Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

16 cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà nhanh chóng

Những cơn nóng rát ở vùng thượng vị dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải vấn đề nghiêm trọng nào đó về đường tiêu hóa. Một số loại thuốc Tây y có thể khiến các triệu chứng càng thêm tồi tệ. Do đó, nhiều bệnh nhân ưu tiên thực hiện 16 cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ những loài thảo mộc tự nhiên an toàn, lành tính dưới đây.

16 cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà nhanh chóng
Tìm hiểu những cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà nhanh chóng mà bạn không thể bỏ qua

16 cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà hiệu quả

Ban đầu, những cơn đau rát vùng thượng vị khiến người bệnh đau bụng, khó chịu, ăn uống không ngon. Nếu không được chẩn đoán đúng lúc và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày…

Để nhanh chóng cải thiện triệu chứng, bạn có thể uống nước muối ấm, chườm nóng hoặc áp dụng nhiều bài thuốc dân gian từ gừng tươi, củ tỏi, củ nghệ, nha đam, bắp cải, bạc hà, hoa cúc, trà xanh, chuối hột, lá khôi tía, giấm táo, baking soda, cây bồ hoàng…

1. Dùng nước ấm

Uống nước ấm là một trong những bí quyết giảm nóng rát vùng thượng vị dạ dày an toàn và đơn giản nhất. Khi cơn đau xuất hiện, bệnh nhân pha chút muối vào một ly nước ấm, sau đó uống từng ngụm nhỏ. Muối có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm thiểu cảm giác trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu sau bữa ăn, đồng thời hạn chế co thắt các cơ.

2. Chườm nóng

Với mẹo dân gian này, hơi nóng từ túi nhiệt sẽ góp phần xoa dịu những cơn đau rát, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến vùng bụng, từ đó kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

3. Cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng củ gừng

Y học cổ truyền quan niệm, củ gừng tính ấm, vị cay nồng, có công dụng giảm đau, kháng viêm, chống buồn nôn.

Nhiều nghiên cứu y học đại đã chứng minh rằng, hoạt chất gingerol của gừng tươi có thể tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh triệu chứng nóng rát thượng vị, kiểm soát hiện tượng ợ chua, đầy hơi, đau bụng và ngăn ngừa ung thư dạ dày. Trong khi đó, với đặc tính chống viêm, sát trùng, các hoạt chất tecpen và oleoresin giúp nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc phải những bệnh lý về dạ dày.

Ngoài ra, các thành phần kháng viêm và chống oxy hóa khác từ củ gừng cũng hỗ trợ giảm nhanh cơn đau dạ dày và trào ngược axit.

Nếu đang bị đau rát vùng thượng vị, người bệnh nên thưởng thức 1 tách trà gừng vào mỗi buổi sáng. Thức uống lành mạnh này có tác dụng làm ấm bụng, trung hòa axit dịch vị, hạn chế tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

4. Bài thuốc chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ củ tỏi

Không chỉ là gia vị quen thuộc trong góc bếp thân thương của mỗi gia đình người Việt, củ tỏi còn là vị thuốc tuyệt vời có thể điều trị nhiều bệnh lý. Vốn là một hoạt chất kháng sinh tự nhiên, allicin từ thảo dược này có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, cân bằng nồng độ pH, phục hồi tổn thương, kiểm soát tình trạng đau rát thượng vị, phòng tránh triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bài thuốc chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ củ tỏi
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong góc bếp thân thương của mỗi gia đình người Việt, củ tỏi còn là vị thuốc tuyệt vời có thể điều trị nhiều bệnh lý.
  • Nhai tỏi sống: Bệnh nhân nhai nhuyễn 1 tép tỏi sống sạch, sau đó súc miệng với nước ấm.
  • Uống rượu tỏi: Chuẩn bị 50g tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch. Ngâm nguyên liệu trong 100ml rượu trắng 45 độ trong bình thủy tinh đậy kín khoảng 10 ngày. Dùng 1 muỗng cà phê rượu tỏi vào mỗi buổi sáng.
  • Dùng hỗn hợp gừng tươi và củ tỏi: Chuẩn bị một lượng gừng, tỏi vừa đủ. Cạo vỏ củ gừng, bóc vỏ củ tỏi. Rửa sạch hai vị thuốc, vớt ra để ráo, sau đó giã nhuyễn. Nấu sôi hỗn hợp với 4 chén nước sạch trong vòng 20 phút. Thưởng thức khi còn ấm vào mỗi buổi sáng.
  • Kết hợp củ tỏi và mật ong nguyên chất: Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi và một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ. Bóc vỏ củ tỏi, rửa sạch, để ráo. Giã nhuyễn củ tỏi, trộn đều với một chút mật ong. Ăn hỗn hợp hàng ngày.

5. Công thức trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng củ nghệ

Trong quan niệm Đông y, với tính đắng đặc trưng, củ nghệ có tác dụng thông kinh, diệt nấm, kháng khuẩn, kích thích hình thành da non và chữa lành vết loét (đặc biệt hiệu quả đối với bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng).

Kết quả nhiều cuộc nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, curcumin là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giảm nhanh các phản ứng viêm ở dạ dày, xoa dịu những cơn nóng rát, bảo vệ niêm mạc, đẩy lùi tác nhân gây bệnh, tăng cường chức năng tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng ứ đọng thức ăn (nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ hơi và tình trạng trào ngược dạ dày).

Thêm vào đó, nghệ tươi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất (kali, sắt, mangan…). Đây đều là những hoạt chất đặc biệt có vai trò thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Tùy theo điều kiện cá nhân, để cải thiện cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, người bệnh có thể chọn lựa sử dụng củ nghệ tươi, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ.

Tinh bột nghệ nguyên chất vốn là sản phẩm được tinh chế cẩn thận từ củ nghệ tươi, sau khi đã loại bỏ toàn bộ tạp chất đồng thời tăng cường hàm lượng curcumin. Trong khi đó, bột nghệ được sản xuất thủ công, chưa được lọc sạch tất cả tạp chất và do đó, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho dạ dày.

Bí quyết đơn giản giúp bạn phân biệt chính xác bột nghệ và tinh bột nghệ là hãy hòa bột vào nước. Bột nghệ sẽ không thể tan hết và bị lắng lại một chút dưới đáy ly. Ngược lại, tinh bột nghệ có thể nhanh chóng tan đi hoàn toàn. Khi đắp lên da mặt, tinh bột nghệ sẽ được rửa sạch dễ dàng trong khi bột nghệ có thể khiến da bạn hơi ngả vàng.

  • Nước nghệ và mật ong: Hòa trộn 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ và 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất vào 1 ly nước ấm. Uống dung dịch sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Sữa tinh bột nghệ: Pha 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào 1 ly sữa ấm. Thưởng thức 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối.
  • Củ nghệ ngâm mật ong: Chuẩn bị một lượng nghệ tươi vừa đủ, cạo vỏ, rửa sạch, vớt ra để ráo. Xắt nghệ thành lát mỏng, xếp vào hũ thủy tinh, đổ mật ong nguyên chất ngập mặt nguyên liệu, ngâm ủ trong khoảng 1 tuần. Uống 2 muỗng cà phê hỗn hợp với nước ấm mỗi ngày, áp dụng trong vòng 2 – 3 tuần.

6. Mẹo dân gian trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ nha đam

Với tính hàn, vị ngọt nhạt, nha đam có khả năng nhuận tràng, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi, đau bụng, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản…

Thành phần aloe amodin, axit aloetic, ester cinnamic mang đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và ức chế quá trình sản xuất axit dịch vị. Trong khi đó, nguồn enzym (catalaza, oxydaza, lypaza), glucomannan và anthraquinon đa dạng có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, trung hòa axit, hạn chế tình trạng đầy bụng, ợ chua, ứ đọng thức ăn, đau rát thượng vị và trào ngược dạ dày.

  • Thưởng thức nha đam với mật ong: Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, bỏ vỏ, tách lấy gel trong, xay nhuyễn với một chút nước lọc, hòa cùng một ít mật ong nguyên chất. Uống 1 lần/ngày.
  • Uống nha đam và các loại thảo dược khác: Chuẩn bị một lượng nha đam, dạ cẩm, nghệ vàng, cam thảo vừa đủ (tham khảo liều lượng từ thầy thuốc). Sắc kỹ toàn bộ vị thuốc trên lửa nhỏ trong khoảng 5 – 10 phút. Chia thành 3 – 4 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày.
  • Dùng gel nha đam: Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, bỏ vỏ, tách lấy gel trong, xay nhuyễn rồi uống trực tiếp hoặc hòa thêm một chút muối vào nước nha đam trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể ăn nha đam tươi cùng trái cây hoặc sữa chua để điều trị các vấn đề về dạ dày.

7. Bí quyết chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng bắp cải

Bắp cải tính hàn, vị ngọt, có khả năng xoa dịu dạ dày và khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho biết, hàm lượng chất xơ, nước, glucid, protid của loại thực phẩm này cao gấp 3 lần khoai tây.

Hơn nữa, nguồn vitamin C từ bắp cải nhiều gấp 4 lần cà rốt. Những thành phần này có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, đồng thời giảm thiểu áp lực lên dạ dày và làm thuyên giảm những cơn đau rát.

Bí quyết chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng bắp cải
Bắp cải tính hàn, vị ngọt, có khả năng xoa dịu dạ dày và khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày.

Không chỉ dừng lại ở đó, bắp cải còn chứa nhiều vitamin U và hợp chất sulforaphan. Đây đều là những hoạt chất góp phần trung hòa nồng độ axit dạ dày, phòng chống tình trạng viêm loét, hỗ trợ chữa lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra, thói quen dung nạp bắp cải hoặc uống nhiều nước ép từ loại rau này còn giúp chúng ta tăng cường màng nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa cũng như phòng tránh hiện tượng axit dịch vị bào mòn dạ dày. Tuy nhiên, vitamin U trong bắp cải rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến. Vì vậy, dùng nước ép và salad bắp cải là mẹo chữa nóng rát thượng vị tại nhà tối ưu hơn cả.

  • Uống nước ép bắp cải: Chuẩn bị một lượng bắp cải vừa đủ, tách bẹ cẩn thận, loại bỏ phần già, rửa sạch với nước muối pha loãng. Xay nhuyễn nguyên liệu với một lượng nước lọc vừa đủ, thêm chút đường cát. Uống nước ép bắp cải hàng ngày.
  • Ăn salad bắp cải: Chuẩn bị một lượng bắp cải, cà rốt, hành tây vừa đủ. Xắt sợi bắp cải, rửa sạch với nước muối pha loãng, vắt ráo nước. Rửa sạch cà rốt, hành tây và xắt sợi. Trộn đều tất cả nguyên liệu cùng loại sốt mà bạn yêu thích. Có thể bổ sung trứng luộc hoặc thịt gà để tăng cường giá trị dinh dưỡng.

8. Cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ lá bạc hà

Trong y học cổ truyền, với tính ấm, vị the, lá bạc hà mang đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị đau rát thượng vị. Đặc biệt, hoạt chất menthol của vị thuốc này có thể ức chế những cơn co thắt dạ dày.

Tinh chất bạc hà có thể cải thiện hiệu quả những triệu chứng khó chịu ở dạ dày thông qua việc kích hoạt các phản ứng ức chế cảm giác đau mang tên TRPM8. Mùi thơm đặc trưng của loài thảo mộc này cũng giúp kích thích tiêu hóa và đẩy lùi các bệnh lý liên quan đến đường ruột – dạ dày.

  • Nhai lá bạc hà: Bệnh nhân có thể nhai ngay vài lá bạc hà tươi để cải thiện những cơn đau rát thượng vị diễn ra tức thời và đột ngột.
  • Uống trà bạc hà: Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi xanh. Rửa sạch nguyên liệu. Hãm lá bạc hà trong một bình nước sôi khoảng vài phút. Thưởng thức trà bạc hà khi còn ấm.

Lưu ý, bạn nên ưu tiên áp dụng các bài thuốc từ lá bạc hà tươi. Một số loại kẹo ngậm vị bạc hà chứa thành phần gây viêm (chẳng hạn fructose corn syrup) và có thể gây tác động tiêu cực đến dạ dày. Hơn nữa, với khả năng kích thích những cơn co thắt thực quản, vị thuốc không phù hợp với những bệnh nhân bị đau rát thượng vị do trào ngược dạ dày.

9. Bài thuốc trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng hoa cúc

Theo quan niệm Đông y, hoa cúc vị cay, có thể giải độc, chống viêm, kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể. Trà hoa cúc nổi tiếng với công dụng giảm đau thượng vị, trung hòa axit, ức chế tác nhân gây hại, an thần, tạo giấc ngủ ngon, thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng làn da và phòng chống ung thư.

Người bệnh hãm 4 – 5 bông cúc tươi hoặc khô với nước sôi trong vòng 15 phút. Có thể bổ sung một chút đường cát hoặc mật ong nguyên chất. Uống trà hoa cúc mỗi ngày.

10. Công thức chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ trà xanh

Với hoạt chất EGCG, trà xanh mang đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, có tác dụng xoa dịu những cơn đau nóng vùng thượng vị. Đặc biệt, thành phần hoạt chất từ loại dược liệu này còn giúp giảm sưng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kiểm soát triệu chứng ợ chua, ợ hơi.

Bạn rửa sạch một nắm lá trà xanh với nước muối pha loãng, sau đó hãm trà trong nước sôi khoảng 15 phút. Có thể bổ sung một chút đường cát hoặc mật ong nguyên chất để gia tăng hương vị. Thưởng thức trà xanh đều đặn hàng ngày.

11. Mẹo dân gian trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng chuối hột

Chuối hột xanh rất giàu sắt, vitamin, protein và carbonhydrat. Những thành phần này có tác dụng cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Đặc biệt, nguồn kali và fructooligosaccharid từ vị thuốc giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn bên trong đường ruột và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Chuối hột xanh chứa nhiều nhựa và mang vị chát tự nhiên, khá khó ăn. Do đó, chúng ta có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng cách:

Công thức 1

  • Chuẩn bị 5 trái chuối hột xanh, 50g mía lau, 30g đu đủ và vài trái táo chín
  • Lột bỏ vỏ chuối, ngâm với nước gạo cho ra bớt nhựa, cắt thành lát mỏng
  • Gọt vỏ đu đủ chín, cắt miếng
  • Gọt táo, xắt nhỏ
  • Bỏ vỏ mía lau, chặt thành từng khúc
  • Nấu sôi tất cả nguyên liệu trong 500ml nước, trên lửa nhỏ
  • Chắt lấy phần nước và loại bỏ cái
  • Uống dung dịch này 4 – 5 lần/tuần

Công thức 2

  • Chuẩn bị 12 trái chuối hột xanh, 50g bông mã đề, 50g kim tiền thảo và 100g cỏ tranh
  • Lột bỏ vỏ chuối, ngâm với nước gạo cho ra bớt nhựa, cắt thành lát mỏng, vớt ra để ráo, đem đi sao vàng
  • Nấu sôi toàn bộ dược liệu với 500ml nước cho đến dung dịch cô cạn còn 200ml
  • Chắt lấy phần nước và loại bỏ cái
  • Dùng dung dịch này hàng ngày

Công thức 3

  • Chuẩn bị một lượng chuối hột xanh và mật ong nguyên chất vừa đủ
  • Lột bỏ vỏ chuối, ngâm với nước gạo cho ra bớt nhựa, cắt thành lát mỏng, vớt ra để ráo, đem phơi trong bóng râm
  • Xay nhuyễn hoặc nghiền nát chuối hột khô thành dạng bột mịn
  • Bảo quản bột chuối hột cẩn thận ở nơi khô ráo để dùng dần
  • Mỗi lần sử dụng, bạn pha 1 muỗng cà phê chuối hột với 2 muỗng cà phê mật ong trong 200ml nước ấm
  • Uống 1 lần/ngày trong 1 tuần liên tục

12. Bí quyết chữa nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ lá khôi tía

Cây khôi tía mọc nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất tanin từ lá khôi tía có khả năng giảm nhanh cơn đau thượng vị, trung hòa axit dịch vị, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng.

Lá khôi tía
Cây khôi tía mọc nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bệnh nhân có thể đem phơi một lượng lớn lá khôi tía tươi, bảo quản kỹ ở nơi khô thoáng để dùng dần theo 2 cách sau:

  • Thưởng thức trà tía khôi: Hãm vài lá trà khôi tía trong nước sôi. Uống khi còn ấm. Áp dụng hàng ngày.
  • Uống thuốc sắc từ lá khôi tía: Chuẩn bị 10g khổ sâm, 20g bồ công anh, 30g lá khôi tía. Sắc kỹ tất cả vị thuốc vùng 1.5 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút. Dùng trước bữa ăn 15 – 20 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày.

13. Cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng cây bồ hoàng

Đông y quan niệm, cây bồ hoàng (cỏ nến) tính bình, vị ngọt, có công dụng kháng viêm, giảm đau, chữa lành tổn thương ở dạ dày và cải thiện triệu chứng nóng rát thượng vị hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10g trạch tả, 20g chi tử và 50g bồ hoàng
  • Phơi khô ba dược liệu, sau đó tán nhỏ
  • Sắc kỹ toàn bộ vị thuốc
  • Chia thành 3 – 4 phần bằng nhau
  • Uống thuốc hàng ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

14. Bài thuốc trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà từ giấm táo

Sở hữu vị chua tự nhiên, giấm táo được lên men trực tiếp từ trái táo và thường được sử dụng để chế biến các món salad rau củ. Hoạt chất pectin dồi dào của dung dịch này cung cấp nguồn chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể. Với tác dụng tương tự một số loại thuốc nhuận tràng, giấm táo có thể cải thiện hội chứng ruột kích thích.

Bên cạnh đó, nguyên liệu còn giúp ức chế tác nhân gây bệnh, cản trở quá trình tiết ra axit dư thừa, giảm nhanh cơn đau thượng vị và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, vì chứa nhiều axit nên giấm táo có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn cho dạ dày. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần sử dụng với liều lượng thích hợp, tuyệt đối không lạm dụng.

  • Công thức 1: Pha 2 muỗng cà phê giấm táo với 1 ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng, có thể hòa thêm mật ong nguyên chất để tăng cường khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp.
  • Công thức 2: Xay nhuyễn 1/2 ly trái mâm xôi, 1/3 chén táo tươi và 1/2 trái chuối cùng 1 muỗng cà phê giấm táo. Thưởng thức mỗi ngày.
  • Công thức 3: Chuẩn bị một lượng rau sống, cà chua bi, dưa leo vừa đủ, rửa sạch, trộn đều với 1 muỗng cà phê giấm táo, 1 muỗng cà phê dầu ô liu và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bổ sung món salad này vào thực đơn hàng ngày.

15. Công thức chữa nóng rát thượng vị dạ dày bằng baking soda

Baking soda sở hữu tính kiềm tự nhiên, có công dụng trung hòa nồng độ axit dạ dày, từ đó cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau nóng thượng vị. Bạn có thể hòa 1 muỗng cà phê baking soda vào ly nước ấm, khuấy đều cho đến khi nước trong. Uống dung dịch này với tần suất theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, baking soda chứa nhiều muối. Do đó, cách làm này chỉ mang tính chất tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Bệnh nhân tuyệt đối không cố tình lạm dụng.

16. Điều trị nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà bằng các món ăn

Món tim heo tiềm thuốc Bắc và gà tiềm thuốc Bắc vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị dạ dày.

Món gà ác hầm thuốc Bắc

Gà ác vị ngọt, tính bình, có công dụng đào thải độc tố ở gan, thận, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và tạo giấc ngủ ngon. Món gà ác hầm thuốc Bắc giúp bồi bổ tỳ vị vô cùng hiệu quả.

Món gà ác hầm thuốc Bắc
Món gà ác hầm thuốc Bắc thơm ngon, bổ dưỡng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 phần gà ác 800g đã được làm sạch, 5 củ nhân sâm, 10 trái táo đỏ, 5g ý dĩ, 10g hoài sơn, 1 trái dừa xiêm, 5 trái kỷ tử, 15g cốm nếp xanh, 10g sinh địa, 15g bạch quả, một chút tiêu và mật ong nguyên chất cùng gia vị cần thiết
  • Ngâm thịt gà trong một ít rượu trắng để khử bớt mùi tanh
  • Ngâm thuốc Bắc với nước lọc, sau đó rửa sạch
  • Bỏ gà ác vào một chiếc thố cỡ trung (chứa vừa phần gà đã chuẩn bị)
  • Xếp cốm xanh và thuốc Bắc xung quanh thịt gà, cho nhân sâm, bạch quả và gia vị vào sau cùng
  • Đổ thêm nước dừa xiêm và nước sạch cho ngập thịt gà
  • Hấp cách thủy trên lửa nhỏ cho đến khi thịt gà mềm ra và thấm đều gia vị
  • Thưởng thức món gà tiềm thuốc Bắc khi còn ấm

Món tim heo tiềm thuốc Bắc

Tim heo giàu giá trị dinh dưỡng. Món ăn này có thể tăng cường trí nhớ và đẩy lùi tình trạng tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ, chán ăn…

Cách thực hiện
  • Chuẩn bị 400g tim heo, gừng, tỏi, ớt, 1 gói thuốc Bắc và gia vị
  • Rửa sạch tim heo, cắt miếng vừa ăn
  • Rửa sạch thuốc Bắc, ngâm với một chút nước sạch và rượu trắng trong khoảng 1 tiếng, vớt ra để ráo
  • Rửa sạch tỏi, ớt, gừng và xắt nhỏ
  • Chưng thuốc Bắc khoảng 15 phút, sau đó cho thêm tất cả nguyên liệu và gia vị rồi tiếp tục hầm cho đến khi tim heo chín mềm
  • Múc món ăn ra tô, trang trí với hành lá
  • Thưởng thức món tim heo tiềm thuốc Bắc khi còn ấm

Một số lưu ý khi điều trị nóng rát thượng vị tại nhà

16 cách giảm nóng rát thượng vị tại nhà trên đều là những bài thuốc dân gian được truyền miệng rộng rãi và được nhiều người tin tưởng thực hiện. Tuy nhiên, các mẹo này chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cặn kẽ trước khi tiến hành.

Khi áp dụng các công thức chữa bệnh từ thảo dược tự nhiên như: bắp cải, trà xanh, bạc hà, lá khôi tía, bạn cần ngâm rửa nguyên liệu bằng nước muối thật cẩn thận nhằm loại bỏ mọi tạp chất. Đồng thời, hãy dùng thuốc ngay trong ngày, tránh để qua đêm. Đối với một số loại trà thảo mộc, tuy có thể thưởng thức thường xuyên nhưng bạn cần hạn chế lạm dụng.

Sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng bài thuốc, nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân hãy chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

16 cách giảm nóng rát thượng vị dạ dày tại nhà này khá an toàn, lành tính nhưng thường chậm phát huy công dụng. Vì vậy, bạn cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài. Hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm cơ địa và mức độ triệu chứng.

Thêm vào đó, độc giả tuyệt đối không áp dụng những công thức trên nếu xuất hiện cơn đau quặn thắt dữ dội, nôn ói liên tục, nôn ra máu, tiêu chảy kéo dài…

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cẩn thận trước khi áp dụng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể vì không thực hiện đúng cách.

Ngoài ra, độc giả cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh (uống nhiều nước, tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, trái cây, tránh xa đồ chua, thức ăn cay nóng), ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ, thường xuyên luyện tập thể dục, hạn chế căng thẳng, kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê…

Cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị

Theo thống kê, huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là căn bệnh chiếm 70% xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân xơ gan. Đây là bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn