Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có hiệu quả?

Củ tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao, được sử dụng để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có hiệu quả hay không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là phương pháp khá phổ biến hiện nay.

Thực hư cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hiệu quả

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là phương pháp được rất nhiều người áp dụng trong dân gian. Trong Đông y, củ tỏi có tính ấm, vị hơi cay, mùi hăng. Đây là nguyên liệu được sử dụng để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày. Dùng củ tỏi sẽ giúp cân bằng độ PH, kiểm soát axit hình thành trong dạ dày, ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày tái phát. Bên cạnh đó, củ tỏi còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, nóng rát ở vùng thượng vị,…

Ngày nay, các nghiên cứu Y học hiện đại cũng đã chứng minh, củ tỏi có khả năng kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Trong tỏi có chứa rất nhiều thành phần như liallyl sulfide, cysteine, diallyl trisulfide, allicin, diallyl disulfide, S-allyl cysteine, khoáng chất selenium,… Trong đó, allicin là thành phần có tác dụng vượt trội giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành các tổn thương,  tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại bên trong dạ dày.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Củ tỏi giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Củ tỏi có tác dụng như chất kháng sinh tự nhiên, giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, kiểm soát tình trạng viêm loét, đau dạ dày. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong củ tỏi còn giúp kiểm soát tình trạng ung thư (ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản) do biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài ra, củ tỏi còn hỗ trợ làm giảm cholesterol, chống thông tắc mạch máu, tiêu viêm, điều trị mỡ máu,…

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi mang lại hiệu quả vượt trội trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Khi bị trào ngược dạ dày, tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày.

3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Hiện tại có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày bằng củ tỏi. Mỗi cách chữa trị sẽ giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tức ngực,… do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Dưới đây là một số cách chữa trị trào ngược dạ dày bằng củ tỏi, người bệnh có thể tham khảo.

1. Rượu tỏi

Đem củ tỏi ngâm rượu là phương pháp chữa trị bệnh trào ngược dạ dày được nhiều người thực hiện. Đây là bài thuốc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội trong việc kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Tuy nhiên, cách chữa trị này sẽ không thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp hoặc trào ngược dạ dày có dấu hiệu viêm loét.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm rượu

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ tỏi (50 gram)
  • Rượu trắng 45 độ (100 ml)

+ Cách thực hiện như sau:

  • Đem củ tỏi bỏ phần vỏ và rửa sạch với nước
  • Cắt nhỏ củ tỏi và cho vào bình ngâm rượu
  • Cho 100 ml rượu trắng vào để ngâm cùng và đậy kín nắp
  • Bảo quản bình rượu trong khoảng 10 ngày và lấy ra sử dụng
  • Mỗi ngày, người bệnh trào ngược dạ dày uống 1 muỗng cà phê rượu tỏi.
  • Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Với phương pháp này, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được uống quá nhiều rượu tỏi vì sẽ khiến dạ dày bị tổn thương do tỏi và rượu rất nóng.

2. Gừng và tỏi

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng củ gừng và tỏi được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Trong củ gừng có chứa một lượng lớn các hoạt chất Oleoresin và Tecpen. Đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Với đặc tính ấm, những dưỡng chất có trong củ gừng giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ gừng (1 củ)
  • Củ tỏi (2 tép)

+ Cách thực hiện như sau:

  • Đem củ gừng, củ tỏi gọt vỏ và rửa sạch với nước
  • Cắt gừng thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nhuyễn với củ tỏi.
  • Cho hỗn hợp này cùng với 4 chén nước lọc đun sôi trong khoảng 20 phút
  • Sử dụng nước gừng và tỏi để uống khi còn ấm
  • Người bệnh nên uống 1 lần vào buổi sáng và uống 1 – 2 ngày/tuần.

3. Tỏi và mật ong

Mật ong là nguyên liệu có tính tính viêm, kháng khuẩn cao. Kết hợp giữa củ tỏi và mật ong sẽ giúp kiểm soát những tổn thương do bệnh trào ngược dạ dày gây ra như  đầy bụng, khó tiêu, chướng hơn,…  Vị ngọt thanh của mật ong sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng bụng. Đặc biệt, các loại vitamin trong mật ong còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ tỏi (15 gram)
  • Mật ong nguyên chất

+ Cách thực hiện như sau:

  • Đem củ tỏi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn
  • Tiếp đến, bạn cho củ tỏi vào trong cối để tiến hành giã nhuyễn
  • Sau đó, bạn cho mật ong vào cho ngập phần tỏi và trộn đều hỗn hợp này lên.
  • Đậy nắp kín và tiến hành bảo quản trong khoảng 3 tuần

Người bệnh sử dụng tỏi để ăn hoặc sử dụng trong bữa ăn. Mỗi lần ăn tương đương khoảng 1 tép tỏi và dùng dần trong khoảng 2 tháng. Mỗi ngày ăn khoảng 2 – 3 lần để giúp sớm kiểm soát triệu chứng bệnh.

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ cải thiện được các triệu chứng bệnh. Phương pháp này không thể điều trị bệnh dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan chỉ áp dụng duy nhất cách chữa trị này. Bên cạnh đó, không phải bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nào cũng thích hợp với những cách chữa trị trên. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành điều trị bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý một số đề sau khi tiến hành chữa trị bệnh cho bản thân mình.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Không được áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi khi bụng đang đói. Những chất kháng sinh có trong củ tỏi có thể gây nóng và tổn thương dạ dày nặng hơn.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt không được áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng những phương pháp chữa trị trào ngược dạ dày bằng tỏi được hướng dẫn bên trên.
  • Người bị trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng viêm loét dạ dày không được ăn củ tỏi sống vì sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn
  • Không nên sử dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi kết hợp với những bài thuốc có tác dụng làm loãng máu khác. Củ tỏi có khả năng làm loãng máu, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, có biến chứng không nên áp dụng phương pháp chữa trị này.
  • Không được thay thế cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi với thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa
  • Khi sử dụng củ tỏi chữa trị bệnh, bệnh nhân nên kết hợp với một số bộ môn thể dục như đi bộ, bơi lội, yoga, ngồi thiền,… để hỗ trợ điều trị bệnh, giúp tinh thần thoải mái hơn.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, nước ép hoa quả,…
  • Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày khi áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày
  • Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Trong quá trình thực hiện cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào xảy ra, người bệnh nên ngưng sử dụng và nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Thực tế, đây chỉ là giải pháp ban đầu giúp bệnh nhân kiểm soát, cải thiện các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Do đó, để thoát khỏi nỗi ám ảnh do bệnh trào ngược dạ dày gây ra, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.

Cùng chuyên mục

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn