Top 10 cách chữa đau khớp gối tại nhà từ các thảo dược
Nội Dung Bài Viết
Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị chứng đau khớp gối tại nhà là phương pháp được nhiều người quan tâm. Do chi phí thấp nên khi xuất hiện những cơn đau khớp gối, người bệnh thường tìm đến những bài thuốc dân gian trước thăm khám tại cơ sở y tế.
Chữa đau khớp gối tại nhà bằng thảo dược có hiệu quả?
Thảo dược là những loại cây có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược đã xuất hiện từ rất lâu đời.
Tại Việt Nam, thảo dược đã được sử dụng phổ biến từ thời lập quốc, với hai loại thuốc chính là thuốc bắc (cây cỏ có nguồn gốc từ Trung Hoa) và thuốc nam (cây cỏ có trong nước). Việc sử dụng các loại thảo dược có sẵn từ thiên nhiên giúp giảm nhiều chi phí chữa trị nên được nhiều người lựa chọn.
Các loại thảo dược nguồn gốc từ thiên nhiên nên độ an toàn cao, ít gây dị ứng. Bên cạnh việc điều trị các chứng đau nhức xương khớp, nó còn có tác dụng bồi bổ khí huyết giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn. Tùy theo cơ địa của từng người mức độ hồi phục sẽ khác nhau, đa phần các thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh triệt để. Chính vì thế người bệnh nên cân nhắc khi áp dụng.
Mặc dù an toàn do có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu thấy những triệu chứng bất thường, nên đến khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời.
10 cách chữa đau khớp gối tại nhà từ các thảo dược
Dưới đây là những cách chữa đau khớp gối đơn giản có thể áp dụng tại nhà
1. Chữa đau khớp gối từ cây thiên niên kiện
Theo Đông y, niên kiện có tính ấm, mùi thơm, có vị đắng và cay. Tác dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ gân cốt, chống tiêu nhũng. Ngoài chữa trị đau nhức nó còn được dùng làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chữa trị chứng thấp khớp,…
Nguyên liệu:
- Niên kiện – 10 gram
- Thương nhĩ – 10 gram
- Ngải cứu – 10 gram
- Rễ cây cỏ xước- 40 gram
- Thổ phục linh – 20 gram
- Hy thêm – 20 gram
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thái mỏng các nguyên liệu, cho vào nồi sắc với 1 lít nước
- Bước 2: Nấu đến khi còn lại ⅔ nước thì dừng lại, phần nước sau khi sắc chia làm 2, uống trong ngày không để qua đêm
Chống chỉ định: Không sử dụng với liều lượng quá cao, sắc nước uống hay ngâm rượu quá đặc dễ dẫn đến ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,.. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để hạn chế rủi ro khi sử dụng.
2. Chữa đau khớp gối từ cỏ xước
Cây cỏ xước hay còn được gọi là Nam Ngưu Tất có tính mát, vị chua, đắng nhẹ. Tác dụng tiêu viêm, giảm đau thích hợp cho những bệnh về xương khớp như viêm khớp gối. Ngoài ra, cây cỏ xước còn điều trị các chứng bệnh phụ nữ như ứ huyết tử cung, rối loạn kinh nguyệt,…
Nguyên liệu:
- Rễ cây cỏ xước – 16g
- Cây nhọ nồi – 16g
- Hy thiêm thảo – 16g
- Ngải cứu – 12g
- Thương nhĩ tử – 12g
- Phục linh – 20g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt nhỏ tất cả nguyên liệu, đem sao vàng với lửa nhỏ
- Bước 2: Tiến hành sắc thuốc với 3 lần nước, trộn các nước thuốc lại và sắc thêm một lần
- Bước 3: Khi thấy nước thuốc cô đặc lại thì dừng sắc, chia làm 3 lần uống, uống nước thuốc trong ngày không để qua đêm, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chống chỉ định: Không sử dụng cây cỏ xước với phụ nữ mang thai, người trong giai đoạn hành kinh ra nhiều máu, nam giới bị chứng di tinh, mộng tinh, người bị đau dạ dày, có vấn đề về đường ruột.
3. Chữa đau khớp gối từ cây huyết đằng
Cây huyết đằng có tính bình, vị chát, đắng công dụng hoạt huyết tốt, giải độc cơ thể. Nó được xem là dược liệu quý trong điều trị đau nhức xương khớp, đầu gối, tê dại gân cốt,…
Nguyên liệu:
- Huyết đằng – 30g
- Bạch chỉ – 4g
- Thiên niên kiện – 6g
- Cốt toái bổ – 20g
- Cẩu tích – 20g
- Ngưu tất – 20g
- Tùy giải – 20g
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, sắc lấy nước, uống mỗi ngày.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Không sử dụng liên tục trong thời gian dài dễ gây ra táo bón, khô họng.
4. Chữa đau khớp gối từ đỗ đen và cây thài lài (cây cỏ lài)
Cây cỏ lài hay rau trai có tính hàn, vị ngọt nhẹ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm sưng viêm, giảm đau, phù thũng xương khớp. Cây dễ tìm, dễ hái, phù hợp cho người hay bị nhức mỏi khớp gối.
Nguyên liệu:
- Thài lài – 15g
- Đỗ đen – 50g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, cho vào nồi đun với 600ml nước
- Bước 2: Khi thấy nước sắc lại còn ⅓ thì dừng, chắt thuốc ra và uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.
Chống chỉ định: Người có tỳ vị hư hàn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
5. Chữa đau khớp gối từ cây chó đẻ
Cây chó đẻ còn được gọi là diệp hạ châu có hạt tròn, xếp thành hàng dưới lá. Loại thảo dược thiên nhiên này có vị đắng cao, tính mát có tác dụng trong việc điều trị chứng phong thấp, giúp sát trùng, giải độc, thích hợp cho những người bị tê bì chân tay, đau nhức khớp gối,…
Nguyên liệu:
- Lá chó đẻ – 30g
- Rượu gạo nóng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá chó đẻ, cho vào nồi nấu cùng với một ít rượu
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa nấu lên một cái khăn sạch, chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau. Bài thuốc này có thể áp dụng hàng ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần giúp giảm đau hiệu quả
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho bú, người có huyết áp thấp, bị tổn thương chức năng gan nên thận trọng khi sử dụng. Nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
6. Chữa đau khớp gối từ rễ cà gai leo
Tên gọi khác của cây cà gai leo là cà quýnh hay cà vạch, cà cườm, cà gai dây,…Theo Đông y, cà gai leo có tính ấm, vị the, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tốt cho những người bị đau khớp, thoái hóa khớp. Bệnh nhân bị đau khớp gối có thể dùng rễ cà gai leo để làm bài thuốc giảm đau.
Nguyên liệu: Rễ cà gai leo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rễ cà gai leo tươi, thái nhỏ và đem phơi khô
- Bước 2: Sử dụng 15 – 20g rễ cà gai leo khô sắc với nước, để 15 phút, sau đó tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng
7. Chữa đau khớp gối từ ngải cứu
Cây ngải cứu ngoài những công dụng làm đẹp trị mụn, giải cảm thì nó còn có tác dụng trong việc điều trị chứng đau khớp gối. Với vị đắng, tính ấm, cây ngải cứu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt, giúp điều hòa khí huyết cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu tươi – 250g
- Giấm gạo – 120ml
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, để ráo, sau đó giã nát, đun nóng phần giấm gạo đã chuẩn bị
- Bước 2: Đổ ngải cứu ra khăn hoặc vải sạch, gói kĩ sau đó ngâm vào nước giấm, đắp lên đầu gối đau nhức. Có thể áp dụng cách này hàng ngày.
Chống chỉ định: Không sử dụng với phụ nữ mang thai, người bị viêm gan, rối loạn đường ruột cấp tính.
8. Chữa đau khớp gối từ lá lốt
Lá lốt không chỉ dùng để chế biến món ăn mà theo Đông y nó còn có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, tê bại, phong thấp, đau lưng,…Chính vì thế bệnh nhân bị đau khớp gối có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị giảm đau.
Nguyên liệu: Lá lốt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Phơi héo lá lốt trong bóng râm, thoáng mát, tránh phơi nắng trực tiếp
- Bước 2: Sắc lá lốt với nước trong khoảng 30 phút
- Bước 3: Dùng rây, vải sạch lọc lấy nước, uống hàng ngày sau bữa ăn tối
Chống chỉ định: Người bị nhiệt, nóng trong người, táo bón, phụ nữ có thai, cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
9. Chữa đau khớp gối từ cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ có vị chát, tính mát, giúp an thần và kháng viêm tốt. Những người mới bị đau khớp gối có thể sử dụng cây xấu hổ để chế biến thành bài thuốc giảm đau an toàn.
Nguyên liệu:
- Rễ cây xấu hổ – 120g
- Rượu 40 độ
- Nước – 600ml
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa thật sạch rễ cây xấu hổ, tẩm thêm rượu 40 độ vào sao vàng đến khi khô
- Bước 2: Đổ 600ml nước vào nồi, sắc chung với rễ cây xấu hổ cho đến khi còn khoảng 200 – 300ml thì dùng lại, tắt bếp
- Bước 3: Uống nước thuốc 2 – 3 lần/ ngày, liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả
Chống chỉ định: Người bị suy nhược cơ thể, thiên hàn, phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc từ cây xấu hổ.
10. Chữa đau khớp gối từ cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng theo Đông y có tính ôn, vị ngọt nhưng đắng, vị hơi cay nồng, có công dụng bổ gan, lợi cho gân cốt. Vì thế loại cây này cũng là sự lựa chọn cho những người bị đau khớp gối.
Nguyên liệu:
- Đỗ trọng – 320g
- Đan sâm – 320g
- Xuyên khung – 200g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt nhỏ nguyên liệu, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng
- Bước 2: Ngâm khoảng 5 ngày thì có thể lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần, từ 20 – 30ml cho mỗi người
Chống chỉ định: Người có tình trạng máu chảy không ổn định, bị chứng âm hư không nên sử dụng. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa đau khớp gối tại nhà
- Người bị đau khớp gối nên đi khám để được chẩn đoán điều trị sớm. Không tự ý kết hợp điều trị các bài thuốc khác nhau để hạn chế nguy cơ gây ra các tác dụng phụ.
- Tuyệt đối đảm bảo điều kiện vệ sinh khi sử dụng thảo dược, tránh nhiễm trùng đối với vết thương hở
- Thảo dược không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh, chú ý đến liều lượng sử dụng
- Không tự ý kết hợp uống thảo dược tại nhà chung với thuốc của bác sĩ, vì nguy cơ ngộ độc rất cao
- Vì là thảo dược nên thời gian phát huy tác dụng có thể diễn ra chậm, nếu không giảm đau nhức mà tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn nên có những biện pháp can thiệp y tế
- Lời khuyên tốt nhất cho người đau khớp gối khi sử dụng thảo dược là nên khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn sức khỏe
Trên đây là gợi ý 10 cách chữa đau khớp gối tại nhà bằng thảo dược bạn có thể tham khảo. Để không ảnh hưởng đến khả năng lao động và cuộc sống, người bệnh nên điều trị ngay khi có những biểu hiện nhẹ. Nếu không thấy tình trạng đau nhức được cải thiện nên đi khám để kịp thời điều trị.
Tham khảo thêm: Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!