thương tổn xảy ra ở cả vùng da đầu, hai bên cánh mũi, lông mày, cổ, ngực và nửa phần thân trên. Tổn thương da nhờn, ẩm, đỏ, có vảy bong khô kết hợp.
  • Hình thái tổn thương có sự khác biệt ở các vị trí phát bệnh.
  • Bệnh chàm da dầu rất ít khi gây ngứa nhưng có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và Cách điều trị

6. Viêm da ứ đọng (Stasis dermatitis)

Viêm da ứ đọng (chàm tĩnh mạch) là thể chàm ít gặp và chỉ khởi phát ở người cao tuổi bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Nguyên nhân gây bệnh là do tĩnh mạch suy yếu, dẫn đến hiện tượng tuần hoàn kém và ứ đọng máu tại tĩnh mạch chi dưới.

Theo thời gian, áp lực trong mạch máu tăng lên khiến các tế bào máu rò rỉ ra bên ngoài mô da và phát sinh tổn thương dạng chàm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm giãn tĩnh mạch cẳng chân, thiếu năng tĩnh mạch và thừa cân – béo phì.

Các bệnh chàm da
Chàm tĩnh mạch thường gây triệu chứng ở mặt trong của 2 cẳng chân và xung quanh mắt cá chân trong

Đặc điểm của bệnh viêm da ứ đọng:

  • Mảng da mỏng, có màu nâu và có thể xuất hiện ở dạng đốm hoặc chấm
  • Bề mặt kích ứng, nổi ban đỏ, vùng cẳng chân hoặc vùng da ở mắt cá chân có dấu hiệu dày sừng hoặc sậm màu
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng loét cục bộ
  • Sưng chân, mắt cá chân và một số khu vực khác
  • Chân đau nhức và ngứa ngáy
  • Vị trí ảnh hưởng thường là vùng da xung quanh mắt cá nhân trong và mặt trong của 2 cẳng chân

Thể chàm tĩnh mạch có thể gây loét và nứt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng viêm mô tế bào hoặc thậm chí là loét tĩnh mạch.

7. Viêm da thần kinh (Neurodermatitis)

Viêm da thần kinh (lichen hóa) là một dạng tổn thương thứ phát thường gặp ở bệnh chàm. Bệnh điển hình bởi tình trạng da dày sừng, nhiễm cộm, ngứa ngáy và nứt nẻ. Thể chàm da này thường gặp ở nữ giới trên 20 tuổi, có liên hệ mật thiết với tình trạng rối loạn nội tiết tố và căng thẳng thần kinh. Viêm da thần kinh có tổn thương chàm điển hình và được xếp vào nhóm eczema thể địa (viêm da cơ địa).

các loại bệnh chàm da
Viêm da thần kinh điển hình bởi tổn thương da nhiễm cộm, dày sừng, ngứa dữ dội và nứt nẻ

Đặc điểm thường gặp của bệnh viêm da thần kinh, bao gồm:

  • Thường xuất hiện thương tổn ở cẳng chân, mặt ngoài cẳng chân, da bìu, âm hộ, cổ tay, đầu, gáy,… Đồng thời có vị trí khu trú và tính chất đối xứng.
  • Tổn thương điển hình là các đám mảng lichen hóa nhiễm cộm, sậm màu, cứng chắc, có ranh giới rõ hoặc không rõ rệt.
  • Phạm vi tổn thương có hình oval, hình tròn hoặc thành đường theo vết gãi cào
  • Bề mặt tổn thương xuất hiện mụn nước nhỏ (kích thước khoảng 1 – 3mm)
  • Ngứa ít/ nhiều và đặc biệt gây ngứa dữ dội ở vùng hậu môn – sinh dục
  • Mức độ ngứa tăng lên khi có ma sát giữa quần áo với da, nhiệt độ tăng hoặc giảm bất thường

8. Chàm vi khuẩn/ Eczema vi khuẩn

Chàm vi khuẩn là một dạng chàm ít gặp. Thể chàm da này bùng phát do tiếp xúc với độc tố của tụ cầu, liên cầu hoặc nấm men. Sau khi tiếp xúc với độc tố, hệ miễn dịch thường xuất hiện cơ chế miễn dịch, dẫn đến tình trạng phóng thích chất trung gian vào da và phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Thể chàm vi khuẩn tồn tại 2 vấn đề da liễu là tổn thương dạng chàm và nhiễm trùng da. Trong đó điều trị ưu tiên là kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng, sau đó mới can thiệp các biện pháp xử lý chàm da.

Các bệnh chàm da
Hình ảnh của thể chàm vi khuẩn/ Eczema vi khuẩn

Đặc điểm của bệnh chàm vi khuẩn:

  • Da trợt nông, rỉ dịch, có mủ và ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh
  • Ở một số trường hợp có thể xuất hiện ban dị ứng thứ phát xa (tình trạng da nổi đám đỏ, có mụn nước và sần sùi ở cách xa vị trí tổn thương chính)
  • Tổn thương da gây đau, viêm, nóng rát và ngứa ngáy

Những phương pháp điều trị chàm da hiệu quả

Bệnh chàm da thường gây nên những triệu chứng khó chịu trên da, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti trong giao tiếp. Chính vì thế căn bệnh này cần được điều trị sớm để tránh trở thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là những phương pháp điều trị chàm da phổ biến và hiệu quả nhất.

Điều trị chàm da bằng Tây y

Hiện nay Tây y chưa tìm ra thuốc đặc trị chàm da mà chủ yếu sử dụng các loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng khó chịu của bệnh. Trong đó một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc hoặc kem bôi corticoid: Đây là loại thuốc chống viêm mạnh được sử dụng nhằm hạn chế sự bùng phát của chàm da.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch nhằm kiểm soát sự lan rộng của bệnh.
  • Thuốc kháng Histamin dạng uống: Được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm: Sử dụng trong trường hợp nhân nặng và thuốc bôi không đủ mạnh để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.
  • Thuốc tiêm sinh học Dupilumab: Tác động lên hệ miễn dịch nhằm kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch làm khởi phát tình trạng chàm da.
  • Kháng sinh: Sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng da.
Nên thận trọng khi dùng các loại thuốc bôi trị chàm
Nên thận trọng khi dùng các loại thuốc bôi trị chàm

Các loại thuốc Tây y kể trên hầu hết đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế bệnh nhân cần sử dụng chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng các loại thuốc này.

Mẹo dân gian chữa chàm da

Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều bệnh nhân cũng sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh chàm da. Một số phương pháp phổ biến như:

  • Chữa chàm bằng lá trầu không: Chọn khoảng 10 đến 15 lá trầu không to, già đem rửa sạch để ráo nước. Vò hoặc giã nát lá trầu không để tiết ra tinh dầu. Rửa sạch vùng da bị chàm rồi lấy lá trầu không chà xát lên khoảng 15 phút. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa bệnh chàm bằng lá ổi: Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch, sau đó đun sôi với nước trong 5 – 10 phút để tinh dầu tiết ra. Lấy nước lá ổi ngâm rửa vùng da bị chàm hoặc tắm nếu chàm lan khắp toàn thân.
  • Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị chàm, lấy khăn lau khô rồi bôi một lớp mỏng tinh dầu dừa nguyên chất lên da trong 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Những cách chữa bệnh chàm kể trên nhìn chung khá an toàn vì sử dụng những thành phần tự nhiên lành tính. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của bệnh chàm chứ không thể điều trị được bệnh. Bên cạnh đó, nếu các nguyên liệu không được làm sạch đúng cách, khi đắp lên vết thương hở có thể gây nhiễm trùng.

Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam

Sử dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh chàm là phương pháp rất hiệu quả và an toàn. Theo Y học cổ truyền, bệnh chàm được xếp vào nhóm viêm da mãn tính. Bệnh xảy ra khi chính khí suy yếu, làm các yếu tố phong hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn điều hòa, mất cân bằng âm dương, dẫn đến huyết nhiệt mà phát ra thành sẩn ngứa, viêm nhiễm, khô rát da.

Các bài thuốc Nam sử dụng nhiều thảo dược phối kết hợp nhau, tạo nên dược lực mạnh mẽ, tác động sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ các yếu tố ngoại tà, điều hòa hoạt động các tạng phủ. Nhờ đó giúp loại bỏ bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả lâu dài và ngăn chặn tái phát chàm trở lại.

Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp “vàng” xóa sổ chàm da từ gốc

Kế thừa thành tựu y học cổ truyền và biện chứng luận trị của Đông y, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nỗ lực nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Bài thuốc được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 như giải pháp hàng đầu hiện nay trong điều trị các căn bệnh viêm da, trong đó có bệnh chàm. Thanh bì Dưỡng can thang được các chuyên gia trong chương trình đánh giá rất cao về thành phần, công dụng và tính tiện dụng.

Xem chi tiết: Video VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Khác với những bài thuốc Nam thông thường, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu công thức thuốc độc đáo và duy nhất với sự phối hợp của 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA. Bài thuốc mang đến phác đồ điều trị toàn diện từ trong ra ngoài, không chỉ xử lý căn nguyên gốc rễ gây bên trong trong cơ thể, mang còn tác động tại chỗ, chữa lành vùng tổn thương từ bên ngoài, mang lại hiệu quả vượt trội.

Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 30 loại dược liệu quý hiếm nhất. Trong đó chủ yếu là những dược liệu có công dụng sát khuẩn, chống viêm mạnh. Ngoài ra, còn bổ sung thêm nhiều thành phần chứa các hoạt chất dưỡng da rất tốt. Trong đó có thể kể đến một số thành phần quan trọng như: Thanh bì, Bạch linh, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Hồng hoa, Xà sàng tử, Thổ phục linh, Phòng phong, Huyết đằng, Dạ dao đằng…

Thanh bì Dưỡng can thang nổi bật với những ưu điểm khác biệt như:

  • Công thức “3 trong 1” độc nhất vô nhị nhân đôi hiệu quả.
  • Bài thuốc tập trung điều trị bệnh từ gốc, không chỉ loại bỏ căn nguyên gây bệnh mà còn điều dưỡng cơ thể, nâng cao chính khí, hệ miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát.
  • Thành phần 100% thảo dược SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO.
  • Bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, chưa từng ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
  • Dạng bào chế tiện lợi, không cần đun sắc giúp tiết kiệm tối đa thời gian.

Đánh giá về bài thuốc này, bác sĩ Lê Thị Phương (Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) cho biết: “Thanh bì Dưỡng can thang là một trong số những bài thuốc Nam tốt nhất hiện nay trong chữa trị các căn bệnh như chàm da. Bài thuốc sở hữu công thức động đáo với bảng thành phần vượt trội gồm nhiều vị thuốc quý hiếm, đem lại hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt đây là bài thuốc được bào chế bởi những bác sĩ hàng đầu về Y học cổ truyền nên hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như tính an toàn.”

Tiến sĩ Vân Anh đánh giá về Thanh bì dưỡng can thang
Tiến sĩ Vân Anh đánh giá về Thanh bì dưỡng can thang

Khảo sát được thực hiện trên 500 bệnh nhân chàm da từng được điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy kết quả bất ngờ.

  • 411 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát da, nổi mụn nước, viêm nhiễm da chàm da chỉ sau 2 – 3 tháng điều trị. Đặc biệt, bệnh không tái phát trong suốt nhiều năm.
  • 64 bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng chàm da, không còn xuất hiện các triệu chứng bệnh trong thời gian dài sau liệu trình điều trị từ 4 – 5 tháng.
  • 25 bệnh nhân thuyên giảm chậm, trong đó nguyên nhân chủ yếu được xác định là do không đủ kiên nhẫn theo đuổi liệu trình điều trị.

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi từng khổ sở vì căn bệnh chàm da hay còn gọi là viêm da cơ địa suốt 7 năm trời. May mắn biết đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, tôi mới thoát được khỏi căn bệnh dai dẳng này để trở về với cuộc sống bình thường.”

Xem chi tiết: Chị Nguyễn Thị Thỏa chia sẻ hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thể được gia giảm các thành phần vị thuốc để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Do đó, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú cũng có thể sử dụng được bài thuốc này theo chỉ dẫn riêng của bác sĩ.

Chàm da nói chung và các thể bệnh chàm da nói riêng đều có tính chất lành tính và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên bệnh có triến triển dai dẳng, cố thủ và tái phát nhiều lần. Vì vậy cần tích cực trong việc thăm khám và điều trị để tránh ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

[Tham khảo ngay]: Bệnh nhân bị chàm (viêm da cơ địa) 7 năm chia sẻ quá trình điều trị thành công

Bình luận (59)

  1. Nguyentam says: Trả lời

    Chi tiet cu the lam nha thuoc o đau nhi

  2. Nguyễn Thị Loan 36 tuổi says: Trả lời

    Tôi đã bị bệnh chàm nhiều năm nay, bắt đầu từ năm 2008, lúc đầu chỉ bị nhẹ ở tay và chân thôi nhưng 2 năm nay lại phát triển mạnh, nổi khắp người rất ngứa ngáy và khó chịu. Tôi cũng đã uống thuốc tây nhưng cũng chỉ khỏi vài hôm rồi bị lại. Thật sự là mệt mỏi lắm rồi, ai có cách nào điệu trị mách tôi với ?

    1. Hường Nguyễn says: Trả lời

      Đúng là căn bệnh mang lại sự phiền toái rất nhiều. Tôi cũng bị mấy năm rồi, mới đầu chỉ thấy ngứa với đỏ ở mặt dần dần xuất hiện mụn nước li ti sau đó bong vẩy da lên đi khám viện da liễu bác sĩ bảo bị chàm mua mất mấy trăm tiền thuốc mà về boi cũng chỉ đỡ thôi, dừng thuốc 1 ,2 ngày là lại đỏ và ngứa :((

    2. Hà Anh says: Trả lời

      Dùng thuốc tây y không khỏi mọi người thử chuyến sang dùng thuốc đông y xem thế nào ạ, em thấy nhiều người mắc bệnh về da liễu hay chưa bằng đông y khỏi đấy ạ. Chị đồng nghiệp của em bị ở tay, thấy chị ấy bảo đi khám ở trung tâm thuốc dân tộc bác sĩ bảo chàm khô kê thuốc về chị ấy dùng hơn 2 tháng và đỡ nhiều đấy ạ.

    3. Bảo Annn says: Trả lời

      Em cũng đang dùng thuốc ở trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộcđược hơn 1 tháng rồi thấy cũng khá ổn. Em bị ở các đầu ngón tay ban đầu chỉ cảm giác khô thôi nghĩ chăc mùa hanh khô nên thế nhưng sau các đầu ngón tay của em bi bong da và nứt nẻ, có lúc còn chảy cả máu đến khám bác sĩ Quyên bảo em bị chàm khô, bác kê cho em thuốc Thanh bì dưỡng can thang về dùng, được hơn 1 tháng rồi giờ em thấy da tay mềm hơn, các vết nứt cũng bắt đầu khỏi dần dần không còn chảy máu nữa. Các chị đến trung tâm khám và lấy thuốc đi ạ, hôm em khám bác sĩ bảo để lau có thể gây nhiễm trùng đấy ạ.

    4. Nguyễn Thị Loan 36 tuổi says: Trả lời

      Chị bị hơn chục năm nay rồi liệu có chữa được không em? nều mà khỏi được thì tốt quá. Nhưng thuốc đông y thì phải sắc à em? liệu trình của thuốc là bao nhiêu ngày vậy Bảo Annn?

    5. Bảo Annn says: Trả lời

      Chị Loan ơi, thuốc không phải săc đâu chị ạ tất cả đã được bào chế cô hết thành cao rồi, lúc uống là pha với nước nóng là xong thôi, như liệu trình của em bác Quyên bảo em dùng trong 3 tháng gồm 3 loại là thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa tay chị ạ. Còn cũng tùy từng mức độ bệnh của từng người ý, chị bị lâu như vậy rồi chắc thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Chị cứ đến trung tâm bác sỹ sẽ khám và tư vấn liệu trình phù hợp chị ạ. Địa chỉ của trung tâm là Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. Chị có thể liên hệ trước theo số điện thoại 024.71095599 nhé.

  3. Mẹ Bống says: Trả lời

    Bé nhà em được 6 tháng 1 tuần nay thấy 2 má con cứ đỏ ửng lên, chạm tay vào thì có cảm giác vùng da ở má dày dầy và khô như có vẩy ấy, không biết như vậy liệu có phải con nhà em bị chàm sữa không ạ?

    1. Tâm Đặng says: Trả lời

      Bé nhà mình bị chàm từ bé. Mình đọc trên mạng thấy bôi dầu dừa nguyên chất là hết. Mình thử và thấy khá hiệu quả, da không bị khô và ngứa nữa. Bạn có thể làm thử cho bé nhà bạn xem sao

    2. Trần Liên says: Trả lời

      Con nhà em cũng bị nổi mẩn đỏ ở má em bôi tuýp thuốc Emovate mấy ngày là khỏi chị mua về bôi cho bé đi chị ạ.

    3. Mẹ Tũn says: Trả lời

      Trẻ nhỏ mình không nên dùng thuốc linh tinh chị ạ, Mẹ Bống nên cho con đi khám xem thế nào vì da các bé rất nhạy cảm không nên dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sỹ.

    4. Xoài says: Trả lời

      Chị Mẹ tũn nói đúng đấy ạ, em cũng đã từng phải hối hận vì dùng thuốc linh tinh cho con rồi. Hồi bé thứ 2 nhà em được 8 tháng cũng nổi mẩn đỏ và bong da ở má, em cũng nghĩ đơn giản nên ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi cho con, ban đầu cũng khỏi thật nhưng 1 thời gian sau con lại bị lại nặng hơn rất nhiều, da con dày lên, các lớp vảy dày thành mảng to, con đau nên quấy khóc lúc đó stress thưc sự. Mẹ chồng em được các bà trong câu lạc bộ người cao tuổi giới thiệu bảo cho bé đến trung tâm thuốc dân tộc khám. Ban đầu em không định đưa con đi khám đâu, cơ mà sau bà cứ nhắt nhỉ, rồi em lên mạng tìm hiểu thử thì thấy bên đây chữa bệnh chàm sữa cho trẻ em nổi tiếng thật nên cuối cùng cũng đưa bé đến khám. Đến đó bé nhà em được khám bác sỹ Quyênm bác bảo bị chàm sữa nhưng do em vệ sinh không đúng cách nên phần da của con bị nhiễm trùng. Xong bác kê cho con thuốc Thanh bì dưỡng can thang gồm có uống, bôi và rửa. 1 tuần đầu tiên về bôi các mảng da của con mềm hơn,không còn ngứa nên bé không quấy ăn ngủ ngon hẳn, đợt đó con bị nặng nên phải dùng thuốc gần 4 tháng mới hết, đến bây giờ hơn 1 năm nay rồi con chưa bị lại. Các chị tham khảo thêm ở đây rồi cân nhắc cho con đi khám nhé https://www.thuocdantoc.org/thoat-khoi-benh-cham-dai-dang-nho-chon-dung-phuong-phap-dieu-tri.html

  4. Lê Ngọc Thưởng says: Trả lời

    Bệnh chàm liệu có bị theo gen di truyền không mọi người? Chồng em bị chàm cũng lâu rồi mà em đợt này đang mang bầu, tự dưng thấy lo quá

    1. Vui Hoàng says: Trả lời

      Có ai chưa khỏi bệnh chàm bằng thuốc đông y chưa ạ? Cho em biết hiệu quả với. Em bị chàm cũng mấy năm nay rồi. Em đang cho con bú được 8 tháng không dám dùng thuốc tây sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 🙁

    2. Hạnh Nguyễn says: Trả lời

      Đang nuôi con nhỏ thì mình nghĩ không nên dùng thuốc bạn ạ, để con lớn hơn chút cai sữa rồi mình điều trị. Vì mấy bệnh ngoài da cũng không cấp bách gì ấy.

    3. Vui Hoàng says: Trả lời

      Vâng em cũng sợ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sữa nên mới hỏi thuốc đông y đấy ạ. Em cũng muốn để cai sữa con xong mới chữa nhưng từ hồi sinh xong bệnh chàm của em càng nặng hơn ấy, chân tay em cảm giác khô lắm, rồi các vẩy da cứ bong lên, bàn chân em thì nứt nẻ chảy cả máu, ở nhà trông con thôi mà chân tay xấu hơn cả người làm ruộng ấy ạ 🙁

    4. Thúy Lan says: Trả lời

      Thuốc đông y không tác dụng phụ như thuốc tây nhưng phải kiên trì chị ạ vì tác dụng chậm. Em thì đang dùng bài thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc được hơn 1 tháng rồi bệnh chàm khô ở tay với môi cũng đỡ, em vẫn đang dùng thuốc đấy, chị liên hệ trung tâm thử xem thế nào nhé. Em nhớ trước hôm em đi khám cũng có ngồi nói chuyện với 1 chị vừa sinh xong đang chữa viêm da ở trung tâm đấy chị

  5. Hồng Vân says: Trả lời

    Thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc dùng có khỏi chàm ở da đầu không mọi người? Thấy quảng cáo nhiều quá mà em vãn đang phân vân không biết thế nào, chỉ sợ thuốc đông y bây giờ toàn nhập của Trung Quốc xong rồi bảo quản bằng lưu huỳnh nữa. Sợ bệnh không khỏi lại tiền mất tật mang.

    1. Diệu Linh says: Trả lời

      Cùng nỗi lo với bạn. Mình chỉ sợ chất lượng thuốc không đảm bảo rồi lại ảnh hưởng, chữa lợn lành thành lợn què thì chết. Vẫn biết thuốc thảo dược lành tính nhưng có thảo dược tốt bây giờ cũng khó, lo lắm.

    2. Thùy Dung says: Trả lời

      Đúng là trên thị trường hiện nay các thuốc đông y đang được quảng cáo khá nhiều, không biết các nhà thuốc đông y khác thì thế nào chứ trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc thì tôi thấy ok lắm, vì như tôi tìm hiểu được thì trung tâm có rất nhiều vườn trồng dược liệu ở Hải Dương. Vườn dược liệu của họ còn lên cả báo đây này https://www.thuocdantoc.org/tham-vuon-duoc-lieu-cong-ty-cp-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc-tai-xa-van-duc-chi-linh-hai-duong.html

  6. Huyền Lê Minh says: Trả lời

    Tôi cũng là người bệnh, tôi có ý kiếm cho các bạn thêm vào cuộc sống vui vẻ hơn cho bện chàm, các bạn nên ngủ đúng giờ từ 9h-10h là muộn nhất ,không suy nghĩ ,bệnh này tránh stress, khi các bạn rơi vào tình trạng không ngủ ,và stress lúc đó cơ hội cho bệnh chàm phát triển nhanh gấp nhiều lần, không uống đồ kích thích, tránh tức giận, mệt mỏi. Ngoài ra khi lên cơn ngứa ,tuyệt đối không được gãi ngứa nó sẽ kích thích cơ địa làm lan ra chỗ khác bệnh sẽ nặng hơn, Cách phòng tránh thì các bạn tham gia chơi thể thao, không tắm xà bông, không tắm nước quá nóng làm khô da vì sẽ làm mất chất nhờn bảo vệ độ ẩm cho da. Chúc các bạn bệnh chàm vui vẻ :))

    1. Thanh tuyền says: Trả lời

      Đúng là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh, nhưng mà nếu chỉ sinh hoạt lành mạnh ăn uống đủ chất mà có thể khỏi được bệnh thì cũng khó lắm. Cần phải kết hợp cả dùng thuốc nữa chị ạ.

    2. Hoa Trần says: Trả lời

      Tôi bị viêm da cơ địa, đi khám được bác sĩ kê đơn về dùng. Sau khi mắc bệnh viêm da cơ địa tôi cũng tìm hiểu thông tin và biết đây là bệnh mãn tính, cần phải điều trị lâu dài. Được dặn dò kiêng cữ đủ thứ: tôm, cua, cá, rồi đồ cay nóng, đồ chua.. nên tôi cũng không dám ăn. Tôi cũng kiêng cẩn thận tránh tối đa tiếp xúc các chất tẩy rửa, làm gì cũng đeo găng tay. Vậy mà dù điều trị lâu nhưng bệnh của tôi cũng không thuyên giảm là bao nên rất chán. May mắn khi hôm đó ngồi lướt web tôi thấy thông tin mọi người chia sẻ vầ bài thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc, tò mò vào đọc thì thấy bài thuốc của trung tâm này dùng bằng thảo dược uy tín nên tôi đã đến trung tâm ở Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long khám và lấy thuốc về dùng. Tuần đầu tiên khi dùng thuốc thấy da mềm và dịu hơn, đỡ ngứa ngáy. Sau đó dùng được gần 1 tháng thì thấy các nốt mụn nước giảm hẳn, các lớp da bong ra mềm, da dịu hơn thấy rõ. Đến nay tôi dùng được hơn 2 tháng rồi gần như da mềm dịu không còn bóng tróc nữa. Như bác sĩ khám cho tôi hôm đầu tiên thì nói bệnh của tôi thì sẽ cần dùng thuốc trong khoảng 3, 4 tháng nên tôi đang chờ hết thuốc tháng này xem tình hình như thế nào

  7. Đỗ Thảo says: Trả lời

    Bệnh chàm liệu có bị lây khi tiếp xúc không mọi người?

    1. TRang Ly says: Trả lời

      Bệnh chàm không lây từ người này sang người khác đâu chị nhưng nếu đã bị thì nên điều trị sớm vì để lâu sẽ có thể lây lan sang nhiều vùng da khác trên cơ thể mình đấy.

  8. Duyên Xibi says: Trả lời

    Mình không ở Hà Nội, mình bị chàm 3 năm nay rồi muốn mua thuốc thanh bì dưỡng can thì mua ở đâu được vạy mọi người? ở các nhà thuốc đông y khác có bán không vậy?

    1. Kim Yến says: Trả lời

      Thuốc này là thuốc độc quyền nên chỉ bán ở bên trung tâm thôi, các nhà thuốc đông y khác không có đâu chị ạ. Mà thuốc này bác sĩ còn khám sau mới kê đơn nữa nên cần phải liên hệ đúng bên họ mới được.

    2. Duyên Xibi says: Trả lời

      Mình ở Hà Nam, cách xa cả 3 cơ sở của bên nhà thuốc này cơ . Thấy trong bài viết có ghi cả số điện thoại zalo không biết trung tâm có tư vấn qua điện thoại không bạn nhỉ?

    3. Mai Trà Giang says: Trả lời

      Trung tâm có tư vấn qua điện thoại đấy chị Duyên, chị liên hệ và kết bạn zalo với số điện thoại 0983059582 sẽ có bác sỹ tư vấn và kê đơn chị ạ, thuốc thì trung tâm có gửi ship theo đường bưu điện về đấy, em cũng bị chàm và vừa nhận được thuốc của trung tâm xong.

    4. Duyên Xibi says: Trả lời

      Vậy thì tốt quá, cảm ơn mọi người nhiều nhé, để mình liên hệ bên nhà thuốc xem sao

  9. Võ Anh Thư says: Trả lời

    Em muốn hỏi là có cách nào chữa khỏi bệnh chàm không? Em cứ bị mẩn hết cả người rồi đóng thành mảng, ngứa và bong tróc nhìn xù xì. Uống bao nhiêu thuốc, bôi bao nhiêu thứ cứ đỡ rồi lại tái phát dai dẳng. Nhìn rất mất thẩm mỹ vả lại sốt ruột lắm. Mọi người có cách nào bày em với? dùng thuốc gì hay ăn uống kiêng khem thé nào giúp em với ạ chứ bệnh để lâu dài càng ngày càng nặng

    1. Long Chun says: Trả lời

      Mình cũng bị như vậy bị bệnh chàm nhiều năm, tây y, đông y không chữa hết thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần, tốn tiền vô cùng uống biết bao là thuốc vẩn không trị được mình cứ nghĩ cả đời sống chung với nó thôi, khó chịu vô cùng

    2. Bùi Hồng Anh says: Trả lời

      Em cũng bị chàm nè chị, bác sĩ gọi bệnh em là chàm đồng tiền không biết có cùng loại chàm của chị không? Em uống thuốc rồi đổi thuốc cả năm mà không hết, nhưng có lần bác sĩ đổi cho em thuốc bôi em bôi 1 tuần thì giảm rõ rệt, hết 1 tuýp thì ngưng vì bác sĩ bảo thuốc này có corticoid, không thể bôi nhiều. Thuốc này phải đến những nhà thuốc lớn mới có vì là thuốc bán theo toa của bác sĩ nên người ta không bán bừa bãi. Chị hỏi thử xem sao

    3. Nhi Bé says: Trả lời

      Lúc trước mình cũng bị chàm nhẹ nên cũng hiểu cảm giác ngứa ngáy, phải kiêng cử khó chịu đến thế nào, bệnh này thường không ăn đồ cay nóng không ăn đồ biển. Mình nhiều lúc ngứa đến đỗi phải gãi và để lại thâm trên chân rất xấu. Mấy năm nay dùng thuốc bôi ngoài da để ngăn ngứa và lây lan nhưng dùng về lâu dài không tốt cho da và không thể trị dứt điểm được. Nên mình lên mạng tìm hiểu thì thấy có rất nhiều bình luận tốt về thuốc Thanh bì dưỡng can thang nên cũng thử đặt mua về dùng. Mình uống được 2 tháng rồi, giờ da mình hết ngứa, hết sẩn, mấy vết sẹo thâm đang dần nhạt bớt rồi bạn ạ. Mà lúc uống xong 1 thời gian mình còn thấy cơ thể khoẻ lên mà da dẻ lại hồng hào hơn mọi người ạ

    4. Trần Tiến says: Trả lời

      Bệnh chàm thì đúng là theo thể tạng của mỗi người mỗi khác, có người hợp thuốc này có người lại hợp thuốc khác! Nhất là cần tuân thủ phác đồ điều trị với kết hợp ăn uống cho phù hợp. Với mình thì đã thành công nhờ bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang này! Và mình đã trải nghiệm về sự khó khăn gian nan khi đi tìm thuốc chữa bệnh nên sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai còn có những thắc mắc về căn bệnh này. mình lúc đầu đầu dùng tây y,uống và bôi thuốc suốt ngày nhưng mà tình trạng da vẫn thế. Sau đấy vì không mang lại hiệu qủa mình mới chuyển qua đông y và dùng thanh bì dưỡng can thang. Thực sự chàm của mình kiểu lâu năm với cơ địa của mình cũng khó lành ấy, Tháng đầu tiên mình dùng thì chỉ bớt ngứa đi thôi với nó không lan sang vùng khác chứ chưa thấy đỡ được bao nhiêu cả. Cũng hơi nản nhưng mình cố sang tháng thứ 2 thì các vùng da bị chàm bắt đầu khô và bong ra không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu nữa, các lớp da bên dưới thì dần hồi phục. Sang đến tháng thứ 3 thì các vết chàm bay hết và đến nay hơn năm rồi mình không bị lại. Trộm vía tỷ lần. Bạn có thể xem thêm thông tin về bài thuốc ở đây. Thuốc được giới thiệu trên VTV2 rồi đấy. https://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/song-khoe-moi-ngay-vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-a301558.html

  10. Vợ tôi hay ghen says: Trả lời

    Mình đây cũng bị chàm, giai đoạn đầu là nổi mục nước ở tay hoặc chân đó, mình không biết để đó 1 time dài thì chuyển qua mãn tính luôn, hết nổi mục nước, da dẻ ngon được nửa năm thì bắt đầu ngứa và lên những vết thâm trải đều và ngứa ở 2 bên người (tay, chân..), uống thuốc đủ hết, tây, bắc, đông,nam không giảm mà còn bị tích nước mập ra, rốt cuộc mình theo phương pháp dân gian là tắm nước lá me + muối để trị ngứa và thâm, kết hợp uống chanh thì da dẻ ngon lại, giảm cân và không lên nữa

    1. Ánh dâu tây says: Trả lời

      Em cũng dùng cách này mà mãi không khỏi luôn, cứ dịu dịu được tý xong cũng đâu vào đấy. Không biết có ai có cách gì chỉ em với chứ con gái con đứa suốt ngày gãi mà da cũng mất thẩm mỹ lắm

    2. Bảo Châm says: Trả lời

      Bị mấy thứ liên quan đến da thì coi chừng cả mỹ phẩm hay xà bông, sữa tắm bạn đang dùng không hợp nó sẽ làm tái đi tái lại. Thử chuyển qua mấy loại thiên nhiên dịu nhẹ coi có giảm bớt không. Với lại thời tiết nóng này phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh để nó không lây lan qua vùng khác nữa. Chú ý không được ăn hoặc uống mấy đồ lên men nhá, sẽ làm bạn bị ngứa nhìu hơn. Hồi nhỏ mình cũng bị ở chân và tay gãi xong nó chảy nước tè le. Sau mẹ mua cái lá gì về nấu cho mình tắm, không dùng xà bông nữa. Hai tuần sau nó lành hết luôn nhưng vẫn bị thâm thâm. Sau đó lớn lớn bít điệu mình xài lotion dưỡng từ từ nó hết thâm. Da mình thuộc loại da khô nữa nên phải dưỡng khá lâu.

    3. Nguyễn văn Phúc says: Trả lời

      Bạn ơi lá mẹ bạn mua cho dùng là loại gì thế bạn?

    4. Táo độc says: Trả lời

      Ngày xưa mình bị ở chân. Có ông người dân tộc mách lấy hạt gấc rang hoặc nướng cho vàng rồi giã nhỏ ngâm với rượu khoảng 2 tuần rồi lấy bông thấm nước đó bôi vào chân trước khi đi ngủ. Mình làm y như vậy, mình khỏi hẳn 7 năm nay rồi. Mọi người thử xem, có khi lại hợp.

  11. Mẹ Thuỳ Chi says: Trả lời

    Bé nhà tôi năm nay 7 tuổi, bé bị viêm da cơ địa ngứa ngáy khắp mặt và cổ, càng vào mùa hè thì bệnh càng thường xuyên xảy ra hơn, mồ hôi chạy nhảy nhiều thì càng ngứa ngáy khó chịu, nhìn vào mà vừa ghê vừa thương con mà lại bị ở mặt nên ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và sinh hoạt của bé. Có cho đi khám ở viện da liễu thì bác sỹ bảo bị viêm da mà bệnh này rất dai dẳng và hay tái phát nên khó điều trị dứt điểm được lắm. Sau đó bác sỹ kê thuốc về cho bé nhà tôi uống và bôi được 1-2 tuần cũng thấy đỡ hơn nhiều cứ tưởng là sẽ khỏi được nhưng đến khi hết thuốc là lại bị lại, mà bây giờ dùng nhiều thuốc tây sợ lại nhờn thuốc mà lại gây hại cho cơ thể bé cả bác sỹ bảo sẽ không khỏi được, nản quá. Vậy có cách nào điều trị giúp bé nhà tôi điều trị khỏi được mà an toàn không vậy

    1. quỳnh Nga says: Trả lời

      Con bé như vậy đừng cho uống thuốc tây bạn ạ, vì dùng cũng chỉ đỡ được triệu chứng thôi chứ con cũng không khỏi hoàn toàn được. Bạn thử lấy lá bạc hà giã nát rồi đắp lên chỗ ngứa xem sao, trước mình cũng hay làm cho con mỗi khi con bị ngứa thấy cũng đỡ nhiều đó, an toàn nữa mà lại không tốn tiền

    2. Light says: Trả lời

      Vừa an toàn vừa khỏi được thì chỉ có phương pháp đông y thôi mẹ ạ, tuy cách dân gian cũng an toàn lành tính nhưng cách này cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng thôi còn khỏi thì không khỏi được, tốt nhất nên dùng đông y điều trị cho bài bản, theo phác đồ của bác sỹ thì mới khỏi được chứ tự ý dùng thì lâu lắm, chị còn đang cho con bú mà dùng được 2 tháng rồi nên em yên tâm mua về cho bé dùng đi an toàn lắm.

    3. Thùy Medusa says: Trả lời

      Công nhận là dùng tây y vừa hại cơ thể lại không thể chữa khỏi được đâu, mà tốn kém bao nhiêu tiền dai dẳng mất thời gian. Tôi biết đến bài thuốc của trung tâm thuốc dân tộc sớm nên cũng đỡ khổ nhiều. Về mUa dùng được 2 tháng mà đỡ thấy các vết ngứa giảm hẳn với thưa dần rồi , thôi cũng may còn kịp nên đang điều trị cũng thấy tiến triển hơn rất nhiều rồi, dùng hết liệu trình tôi nghĩ chắc khỏi hẳn luôn

    4. Lương Cao says: Trả lời

      Thuốc đó tên gì cả địa chỉ ở đâu cho mách cho em với để em cho cháu qua đó lấy thuốc chữa bệnh này xem ạ

    5. Hoàng Hải says: Trả lời

      Bài thuốc điều trị bệnh này của trung tâm thuốc dân tộc có tên là thanh bì dưỡng can thang. Hiện trung tâm có 3 cơ sở ở Quảng Ninh, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
      -HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: (024)7109 6699 – 0983 684 155
      -HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: (028)7109 6699
      -QUẢNG NINH
      Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long
      Điện thoại: 0972 606 773
      Bạn xem ở gần đâu nhất thì sắp xếp được bé qua đấy khám sớm nhé

  12. Nguyễn Năm says: Trả lời

    Mình bị chàm khô cách đây gần 3 năm rồi, đi khám bác sĩ, bôi kem, uống vitamin do bác sĩ kê đơn, uống thuốc bắc đủ thứ không đỡ, chân thường bị bong tróc, căng da và nứt chảy máu… cuối cùng mình đành xác định sống chung với lũ. Một năm trở lại đây mình dùng dầu olive bôi và mang vớ mỗi tối trước khi đi ngủ thì sáng ra da chân mềm hơn và giảm được căng da và nứt, 1 tháng gần đây nhờ đọc được 1 bài viết về tác dụng của dầu dừa mình cũng tự làm và bôi thử thì tác dụng cũng như dầu olive tuy nhiên bôi dầu dừa thì có mùi thơm dễ chịu hơn. Nói chung qua quá trình làm chuột bạch thì mình thấy dầu dừa và dầu olive đều giúp làm mềm da giảm căng da và nứt nẻ, còn tác dụng để chữa dứt bệnh thì mình nghĩ là không có, nghĩa là ai đã bị bệnh chàm khô giống mình thì phải xác định là phải sống chung với nó

    1. Nguyễn VĂn Tài says: Trả lời

      Em bị bênh chàm ở hai bàn tay và chân đã 8 năm nay, đi khám chữa và uống thuốc nam, thuốc Tây nhiều nơi, tốn vài chục triệu rồi mà không khỏi, giờ chẳng lẽ đầu hàng với căn bệnh đáng ghét này sao

    2. Diễm Phúc says: Trả lời

      Em gái mình cũng bị cứ đến mùa lạnh là nó bị nứt cả tay lẫn chân chảy máu ra đau lắm. Mùa hè thì đỡ hơn nhưng vẫn nứt nên lúc nào cũng phải đi tất Mình đọc bài về dầu dừa thấy hay nên bảo nó thử, nhưng cũng chỉ được lúc bôi thôi mọi người ạ, sau đấy chân lại thô ráp như thường ấy

  13. Nguyễn Văn Quý says: Trả lời

    Tình trạng chàm da của tôi tái phát trong suốt 1 năm trở lại đây gây khó chịu và mệt mỏi cho tôi, tôi nghĩ rằng bệnh phát ra do chức năng gan kém và tôi toàn mua bổ gan về uống thôi.Và tôi nhận thấy là uống rất nhiều thuốc bổ gan nhưng bệnh vẫn tái phát thậm chí khoảng cách giữa các lần tái phát ngày càng rút ngắn và tình trạng bong da ngày càng nhiều hơn. Nên tôi mong rằng mọi người bị như tôi có thể chia sẻ thông tin thuốc phù hợp để không bị lại nữa

    1. Ngân Võ says: Trả lời

      Cháu đồng cảm với bác, có rất nhiều người bị tái đi tái lại bác ạ. Tuy không nguy hiểm nhưng ai cũng chủ quan mà cứ luẩn quẩn với thuốc tây của viện kê mấy năm rồi mà vẫn vậy

  14. Bươn Chải says: Trả lời

    Trước tôi đi khám bác sỹ bảo tôi chàm đồng tiền, thực sự nghe thế tôi cũng không hiểu như thế nào, mọi người bảo cứ dùng lá khế tắm và kết hợp với đun sôi uống. Khoảng 2 lần đầu tôi làm theo như thế cũng đỡ. Nhưng dạo gần đây tôi lại xuất hiện nhưng nổi đám nhỏ ngứa trên da và tôi biết nó lại quay trở lại, tôi lại làm theo cách xưa nhưng không thấy khả quan như những lần trước nữa, được vài ba hôm đỡ thì những vùng khác lại lên, tần suất nhiều hơn. Có ai gặp tình trạng giống như tôi không?

    1. Trần Vinh says: Trả lời

      Chắc cũng có nhiều trường hợp giống như chú, bệnh chàm da đặc biệt là chàm đồng tiền có người thì khỏi luôn nhưng có người kéo dài cả chục năm dù thuốc này nọ rồi. Các mẹo dân gian thì cũng tùy từng cơ địa. Cháu cũng chàm nhưng cháu dùng kết hợp. Nếu chú chưa dùng thuốc thì chú dùng đi nhé, tây y mà không hợp thì qua đông y vừa an toàn lại lại vừa hiệu quả lâu dài

    2. Tôi Tuyên Quang says: Trả lời

      cháu cũng dùng mấy lá như tía tô, lá khế, lá trầu không thay đổi liên tục nhưng không khỏi, Thậm chí mấy vết cháu ngứa cháu gãi ra còn bị nhiễm trùng nữa. Lần ấy đi bệnh viện cháu phát sợ luôn. Mấy lá ấy cũng lành tính mà đâu cũng có chả hiểu sao cháu lại nhiễm trùng nữa. Ai như bác cháu mình mới thấy vất vả bác nhỉ?

    3. Mỹ Linh says: Trả lời

      Khâu vệ sinh của bạn có vấn đề nên mới bị như vậy chứ mấy lá ấy vô thưởng vô phạt không khỏi thì thôi chứ không làm bệnh nặng lên đâu

  15. Hương quê says: Trả lời

    Mọi người ơi giúp em với,em bị chàm đã hơn 5 năm mà vẫn không chữa được,uống đủ các loại thuốc đông y, tây y mà không khỏi,mặt em lúc nào cũng bị các nốt đỏ đỏ,em gãi sẹo thâm đầy mặt, cả chân tay nữa. Mọi người có biết ở đâu trị bệnh này được tốn kém bao nhiêu em cũng được không chồng em chê em mất, cảm ơn mọi người nhiều

    1. Tuấn Yên says: Trả lời

      Mình cũng bị bệnh này khoảng 10 năm rồi, lúc đầu chỉ bị trên mặt thôi, thời gian gần đây lan ra nhiều chổ trên cơ thể, mình cũng uống thuốc rất nhiều, xem trên mạng rất nhiều nhưng không khỏi. Cách đây khoảng 2 tuần có một khách hàng chỉ mình một bài thuốc, các bạn xay nhuyễn khổ qua với muối hột, sau đó cho rượu vào lượng vừa phải thôi rồi đắp lên chổ bị ngứa, mỗi ngày 2 lần sáng chiều, nếu cách bạn bận đi làm thì ra tiệm thuốc tây mua gạc và băng keo y tế về băng lại cho thấm thuốc. Lúc đắp lên sẽ thấy rất đã ngứa. Mình đắp được 5-6 ngày là thấy hết ngứa và không bị lan ra nữa. Đến nay thì mình đã khỏi, vẫn còn vết thâm đen nhưng không biết có bị ngứa lại không, các bạn cứ làm thử. Mình cũng đang theo dõi xem có bị tái phát không

    2. Út Tuyền says: Trả lời

      Tôi cũng bị y như bạn.Giờ đang chịu cảnh sống chung với nó, tôi thấy khó chịu quá, nhiều lúc ngứa không chịu được. Tôi có hỏi thăm, bạn bè tôi cũng bị nhiều lắm, nhưng ai cũng ngại, không chữa, mà chọn cách sống chung với nó hoặc bảo tôi đi chữa trước đi, rồi giới thiệu lại để đi chữa trị.Bạn nào biết chỉ giúp tôi với. Nghe nói chữa cũng phải kiên trì lắm phải không

    3. Lưu Hưng says: Trả lời

      Gần 3 năm qua tôi đã phải sống chung với bênh chàm rồi. Ban đầu thì chỉ ngứa thôi, cứ nghĩ dùng thuốc là hiệu quả nhưng được khoảng chục hôm ngứa vô cùng.Tôi cứ thế dùng thuốc mấy năm cứ lên là tôi lại mua thuốc điều trị, không làm sao mà khỏi được.Sau đấy tôi được 1 người bạn giới thiệu cho dùng thuốc thanh bì dưỡng can nói dùng rồi rất hiệu quả. Tôi cũng nghe theo và đến khám, lấy thuốc về uống. Dùng bài thuốc này được hơn một tháng tôi thấy cũng không đỡ được nhiều, chỉ có ăn uống tiêu hóa tốt hơn thôi. Vì chưa có gì xấu nên tôi cũng cố gắng dùng thêm. Tôi gọi điện cho bác sỹ thì được bác sĩ giải thích lại về cơ chế, hiệu quả của thuốc, khuyên tôi cố gắng duy trì hết đơn, vì của tôi bị lâu năm rồi nên cũng khó hơn người khác. Tôi kiên trì dùng hết liệu trình. Hết tháng thứ 2 các mảng vảy của tôi bắt đầu bong ra và giảm hẳn ngứa, đến tháng thứ 3 thì hoàn toàn biến mất chỉ còn phần da thì hơi đỏ 1 chút thôi. Tôi đặt mua thêm về dùng tiếp và đến nay cũng phải được gần 1 năm rồi mà sức khỏe tôi vẫn tốt, bệnh cũng không hề có dấu hiệu bị tái phát trở lại. Vì vậy nên mọi người ai đang tham khảo về thuốc này thì trong quá trình dùng mọi người cũng cố gắng kiên trì dùng thuốc nhé,

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Đàn hương được ứng dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp

6+ cách trị bệnh chàm theo dân gian, đơn giản tại nhà

Chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm, đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, bong vảy, dày sừng, nứt...

Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm

Bệnh chàm môi là tình trạng da môi nổi dát đỏ, mụn nước, chảy dịch, khô, bong tróc đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh thường khởi phát sau...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Ẩn