Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]
Nội Dung Bài Viết
Chữa gai cột sống bằng lá lốt là mẹo chữa nhân gian được áp dụng phổ biến. Mẹo chữa này giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, đồng thời tăng cường khả năng vận động. Bên cạnh đó, dùng lá lốt chữa gai cột sống còn làm giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây điều trị.
Tác dụng của lá lốt chữa gai cột sống
Gai cột sống là một trong các bệnh về xương khớp, bệnh thường khởi phát ở người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khi hàm lượng canxi tích tụ bất thường ở đốt sống hình thành các gai cột sống, dây chằng hay đĩa đệm. Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở cột sống, nhưng thường sẽ tập trung ở đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ.
Người bị gai cột sống thường có biểu hiện đau nhức, cột sống bị tê cứng, mất cảm giác, vận động khó khăn. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát tiểu, đại tiện,…
Đây là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát được các cơn đau nhức và các triệu chứng của bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan, thận.
Do đó, bên cạnh chữa bệnh gai cột sống bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc dân gian để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.
Chữa gai cột sống bằng lá lốt là mẹo nhân gian được nhiều người bệnh áp dụng và hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tình ấm, mùi thơm, vị cay, có công dụng giảm đau, ôn trung, tán hàn hiệu quả. Vị thuốc này thường được dùng trong chữa các chứng đau nhức xương khớp do phong thấp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Ngoài ra, theo y học hiện đại nhận thấy trong lá lốt có chứa các chất kháng khuẩn, cải thiện các cơn đau nhức tạp thời. Do đó, sử dụng lá lốt thường xuyên có thể làm giảm chứng tê cứng, sưng viêm và đau nhức,…
Các cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả
Để làm giảm các triệu chứng của gai cột sống, người bệnh thường sử dụng lá lốt dưới dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Ngoài ra, có thể kết hợp vị thuốc này với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh gai cột sống bằng lá lốt:
Đắp lá lốt chữa gai cột sống
Dùng lá lốt đắp lên vùng lưng bị gai cột sống có tác dụng lưu thông máu, tăng không gian trong cột sống và cải thiện các cơn đau nhức hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các bài thuốc uống để để mang lại hiệu quả cao, vì mẹo đắp lá lốt chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh tạm thời.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn.
- Giã nát lá lốt, sau đó cho thêm nửa muỗng muối tinh.
- Đắp hỗn hợp lên vùng lưng bị gai cột sống, để yên từ 20 – 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Thuốc sắc lá lốt chữa gai cột sống
Bài thuốc sắc lá lốt thường được áp dụng có các trường hợp bệnh mới phát, xuất hiện các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm, làm giảm đau nhức.
Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hóa có trong lá lốt còn có khả năng tiêu trừ gốc tự do, ức chế các tác nhân gây viêm, đồng thời điều hòa các hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30gr lá lốt tươi hoặc 10gr lá lốt phơi khô
- Mang đi rửa sạch và sắc với một lượng nước thích hợp
- Đến khi thuốc sắc lại, chia phần nước thuốc thành 2 phần và dùng hết trong ngày
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng cải thiện hẳn.
Lá lốt và thiên niên kiện chữa gai cột sống
Thiên niên kiện là dược liệu có tính ôn, vị đắng, hơi ngọt, có công dụng khử phong thấp, làm mạnh gân cốt. Khi kết hợp lá lốt với vị thuốc này sẽ giúp giảm các cơn đau nhức do gai cột sống gây ra, ổn định cấu trúc xương khớp, đồng thời cải thiện chức năng vận động.
Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng suy nhược và tình trạng ăn uống kém ở người cao tuổi.
Chuẩn bị:
- Lá lốt 20gr
- Thiên niên kiện 12gr
- Gai tầm xoong 16gr
Cách thực hiện:
- Các thảo dược mang đi rửa sạch
- Cho tất cả vào ấm sắc với 400ml nước
- Để lửa vừa, sắc đến khi còn lại 100ml thì tắt bếp
- Dùng thuốc đều đặn từ 7 – 8 ngày để thấy hiệu quả
Kết hợp lá lốt, cỏ xước và cây bưởi bung chữa gai cột sống
Các bài thuốc kết hợp lá lốt với các thảo dược khác như cỏ xước, cây bưởi bung, vòi voi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với bài thuốc từ lá lốt.
Vì vậy, các bài thuốc kết hợp này thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh gai cột sống có các triệu chứng đau nhức nhiều, xoay người hay cúi gập khó khăn, tê bì,…
Chuẩn bị:
- 15gr lá lốt
- 15gr vòi voi
- 15gr cỏ xước
- 15gr cây bưởi bung
Hướng dẫn thực hiện:
- Các thảo dược sau khi rửa sạch, thì thái thành các lát mỏng và mang đi sao vàng
- Tất cả các vị thuốc bỏ vào ấm sắc với 600ml nước
- Đến khi sắc lại còn 200ml thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày
- Dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn
Các món ăn từ lá lốt chữa gai cột sống
Bên cạnh các bài thuốc chữa gai cột sống ở trên, người bệnh cũng có thể bổ sung lá lốt vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm quá trình tích tụ canxi bất thường.
Bạn có thể kết hợp lá lốt với các thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt bò, đậu bắp, mực, tôm,… Người bị gai cột sống nên lưu ý, tránh kết hợp lá lốt với các loại gia vị và thực phẩm kích thích phản ứng gây viêm và đau nhức như đường, muối, dầu mỡ, gia vị cay nóng,…
Lưu ý khi chữa gai cột sống bằng lá lốt
Lá lốt là một loại thảo dược tự nhiên quen thuộc, có tính lành tính cao và an toàn, bạn có thể dễ dàng tìm mua lá lốt với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, khi sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh gai cột sống, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh tạm thời, không thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, bạn nên kết hợp với các phương pháp y khoa theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Các bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá lốt không áp dụng cho người đang bị táo bón, nhiệt miệng và nóng trong người.
- Bệnh gai cột sống không thể điều trị dứt điểm, do đó bên cạnh thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện và sinh hoạt điều độ để kiểm soát tình trạng bệnh được tốt hơn.
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá lốt nếu xuất hiện các tác dụng phụ như nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,…Bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
- Các bài thuốc điều trị từ thảo dược phần lớn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Nên sẽ có người bệnh dùng thuốc có tác dụng nhanh, chậm hoặc không mang lại hiệu quả khi áp dụng mẹo chữa từ lá lốt. Bạn có thể chuyển sang dùng các thảo dược khác có tác dụng chữa gai cột sống như ngải cứu, lá trầu không,…
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng các mẹo chữa từ lá lốt để cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
- Khi bệnh bùng phát gây ra các cơn đau nhức dữ dội, lúc này bạn nên dùng kết hợp thêm thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để kiểm soát các triệu chứng kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
- Đối với các trường hợp bệnh phát triển đến mức độ nặng, các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện mổ gai cột sống.
Trên đây là một số cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả được nhiều người thực hiện. Các mẹo chữa này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh mà có hiệu quả nhất định. Do đó, trước khi dùng lá lốt để chữa gai cột sống, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, dùng lá lốt cũng như các mẹo dân gian khác chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng gai cột sống, không thể điều trị bệnh triệt để, tận gốc. Do đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị tại các bệnh viện, nhà thuốc uy tín để đẩy lùi bệnh hoàn toàn, hạn chế tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!