Các cấp độ của bệnh trĩ và mức độ nguy hiểm
Nội Dung Bài Viết
Bệnh trĩ hình thành khi các các đám rối tĩnh mạch trĩ bị tác động dẫn đến căng giãn quá mức, khiến cho tĩnh mạch bị phình to, viêm, sưng tấy. Tương ứng với từng cấp độ mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ đối diện với các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng nhanh. Căn bệnh này gồm có 3 loại là trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ sẽ có những cấp độ khác nhau. Theo đó, biểu hiện của từng cấp độ cũng không giống nhau. Dưới đây là các cấp độ và biểu hiện của từng loại trĩ, người bệnh cần biết.
1. Bệnh trĩ nội
Trĩ nội thường hình thành bên trong vùng hậu môn nhưng đến khi bệnh chuyển biến nặng thì các búi trĩ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và nhanh chóng sa ra ngoài. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhức, viêm nhiễm. Bệnh trĩ nội gồm có 4 cấp độ phát triển tương ứng với các biểu hiện như sau.
- Cấp độ 1: Người bệnh thường xuyên bị ra máu khi đi đại tiện. Lúc này, các búi trĩ chưa bị sa ra ngoài. Bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau và ngứa rát hậu môn nếu không cố sức rặn khi đi đại tiện.
- Cấp độ 2: Hậu môn bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cục thịt thừa (búi trĩ), nhất là khi đi đại tiện. Nếu đi đại tiện xong, búi trĩ sẽ nhanh chóng bị tụt vô bên trong.
- Cấp độ 3: Búi trĩ nhanh chóng phát triển và sa ra ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh phải dùng tay ấn thì mới có thể đẩy búi trĩ thụt vào bên trong được.
- Cấp độ 4: Bũi trĩ sẽ xuất hiện thường xuyên ở vùng hậu môn, có màu đỏ, mềm, ẩm ướt. Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và vô cùng mệt mỏi. Nếu không được kiểm soát, búi rất dễ bị hoại tử, gây viêm nhiễm.
2. Bệnh trĩ ngoại
Với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ nhanh chóng hình thành ở vùng rìa của hậu môn. Người bệnh sẽ rất dễ phát hiện ra búi trĩ bởi màu đỏ sẫm, có thể nhìn thấy được. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại rất dễ gây ra tình trạng chảy máu, đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ rất khó đi đại tiện và thường xuyên bị đau rát khi ngồi. Dưới đây là 2 cấp độ của bệnh trĩ ngoài, bệnh nhân có thể tham khảo.
+ Cấp độ nhẹ: Người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu ở vùng hậu môn, búi trĩ lòi ra như hạt đậu. Khi mắc quần sẽ có cảm giác cộm, khó chịu. Về sau, búi trĩ sẽ nhanh chóng phát triển và sưng to lên. Bệnh nhân thường xuyên bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, ẩm ướt vùng hậu môn, rất bất tiện cho việc sinh hoạt. Máu có thể chảy ra, thấm ở giấy vệ sinh nhưng ít.
+ Cấp độ nặng: Búi trĩ phát triển nhanh chóng và nằm ở lỗ hậu môn, gây tắc nghẽn hậu môn. Việc đi đại tiện của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Máu có thể chảy thành tia, khiến người bệnh bị chóng mặt, suy nhược cơ thể. Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như viêm nhiễm, chảy dịch, hoại tử, áp – xe hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng,…
3. Bệnh trĩ hỗn hợp
Nếu mắc bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ biến chứng khá cao. Trĩ hỗn hợp gồm có trĩ nội và trĩ ngoại. Khi mắc phải căn bệnh này cũng có nghĩa người bệnh đang ở giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ. Với căn bệnh này, bệnh nhân nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bệnh trĩ hỗn hợp sẽ chuyển biến phức tạp hơn, có sự liên kết giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Người bệnh có thể phân loại trĩ hỗn hợp dựa vào số múi và kích thước của mỗi múi. Trĩ hỗn hợp là giai đoạn muộn của bệnh trĩ. Các búi trĩ sẽ nhanh chóng liên kết với nhau để tạo thành trĩ vòng. Thực tế, bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây nhiều biến chứng phức tạp nên người bệnh cần thăm khám sớm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng của bệnh nên tiến hành điều trị sai cách. So với trĩ nội và trĩ ngoại thì trĩ hỗn hợp có mức độ nguy hiểm cao nhất. Dưới đây là một số mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ, mọi người nên biết.
# Đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn
Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ thường xuyên bị đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Đặc biệt, bệnh trĩ còn gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Căn bệnh này còn trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khi các chất dịch nhầy xuất hiện quá nhiều gây ra tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy cho người bệnh.
# Chảy máu hậu môn
Người bệnh trĩ thường xuyên bị đi cầu ra máu. Mức độ chảy máu ít hay nhiều là do tình trạng bệnh gây ra. Một số trường hợp bệnh nhân bị ra máu nhiều dẫn đến bị mất máu, choáng váng, suy nhược cơ thể, ngất xỉu,… Những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ ngoại sẽ đứng trước nguy cơ bị chảy máu nhiều hơn do búi trĩ nằm ở bên ngoài.
# Tắc nghẽn tĩnh mạch
Khi mắc bệnh trĩ, những đoạn tĩnh mạch sẽ nhanh chóng bị xung huyết, căng giãn quá mức. Lượng máu sẽ rất dễ bị đông và tụ lại gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Từ đó, việc co thắt ở cơ vòng hậu môn sẽ kém đi. Người bệnh sẽ đối diện với tình trạng búi trĩ bị phình to ra hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
# Sa hậu môn
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại thì nguy cơ bị sa búi trĩ rất cao. Trường hợp nhẹ, búi trĩ có thể tự động co lên sau khoảng thời gian sa bên ngoài. Tuy nhiên, trường hợp nặng, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ lên bởi trĩ không thể tự co lên được.
# Nhiễm khuẩn
Nếu bệnh nhân mắc bệnh trĩ không vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển. Vi khuẩn sẽ tấn công vào các cơ quan bên trong gây nhiễm trùng máu, rối loạn tiêu hóa, viêm bạch mạch,… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
# Bội nhiễm
Nếu người bệnh bị bệnh trĩ ngoại trong thời gian dài, búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn từ phân, nước tiểu tấn công gây viêm nhiễm nặng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, nhức nhối, khó chịu ở vùng hậu môn.
Lưu ý khi mắc bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý rất dễ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không biết cách vệ sinh vùng hậu môn. Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh trĩ, bệnh nhân cũng không được chủ quan trong việc điều trị bệnh. Song song với việc thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để kiểm soát căn bệnh này.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không được dùng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh gây tổn thương, khiến búi trĩ bị chảy máu.
- Không được ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc mang vác vật nặng, làm việc quá sức
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu.
- Tích cực ăn rau xanh, hoa quả và thực phẩm chứa nhiều vitamin
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây
- Thường xuyên luyện tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị bệnh như đi bộ
- Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là các cấp độ của bệnh trĩ cũng như mức độ nguy hiểm của từng loại trĩ, người bệnh cần phải biết để sớm kiểm soát căn bệnh của mình. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật tùy vào mức độ mắc bệnh trĩ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng
- Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?
- Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!