Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm và lối sống
Nội Dung Bài Viết
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Để ngăn ngừa, điều trị căn bệnh này, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp nhằm giảm lượng axit trong dạ dày. Dưới đây là một số cách làm giảm axit dạ dày qua việc thay đổi lối sống và thực phẩm sử dụng mỗi ngày mà bạn có thể tham khảo.
Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm
Axit dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được thực hiện tốt, thế nhưng quá nhiều axit sẽ gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, đầy bụng, tổn thương ở thực quản… Để làm giảm axit dạ dày, bạn có thể:
Bổ sung thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng axit có trong dạ dày. Để tránh gia tăng axit dạ dày đồng thời giúp trung hòa dịch vị bạn nên tăng cường bổ sung:
1. Rau xanh các loại
Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ, vừa tốt cho dạ dày vừa dễ tiêu hóa lại có thể hỗ trợ giảm axit cực tốt. Do đó, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, khẩu phần rau xanh trong bữa ăn của người bị trào ngược dạ dày nên chiếm khoảng 50% bữa ăn hàng ngày. Các loại rau có thể giúp kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày bạn nên ăn gồm rau bí, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, cải bó xôi…
2. Chất béo lành mạnh
Ăn nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe dạ dày, do đó bạn nên thay thế bằng nguồn chất béo từ thực vật. Việc sử dụng chất béo thực vật trong chế biến món ăn sẽ giúp giảm lượng chất béo chuyển hóa và bão hóa, từ đó làm giảm đáng kể lượng axit có trong dạ dày.
Không chỉ thế, các chất béo này còn hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể tình trạng khó tiêu. Các chất béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạt lanh, bơ… Vì thế bạn nên chuyển sang dùng các loại dầu thực vật như hạt cải, dầu hạt lanh, ôliu, đậu nành để trung hòa axit, tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3. Trái cây tươi
Trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng một cách có chọn lọc. Các loại trái cây tươi thường giàu vitamin C, chất xơ và đường lành mạnh. Chúng giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày đồng thời cải thiện đáng kể các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do dưa thừa axit gây ra.
Chỉ nên sử dụng các loại trái cây không thuộc họ cam quýt. Tốt nhất nên thử dùng dưa hấu, chuối, táo… Việc dùng các loại trái cây như đu đủ xanh, chanh, quất, cam, quýt, cà chua sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
4. Thịt nạc
Bổ sung đạm là điều cần thiết cho cơ thể, do đó bạn nên tăng cường sử dụng thịt nạc. Khi chọn thịt, cần ưu tiên các loại ít béo, thịt nạc màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt. Không nên dùng phần mỡ và da để tránh gây áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa.
5. Các loại đậu đỗ
Đậu đỗ chứa nhiều amino acid và chất xơ, có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Do đó, các loại đậu đỗ cũng là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người đang gặp phải tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Các loại đậu mà bạn có thể sử dụng là đậu xanh, đậu tương, đậu đen… Tuy nhiên, cần ngâm đậu qua đêm trước khi chế biến để nguyên liệu mềm hơn.
Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày
Không chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cũng có thể làm giảm axit dạ dày với các thực phẩm sau đây:
1. Gừng và nghệ
Gừng và nghệ đều có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi. Trong khi gừng có thể hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm áp lực cho dạ dày thì nghệ có tác dụng giảm viêm, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày do dư thừa axit gây ra.
Bạn có thể dùng gừng để giảm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn bằng cách thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc lấy 1 – 2 lát gừng mỏng hãm với nước ấm để uống. Với nghệ vàng, bạn có thể dùng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong, uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.
2. Cam thảo
Cam thảo là một thảo dược quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau dạ dày. Đây là cách giảm axit dạ dày được nhiều người áp dụng. Do rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, giảm axit dạ dày. Bạn có thể dùng 250 – 500 mg cam thảo để trị trào ngược dạ dày bằng cách nhai rễ sau khi ăn 1 – 2 tiếng. Ngoài ra, có thể dùng 1 – 5g rễ cam thảo khô hãm với 240ml nước uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng cho người huyết áp cao, tiểu đường, mặc bệnh gan thận, người rối loạn chức năng cương dương, người bị suy tim, đau tim, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
3. Nam việt quất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nam việt quất có khả năng ức chế vi khuẩn H.pylori trong dạ dày. Ngoài ra, nam việt quất cũng giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và chất xơ có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giảm rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể ăn 45g nam việt quất tươi mỗi ngày hoặc uống 90ml nước ép nam việt quất nguyên chất.
Lưu ý: Nếu có nguy cơ bị sỏi thận, bạn không nên sử dụng nam việt quất vì loại quả này có hàm lượng oxalate cao nên dễ gây sỏi thận.
4. Trà hoa cúc
Trà cúc La Mã cũng là một trong những thực phẩm tốt cho dạ dày, là cách giảm axit dạ dày hay do có khả năng kháng viêm, làm dịu dạ dày. Khi kết hợp hoa Iberis với bạc hà và hoa cúc La Mã sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, khó tiêu.
Bạn có thể dùng 2 – 4g hoa cúc khô hãm với nước nóng để uống. Không nên hãm trà quá 5 phút, đồng thời tránh dùng trà hoa cúc với liều lượng cao để không bị buồn nôn hoặc nôn.
5. Trà cây du trơn
Vỏ cây du trơn có chứa chất nhầy, khi pha với nước sẽ biến thành gel trơn có tác dụng tạo lớp màng bao phủ bảo vệ thực quản, dạ dày, thành ruột. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm axit dạ dày, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
Bạn có thể dùng 1 – 2g bột vỏ cây du trơn hãm với nước sôi trong 3 – 5 phút, sử dụng 3 lần/ngày. Ngoài ra, vỏ loại cây này cũng thường được điều chế sẵn dưới dạng viên nang, viên ngậm, được bán nhiều ở các hiệu thuốc. Khi sử dụng dưới dạng viên nang, chỉ nên dùng từ 400 – 500 mg, ít nhất 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý: Nên dùng trước hoặc sau khi dùng thảo dược hoặc các loại thuốc khác 2 tiếng. Tuyệt đối không cho trẻ em sử dụng.
6. Sử dụng probiotic
Probiotic hay men vi sinh là vi khuẩn có trong dạ dày và đường ruột có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng probiotic còn giúp trung hòa axit trong dạ dày. Các thực phẩm giàu probiotic có thể kể đến như sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, một số loại sữa và thức uống khác… Mỗi ngày bạn nên bổ sung 120 – 180ml sữa chua hoặc các thực phẩm chức năng chứa probiotic.
Các thực phẩm cần tránh để giảm axit dạ dày
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ ăn phù hợp, cần kiêng các thực phẩm sau đây để giảm axit dạ dày. Cụ thể:
1. Thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Không chỉ vậy, nó còn tạo áp lực cho dạ dày, làm tăng thời gian tiêu hóa vào ruột non, khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Tốt nhất nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, thực phẩm ít béo.
2. Thức ăn cay nóng
Các thực phẩm cay nóng như ớt, hành tây, tỏi có thể gây giãn cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Hơn nữa, chúng còn làm tăng nồng độ axit trong các món ăn, làm các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị ngày một nghiêm trọng hơn.
3. Đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa phải có thể cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên nó có thể gây viêm, tổn thương thực quản, gia tăng lượng axit trong dạ dày khiến triệu chứng ợ nóng, viêm thực quản xuất hiện thường xuyên. Dùng các loại đồ uống có cồn như rượu mạnh, bia, rượu vang có thể gây tăng axit dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày.
4. Đồ uống có cafein
Cafein là loại thực phẩm gây kích thích tiết axit dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng cà phê. Tuy nhiên nếu không thể thiếu cà phê, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng cà phê rang hoặc espresso. Hai loại này ít cafein và chứa một ít N-methylpryridine có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiết axit dạ dày. Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng trà và các loại thảo dược bạc hà như bạc hà lục, bạc hà cay.
5. Muối và đường
Khi nấu ăn, bạn nên hạn chế sử dụng muối và đường để nêm nếm. Do 2 loại gia vị này kích thích gia tăng sản xuất dịch dạ dày, khiến axit dạ dày thêm nhiều hơn và dễ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, cũng cần tránh dùng các thực phẩm ngọt như trà sữa, bánh kẹo, socola… Đặc biệt, không dùng các loại đồ uống có gas vì chúng làm tăng tiết acid HCL, pepsin khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
Cách làm giảm axit dạ dày qua lối sống
Bên cạnh các thực phẩm sử dụng hàng ngày, để làm giảm axit dạ dày, bạn cũng cần kết hợp với việc thay đổi lối sống. Cụ thể:
1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước là một trong những cách giảm axit dạ dày. Tốt nhất bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước tùy vào thể trạng của cơ thể. Ngoài ra, có thể thử “nước kiềm” để làm giảm lượng axit có trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Ngủ đủ giấc
Ngủ quá muộn, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân kích thích tăng tiết axit trong dạ dày. Do việc thiếu ngủ có thể làm tăng sản sinh hormone căng thẳng, đây là loại hormone khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
Để dễ ngủ, bạn nên dùng rượu, caffein và thức ăn có đường trước khi ngủ trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Không chỉ vậy, tránh làm việc, tập thể dục hoặc ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng, nơi ngủ cần yên tĩnh, mát mẻ, tối để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Nằm nghiêng một bên
Tư thế nằm phù hợp cho người tăng tiết dạ dày là nằm nghiêng bên trái, giữa hai chân nên kẹp một chiếc gối nhỏ để hạn chế căng cột sống và cơ lưng dưới. Việc nằm nghiêng bên trái không chỉ giúp hạn chế trào ngược axit dạ dày mà còn giúp hệ tiêu hóa được cải thiện. Không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp đè lên dạ dày sau khi ăn vì dễ gây tăng axit dạ dày, ợ nóng, khó tiêu.
4. Giảm căng thẳng
Như đã đề cập, khi căng thẳng cơ thể sẽ sinh ra một loại hormone kích thích tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, nó còn khiến tình trạng viêm loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần điều chỉnh lối sống, giảm căng thẳng mệt mỏi để giảm axit dạ dày. Có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Tham gia hoạt động giải trí, dành thời để nghỉ ngơi thư giãn với các hoạt động như đi mua sắm, phát triển sở thích, ngâm mình trong bồn tắm.
- Tập thể dục, thái cực quyền hoặc thử tập yoga hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội khi phải đối mặt với nhiều áp lực…
5. Mặc quần áo rộng
Việc mặc quần áo quá chật nhất là khi bạn bị thừa cân sẽ ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược axit dạ dày. Nguyên nhân là do lúc này vùng bụng chịu nhiều áp lực khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Chính vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng dư thừa axit dạ dày, tốt nhất bạn cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.
6. Ăn chậm nhai kỹ
Nhiều người có thói quen ăn rất nhanh, vừa ăn vừa xem phim, nghịch điện thoại hoặc làm việc… Tuy nhiên, đây đều là những thói quen xấu tác động lớn đến dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa và cũng là một trong những lý do chính gây tăng tiết axit dạ dày. Do đó, người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa làm việc khác.
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn dễ dàng nuốt và tiêu hóa thức ăn hơn, đồng thời nó còn giúp làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tốt các triệu chứng ợ nóng. Nếu việc nhai thức ăn của bạn gặp vấn đề do sức khỏe răng miệng không tốt nên sớm thăm khám nha sĩ để được điều trị.
7. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Với người có nguy cơ hoặc đang mắc trào ngược dạ dày, cần chia bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để cung cấp năng lượng, giảm áp lực cho dạ dày. Bạn có thể kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách chỉ cho một lượng thức ăn vừa đủ vào bát, cất đĩa nhỏ dành cho món ăn phụ, đặt các thực phẩm lành mạnh lên trước tủ lạnh và cất các thực phẩm không tốt cho dạ dày ở góc khuất…
8. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, có thể gây cảm giác khó chịu và làm tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày do tác động lên cơ vòng thực quản khiến axit không được giữ ở dạ dày mà trào lên thực quản. Hút thuốc lá cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến các vết loát khó phục hồi, làm tăng pepsin và gây tổn niêm mạc dạ dày.
Tăng tiết axit dạ dày thường gây ra các triệu chứng hết sức khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn thậm chí là nôn… Do đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thai em được 28w rồi cũng 2 tháng nữa là nằm ổ thôi giờ thai to đi lại khó khăn quá, chẳng biết thai đạp hay thế nào mà mỗi lần đạp mạnh là thúc phần trên rốn đau lắm rồi có hiện tượng nóng rát cổ họng.Ăn uống thì ăn tí cũng ợ đói cũng ợ.Có ai bị giống em không dạ dày cỉa em có vấn đề hay do thai ạ.
Em có hay ăn đồ khó tiêu không, đồ chiên gián hay thứuc ăn nhanh không.Một số chống chỉ định với bà bầu không nên ăn mấy thức ăn đó em à vì đó cũng có thể là nguyên nhân khiến em ăn uống khó chịu như thế.Đang bầu thì cũng không soi dạ dày được nên em chờ sau sinh nhé, giờ em ăn những món dễ tiêu, ăn đồ để nguội chứ ăn đồ nóng là dễ bị nôn, chia bớt khẩu phần ăn ra đừng ăn no quá cũng đừng để đói quá.Trước c cũng như em suốt tới tận tháng đẻ vẫn bị nhưng c làm như vậy cũng đỡ rất nhiều.
Tôi bị đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ, kèm theo cả ợ chua nữa, khó chịu lắm. Đi kiểm tra ở bệnh viên 198 thì bác sĩ kết luận là bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có hp nữa và cũng đang điều trị bằng thuốc bênh viện được đến gần tháng nay mà vẫn chưa thấy cải thiện mấy, bụng vẫn đau âm ỉ, thỉnh thoảng vẫn ợ chua lên tận họng .Từ ngày uống kháng sinh tôi cứ thấy người mệt hơn , ăn uống kém , giảm mất gần 2kg luôn ấy. Không biết là làm như thế nào đây.
Sợ nhất trào ngược dạ dày, em cứ phải ăn bánh mỳ để hút dịch axit không ợ lên tận cổ ghê lắm, cả Hp nữa không biết có thuốc gì điều trị hiệu quả không nhỉ? Nhà em cũng đang bị viêm dạ dày trào ngược và có vi khuẩn hp, điều trị kháng sinh đến cả gần 2 tuần nay, em mua cả nghệ và mật ong dùng kết hợp thêm mà sao chả đỡ gì hết ấy , vẫn thấy nhà em kêu đau bụng ,đắng miệng ,buồn nôn ,người mệt mỏi , chẳng muốn ăn uống gì
Nghệ mật ong chỉ hỗ trợ thôi chứ không lành được viêm loét đâu ạ, không phải là không tốt mà là điều trị không đúng để lâu loét lâu còn ung thư ý.
Lại nói đến trào ngược dạ dày mà lại có cả hp thì lại thấy buồn, chẳng là tôi bị đau bao tử 5 năm nay rồi mà có cả vi khuẩn hp nữa, chả hiểu họ chữa bệnh kiểu gì mà họ kêu điều trị hết đợt này đến đợt khác và theo phác đồ gì mà cũng chả khỏi được cái bao tử của tôi, ăn nhiều ăn ít nó cứ rực lên tận cổ.Mất bao nhiêu tiền mà bệnh mãi chả khỏi gì, tôi cũng thất vọng lắm. Nhưng từ khi tôi được cái thằng bạn nó giới thiệu cái thuốc đông y sơ can bình vị tán của thuốc dân tộc mà lại bệnh nó đỡ đáng kể, tôi đang dùng đến tháng thứ 2 mà hết đau bụng và chướng bụng rồi đó, ợ hơi thì vẫn còn nhưng ít hơn, Nghe có vẻ lại hợp thuốc này hay sao ý mà thấy mừng ghê cơ, giờ tôi vẫn đang dùng cho đủ lộ trình bác sĩ cho mong là lần này nó sẽ khỏi hẳn được
Dùng tốt mà em. Trước chị còn nặng hơn em, chị vừa bị trào ngược, viêm loét do HP nữa , thế mà dùng có mỗi 1 liệu trình thuốc sơ can bình vị thôi mà hết được ấy .chẳng còn đau rát ,đầy bụng , ợ chua hay buồn nôn gì đâu .Chị bị nặng thế mà điều trị có mỗi 1 đợt thuốc là oke thì em điều trị chắc sẽ mau khỏi hơn đấy. Trước chị bị cả trào ngược cả viêm loét nên được kê cho cả 3 loại viêm loét dạ dày trào ngược , viêm loét dạ dày do Hp , cao bình vị nữa . Em bị nhẹ chắc dùng hết tháng thứ 3 là ổn thôi. Cứ tiếp tục mà dùng tiếp liệu trình cho hết đi nhé.
Sao phải uống nhiều thế nhỉ, có loại nào tổng hợp luôn không chị cho dễ uống, em uống thuốc đã khó rồi giờ uống nhiều loại sợ không uống được mất.
Em ơi bệnh dạ dày này tuy dễ mà khó chữa lắm em à, nhiều thể khác nhau mỗi người một tình trạng bệnh nên trung tâm nghiên cứu kĩ hết rồi chứ ai chẳng muốn gộp 1 lần cho xong đỡ tốn vật tư nhiều chứ.Dựa trên chẩn đoán lâm sáng cà cận lâm sàng nếu người bệnh mang đến thì các bác sĩ sẽ dựa theo đó để kê đơn thuốc sao cho phù hợp nhất em à chứ không kê theo form ai giống ai đâu yên tâm nhé.Trường hợp dùng nhiều thì cũng do tình trạng bệnh của mình thôi.
Bệnh dạ dày này chữa nan giản lắm, ăn uống sinh hoạt cũng phải kiêng khem cẩn thận không là dễ bị lại ngay.Thuốc đông y sơ van bình vị này lành tính không gây tác dụng phụ nên cũng yên tâm phần nào dùng thuốc.bệnh này nên điều trị sớm chứ không để lâu khó điều trị lại lây truyền mệt lắm.
Bị đau dạ dày có ăn được chuối tiêu không mọi người.Mình thì rất thích ăn chuối tiêu vì thơm dễ tiêu hoá nhưng lại bị đau dạ dày, mẹ mình bảo nếu đau dạ dày không ăn được mình sợ không biết nên cũng không dám ăn, nhưng nhìn thèm lắm.
Chuối tiêu chỉ ăn lúc no thôi nhưng như mình thì ăn lúc no cũng vẫn đau, chuối tiêu đu đủ này chỉ cần cắn 1 miếng cũng xác định luôn.Tuỳ từng người nếu bạn thèm vẫn ăn được cứ ăn cơm no là được ăn ít không sao đâu bạn thử xem đau hay không biết ngay.hi.Không thì có thể ăn theo dạng sinh tố hoặc kem vẫn có vị chuối mà.
Bé nhà mình dạo gần đây con hay bị đau bụng bất thường, chán ăn, ăn tí là no hơi thở lại thấy mùi hơi hôi khác lạ.Cho con đi khám bác sĩ nghi trào ngược dạ dày cho con thuốc về uống mà uống kháng sinh con nhà mình nó nôn ra hết, có cách nào khác chữa khỏi không ạ.
Bé nhà mình bao nhiêu tuổi rồi chị, nếu trên 1 tuổi rồi chị cho con uống nghệ pha với mật ong ý dễ uống lắm chị à, trẻ con bao tử của nó còn nhỏ nên mới chớm mình chữa luôn không để đau khổ thân con.
Ui dùng nghệ cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người chứ đâu phải ai uống cũng khỏi đâu. Mà lại còn là trẻ con thì cũng phải hỏi bác sĩ và tìm hiểu kĩ chứ không giống người lớn được. Nhiều người cứ nghe mách rồi tự ý cho con dùng nghệ mật ong dẫn đến bị nóng trong và bị táo bón ý. Mà cơ địa của trẻ con đã nóng sẵn rồi, có khi táo bón mấy hôm mới đi được. Con mình bị rồi nên mình mới biết nên các mẹ phải tham khảo kĩ vào nhé.
Cho con dùng sang đông y mà xem, không có tác dụng phụ con uống sẽ không bị mệt và sợ thuốc như kháng sinh, con tôi đang dùng sơ can bình vị tán bên trung tâm thuốc dân tộc, thấy hiệu quả khá ok, nhưng con tôi đã được 14 tuổi rồi. Bạn nên cho con đi khám để bác sĩ tư vấn dùng thuốc, đừng có chủ quan, mình cố gắng điều trị sớm cho khỏi dứt điểm, để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe của con đấy. Mà đây là thuốc đông y lành tính, làm từ dược liệu đảm bảo nên rất tốt nhé, tôi tìm hiểu kĩ lắm mới dám cho con dùng đấy.
Oh ăn gừng làm giảm axit dạ dày à, mình tưởng gừng nóng ăn vào sẽ bị nóng bụng nóng trong sẽ không tốt chứ
Cái này là thêm gừng hoặc ăn các món có gừng, chứ không phải chỉ ăn mỗi gừng nên lượng mình ăn ít lắm, không đáng bao nhiêu cả, với lại mình không phải ăn lúc đói mà toàn ăn với cơm thôi nên không sao đâu
không ăn thì uống trà gừng cũng ok lắm, trà gừng thì chỉ có làm ấm được người với ấm bụng thôi chứ không đến nỗi nóng trong đâu
Bệnh dạ dày này có lây di truyền không nhỉ, em bị trào ngược dạ dày mà đột này thấy bé nhà em ăn gì cũng nôn trớ sợ bị lây thì khổ.
Tớ bị trào ngược dạ dày 3 năm nay rồi uống thuốc các viện chuyên khoa tiêu hoá không ăn thua, uống nhiều người tớ mệt mỏi lắm nên còn ít thuốc cuối tớ bỏ không uống nữa. Bụng âm ỉ chướng bụng suốt, cổ họng thì cứ nóng rát ợ hơi ợ chua nhiều. Ăn đồ ăn nóng là buồn nôn, miệng thì tiết ra nhiều nước bọt có mùi hôi khó chịu lắm.Tớ muốn dùng thuốc đông y có ai tư vấn cho tôi với.
Em cũng bị như vậy đấy bị trào ngược thì ăn uống khổ sơ lắm như kiểu nghén thay vợ ý, ăn uống tí là ợ lên tận cổ, ăn mà không đi lại 1 lúc mà nằm luôn có mà rực lên khó chịu lắm ngủ không yên.Dùng mấy mẹo dân gian uống nghệ đen nghệ đỏ mật ong rồi không ăn thua. Sau em được bạn giới thiệu sang bên trung tâm thuốc dân tộc gặp bác sĩ Lan kê thuốc cho uống sau 2 tháng hết các triệu chứng ngay ăn ngon ngủ ngon, bụng dạ dễ chịu không chướng nữa, hết ợ hơi nóng cổ.Tập vận động nữa người khoẻ re.
Mình thấy nhiều người cũng mới bị mà áp dụng chưa phương pháp tại nhà cũng đỡ nhiều mà kiên trì chút và sinh hoạt kiêng khem là ổn mà.Thấy bài này nhiều người áp dụng tốt nên chia sẻ lại bạn xem sao nhé https://www.benhduongtieuhoa.com/trao-nguoc-da-day.html
Thuốc bên thuốc dân tộc dùng ok đấy anh. Anh gọi điện vào số điện thoại của họ để được tư vấn ấy, chứ ở đây là trang báo, bên trung tâm kia họ không nhìn thấy đâu anh. Trước em cũng comment ở 1 bài viết đợi mãi không thấy bác sĩ vào trả lời mới biết đấy không phải trang giải đáp của bên họ nên vậy.
Ừ cảm ơn em, vậy để sáng mai anh gọi, bây giờ tối rồi, chắc họ không làm việc nữa
0962 448 569 bạn gọi số này đi, buổi tối bác sĩ vẫn nghe máy, tư vấn đó, hôm qua mình cũng vừa gọi hỏi xong. Bác sĩ Nhung nhé bạn hoặc là kết nối zalo nhắn tin cũng được.
Tôi dùng thuốc tây y bị mệt mỏi, buồn nôn giờ muốn chuyển sang đông y có được không vậy, sợ vừa uống tây y xong chuyển sang đông y lại bị kỵ thuốc..
Chuyển được bạn ơi không hề ảnh hưởng gì đâu nhé, đông y lành tính không kỵ với thuốc nào hết nếu kết hợp với các thuốc khác thì chênh giờ uống thôi còn đâu uống thoải mái
Bệnh này chữa có khỏi dứt điểm được không, ai điều trị khỏi rồi và bằng cách nào mách em với.Em bị đau mấy năm nay rồi trước làm việc bên nước ngoài suốt không sao , mấy năm nay về việt nam không biét có phải do thói quen sinh hoạt thay đổi không mà cổ hay bị nóng, ợ chua liên tục uống nhiều loại rồi không ăn thua, em uống nghệ mật ong chỉ đỡ thôi.