Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Tắm bằng nước lá trà xanh, lá ổi, lá trầu không, lá lốt, rau sam… là những cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ an toàn và đơn giản. Đồng thời, nó cũng mang lại tác dụng tốt trong việc giảm bớt các triệu chứng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị này thông qua bài viết dưới đây.

Chữa bệnh chàm khô ở trẻ bằng cách nào? Cần lưu ý những gì?
Chữa bệnh chàm khô ở trẻ bằng cách nào? Cần lưu ý những gì?

Tìm hiểu các cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ

Chàm khô ở trẻ có thể làm cho bé đau đớn và khó chịu, thậm chí các vết sẹo có thể gây nhiều tổn thương nghiêm trọng trên da. Để giảm bớt tình trạng khô da, mẩn đỏ cho con, các mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây:

Tắm bằng nước bột lá neem

Cây lá neem còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây sầu đâu, sầu đông, xoan Ấn Độ… Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được người dân bản địa của đất nước này sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da từ hơn 4000 năm trước. Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của cây lá neem chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, bao gồm: Nimbin, desacety, nimbolide, nimbandial, lnimbinase nimbinene, quercentin… Chính vì thế nó đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiều bệnh lý, kể cả bệnh ngoại khoa và nội khoa như mụn nhọt, vảy nến, chàm, gàu… Do đó, nếu con của bạn đang bị chàm khô, có thể tham khảo và thực hiện bài thuốc này theo cách sau:

Dùng bột lá neem đem hòa cùng với nước ấm để tắm cho con. Tắm nước lá neem chữa bệnh chàm khô thường xuyên sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm. Đồng thời cung cấp cho làn da độ ẩm cần thiết, tránh cho da bị khô.

Cách chữa chàm khô ở trẻ từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị hơi cay nồng có tác dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống… Các nghiên cứu cũng cho thấy trong thành phần của loại cây này còn chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm đau,  tiêu sưng. Do đó, bên cạnh việc được dùng để điều trị các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau lưng chân, nôn mửa thì có thể dùng lá lốt để chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, viêm da dị ứng, chàm… Trong đó, để chữa chàm khô ở trẻ, nó thường được dùng kết hợp với lá kinh giới. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g lá kinh giới rồi đem đi rửa sạch. Sau đó cho chúng vào ấm và sắc lên với nước. Dùng nước thuốc vừa sắc được hòa cùng với nước sạch cho ấm ấm rồi ngâm rửa vùng da bị chàm thường xuyên cho bé. Nên thực hiện mỗi ngày vài lần để bài thuốc mang đến tác dụng tốt hơn.

Tắm nước lá lốt thường xuyên giúp giảm các triệu chứng ngứa da, khô da
Tắm nước lá lốt thường xuyên giúp giảm các triệu chứng ngứa da, khô da

Rau sam trị chàm

Nếu còn chưa biết cách chữa chàm khô ở trẻ, các mẹ có thể sử dụng rau sam. Hãy chuẩn bị rau sam tươi, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn. Dùng hỗn hợp vừa thu được để đắp lên vùng da bị tổn thương rồi sử dụng vải mỏng để băng lại. Cứ giữ nguyên như vậy, sáng hôm sau thì tháo ra và rửa lại với nước. Kiên trì áp dụng chừng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.

Theo các ghi chép của nền y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không độc. Đồng thời, trong thành phần chứa nhiều hoạt chất được ví như là loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Do đó, nó được sử dụng để chữa trị các chứng nóng trong, nóng ngoài, chữa viêm đường tiết niệu… chứng lỵ, giun sán và cả chàm khô.

Cách chữa chàm khô cho trẻ từ lá muồng trâu

Muồng trâu hay muồng lác là một loại cây thường được trồng phổ biến ở miền Tây. Ngoài việc được trồng để làm cảnh, tạo bóng mát, loại cây này còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh lý. Với công năng nhuận gan, tiêu viêm, tiêu độc, nhuận tràng, tiêu thực, sát trùng, chỉ đương… chúng được dùng để trị chứng táo bón, phù thũng, da vàng, đau gan, hắc lào, thấp chẩn, chàm. Để điều trị bệnh chàm khô ở trẻ bằng cây muồng trâu, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng theo cách sau:

Lựa những lá muồng trâu tươi, non, không bị sâu đem về rửa sạch, để ráo. Sau khi thấy đã ráo thì giã nhỏ, đắp lên vùng da bị chàm của bé rồi lấy tấm vải mỏng bó lại. Sau khoảng 30 phút thì tháo ra và rửa lại với nước sạch. Mỗi ngày kiên trì áp dụng khoảng 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc từ lá muồng trâu thích hợp nhất với những người bị chàm bội nhiễm, có các biểu khô da, bong tróc da.

Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên mới thấy được hiệu quả của nó
Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên mới thấy được hiệu quả của nó

Ngoài ra, các bài thuốc chữa chàm khô ở trẻ từ cây xương rồng ông, cúc tần, sâm đại hành, lá trầu không… cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cho bé. Tuy nhiên, cần phải kiên trì áp dụng lâu dài thì chúng mới mang lại hiệu quả.

Một số biện pháp phòng ngừa chàm khô cho trẻ

Các cách chữa chàm khô ở trẻ trên đây được xem là an toàn, đơn giản, dễ làm. Nhưng để bệnh mau được hồi phục, đồng thời cũng là để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho con, các mẹ cần chú ý một số điều sau đây :

  • Có thể sử dụng thêm các loại thuốc thoa ngoài để điều trị cho con, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để sử dụng để tránh nguy hiểm.
  • Nên cho con mặc các bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát nhất là các loại quần áo được làm bằng cotton mềm
  • Sau khi tắm cho con, dùng khăn mềm lau khô người rồi mới được mặc đồ áo
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da bé, tránh được tình trạng khô da, bong da.
  • Không nên dùng các loại xà phòng hoặc các loại sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh để tắm cho con.
  • Với những đã ăn dặm hoặc trẻ lớn hơn, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm lành mạnh. Không để trẻ ăn thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…
  • Hạn chế để con tiếp xúc với chó, mèo, các loại động vật dễ gây dị ứng cho da bé
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ để tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Nếu để con vui chơi, ngủ trong phòng có điều hòa, nên có thêm một cái máy tạo hơi nước. Nó sẽ giúp cân bằng độ ẩm trong phòng, tránh da khô.

Trên đây là những cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ và những điều cần lưu ý. Bệnh tuy ít khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng chúng lại gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ trong thời gian dài. Do đó, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp điều trị sớm cho con.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ huynh lo lắng thực chất là một dạng bớt đỏ lành tính. Trong một số trường hợp, màu sắc chàm đỏ...

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, da nổi mụn nước, trợt loét, chảy dịch, nhiễm cộm và dày...

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Bệnh chàm không chỉ khiến trẻ quấy khóc, ngứa ngáy, khó chịu mà còn thường xuyên tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy cha...

Chữa bệnh chàm tận gốc

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Bệnh chàm (eczema)  là tình trạng da nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy có rất nhiều...

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của chàm sữa và viêm da cơ...

chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Chàm sinh dục là một thể thường gặp của bệnh chàm kích hoạt ngay tại vùng kín của cả nam giới lẫn phụ nữ. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn