Cách làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai mẹ bầu nên biết
Nội Dung Bài Viết
Cơn gò tử cung khi mang thai là hiện tượng thường gặp, nhất là những tháng cuối thai kỳ với cường độ và tần suất khác nhau. Khi cơn gò tử cung xuất hiện, mẹ sẽ có cảm giác đau âm ỉ khó chịu, càng về cuối thai kỳ, cơn đau càng rõ rệt, mạnh mẽ, khiến bụng mẹ cứng hơn. Để cải thiện tình trạng này, dưới đây là một số cách làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai mẹ có thể tham khảo.
Phân biệt các cơn gò tử cung
Các cơn gò tử cung thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ, lúc này, chị em sẽ có cảm giác co cứng, đau thắt vùng tử cung giống như khi có kinh nguyệt. Tình trạng này khiến nhiều chị em mang thai lần đầu cảm thấy bồn chồn lo lắng không biết thai nhi có gặp vấn đề gì không. Để tránh hoang mang lo lắng, mẹ cần phân biệt được các cơn gò để có biện pháp xử lý phù hợp. Các cơn gò tử cung thường gặp trong giai đoạn mang thai là:
1. Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)
Cơn gò sinh lý hay Braxton – Hicks được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, là cách tử cung của mẹ luyện tập cho ngày lâm bồn. Có thể xuất hiện sớm ở tuần 20 của thai kỳ, tuy nhiên, đa số các cơn gò thường chỉ xuất hiện không đều và không thường xuyên ở tuần thứ 28 – 29 của thai kỳ. Cơn gò sinh lý không làm thay đổi cổ tử cung mà chỉ gây căng bụng, không gây đau nhiều, không tăng dần theo thời gian. Có thể xuất hiện khi bạn bị mất nước, mệt mỏi, đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn.
Đặc điểm nhận biết:
- Không gây đau mà chỉ mang đến cảm giác căng chặt bụng dưới
- Có thể khiến mẹ cảm giác hơi khó chịu, nhất là các mẹ mang thai lần đầu
- Thường tập trung tại vùng bụng, ít xuất hiện tại vùng xung quanh bụng
- Xuất hiện khi thai nhi chuyển động, mẹ chạm tay vào bụng, khi bàng quang căng đầy nước hoặc sau khi quan hệ.
2. Cơn gò tử cung sinh non
Các cơn gò tử cung sinh non rất đáng lưu ý, mẹ cần nắm được đặc điểm của cơn gò này để kịp thời thăm khám bác sĩ. Thường xảy ra trước 27 tuần, xuất hiện đều đặn có chu kỳ thời gian, khoảng cách giữa các cơn gò sẽ càng ngày càng ngắn hơn. Thông thường, nếu cơn gò xuất hiện, đau âm ỉ mỗi lần cách nhau 10 – 15 phút, liên tục trong hơn 1 giờ mà không thấy giảm thì rất có thể bạn sắp sinh non.
Đặc điểm nhận biết:
- Cả bụng cứng hơn khi sờ vào khi cơn gò xuất hiện
- Có cảm giác căng chặt ở tử cung
- Thường kèm theo cảm giác đau âm ỉ, áp lực ở vùng bụng
- Nếu kéo dài sẽ gây áp lực ở khung chậu, co thắt hoặc chuột rút.
Các trường hợp có nguy cơ sinh non gồm:
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba)
- Có bất thường về nhau thai, tử cung hoặc cổ tử cung
- Căng thẳng, mệt mỏi nhiều
- Trước đây từng sinh non
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên ngửi khói thuốc
- Dùng thuốc điều trị
- Nhiễm trùng
- Thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai
- Không chăm sóc thai đúng cách.
Khi gặp phải cơn gò tử cung khi sinh non, bạn nên đến bác sĩ hoặc bệnh viện để thăm khám, đặc biệt nếu có kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo, có nước chảy ra từ âm đạo. Cần lưu ý khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và tần số gò cùng các triệu chứng kèm theo để trao đổi với bác sĩ và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Cơn gò tử cung chuyển dạ
Cơn gò chuyển dạ sẽ diễn ra liên tục, chồng lên nhau, chỉ kéo dài 30 giây nhưng sẽ khiến mẹ vô cùng đau nhức khó chịu. Cơn gò tử cung là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ, chứng tỏ bé yêu đã sẵn sàng để chào đời. Do đó, khi xuất hiệu mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để chuẩn bị sinh. Ccs cơn gò chuyển dạ sẽ đau nhiều và thường xuyên hơn.
Đặc điểm nhận biết:
- Khoảng cách giữa các cơn gò là 10 – 15 phút, sau là 5 – 6 phút, mỗi lần kéo dài 30 giây
- Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, thời gian giữa các cơn gò ngắn dần
- Cường độ đau đớn, khó chịu càng ngày càng tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Khi cổ tử cung mở rộng từ 4 – 5 cm, các cơn gò có thể kéo dài 30 – 40 giây, khoảng 2 – 3 phút xuất hiện 1 lần.
- Khi chuyển dạ, ban đầu sẽ có cảm sau như đau bụng kinh, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng sau đó là cảm giác đau quặn ruột, càng về sau cơn đau càng dồn dập với cường độ tăng dần.
- Có thể kèm theo dịch nhầy hồng âm đạo, chảy nước ối và cảm giác cơ vùng xương chậu căng, bị chèn ép mạnh.
Nếu có các dấu hiệu này, mẹ bầu cần gấp rút nhập viện vì lúc này em bé đã sẵn sàng để được ra ngoài. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ có một số cảm giác như mắc đi tiêu, nôn ói, ớn lạnh, nóng ran, ợ hơi, đầy bụng, xì hơi…
Phân biệt cơn gò tử cung khi mang thai với thai máy
Những chị em mang thai lần đầu thường dễ bị nhầm lẫn giữa cơn gò tử cung khi mang thai và thai máy. Trong khi cơn gò mang thai xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ, là sự luyện tập của tử cung để rèn luyện khả năng chịu đựng của mẹ thì thai máy là hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ. Thường xuất hiện khi bé có những cử động tay, chân hoặc toàn thân hay xoay trở mình. Bắt đầu từ tuần thứ 18 – 20 trở đi, mẹ sẽ cảm nhận được cử động của bé yêu trong bụng.
Khác với cơn gò tử cung khi mang thai, thai máy có những đặc điểm sau:
- Thai máy thường xuất hiện ở tuần thứ 8 của thai kỳ, lúc này thai còn bé nên thai máy chỉ xuất hiện rải rác, giống như sủi nước, không tạo ra âm thanh hay cảm giác cho mẹ.
- Khi thai được 20 tuần tuổi, bé sẽ có những cử động mạnh mẽ nên số lần thai máy cũng nhiều hơn.
- Đặc biệt ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ có thẻ nhìn thấy các chuyển động của bé trên da, có thể sờ vào bàn chân, khuỷu tay bé xíu của con và cảm nhận được các cú xoay người, nhào lộn, thúc cùi chỏ của bé vào thành bụng.
- Thai máy sẽ xuất hiện rõ rệt sau bữa ăn của mẹ hay khi mẹ nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, cứ 3 – 4 giờ sẽ xuất hiện một lần thai máy. Tùy vào đồng hồ sinh học mà thai nhi sẽ có những giờ thức khác nhau.
Ngoài ra, mẹ cần tránh nhầm lẫn cơn gò tử cung, thai máy với hoạt động của dạ dày. Nếu sau 5 tháng mà mẹ không thay thai máy hoặc thai máy yếu, không đến 4 lần/ngày thì nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để kịp thời kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
Cách làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai
Cơn gò tử cung khi mang thai đôi khi sẽ khiến mẹ khó ngủ, thậm chí mất ngủ vì khó chịu. Một số cách làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai mà mẹ có thể áp dụng có thể kể đến như:
1. Uống nước ấm hoặc tắm nước ấm
Uống nước ấm không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động tốt hơn mà còn cải thiện đáng kể tỷ lệ trao đổi chất, cải thiện giấc ngủ, giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, nước ấm còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn của cơ thể hiệu quả, từ đó cải thiện nhu động ruột, giảm thiểu táo bón.
Bên cạnh việc uống nước ấm để giảm đau, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tắm nước ấm. Tắm nước ấm được cho là các tuyệt vời để giúp cơ thể thư giãn và làm dịu các cơ bị đau khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên tránh sử dụng phòng tắm hơi,các spa hay tắm nước nóng. Nguyên nhân là nếu tắm ở nhiệt độ quá nóng sẽ gây một số dị tật bẩm sinh nhất là về ống thần kinh cho bé. Ngoài ra nước nóng sẽ gây giảm huyết áp làm ảnh hưởng đến lượng máu từ mẹ đến bào thai.
Thực tế là mẹ bầu có thể tắm nước ấm, nhưng tránh dùng phòng xông hơi vì nhiệt độ của spa hoặc phòng xông hơi khô luôn được duy trì ở mức cao. Mẹ nên tắm nước ấm không quá 39 độ C (102,2 độ F) và tuyệt đối không ngâm mình hoặc tắm quá 10 phút. Nên sử dụng nhiệt kế hoặc kiểm tra nước bằng khuỷu tay hoặc cẳng tay trước khi sử dụng.
2. Đi bộ hoặc thay đổi vị trí
Một giải pháp hữu ích để giảm đau khi xuất hiện cơn gò tử cung khi mang thai là đi bộ hoặc thay đổi vị trí. Có thể áp dụng với cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ ở giai đoạn đầu. Đi bộ không chỉ giúp mẹ quên đi cơn đau mà còn tốt cho tim mạch, mang lại sự dẻo dai cho mắt cá chân, đau gối. Việc đi bộ vừa sức, tốt nhất là khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh, gặp ít rủi ro trong quá trình sinh nở hơn.
Ngoài ra, việc đi bộ còn giúp giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể ra ngoài, cải thiện giấc ngủ, giảm triệu chứng táo bón, giảm stress, chống mệt mỏi. Đi bộ khi mang thai sẽ giúp xương chậu và cơ hông thêm dẻo dai linh hoạt, giúp bạn có một giấc ngủ tốt và ngon hơn trong thai kỳ.
Đối với các cơn gò mang thai ở giai đoạn chuyển dạ, cảm giác đau đớn khó chịu sẽ liên tục xuất hiện. Lúc này, nếu mẹ đã đi bộ nhiều, có thể áp dụng, thay đổi một số tư thế dưới đây để giảm cảm giác khó chịu:
- Tựa vào chồng hoặc người thân: Mẹ có thể đứng thẳng, tay vòng qua cổ người thân và đu đưa người đồng thời nhờ chồng hoặc người thân massage lưng để giảm đau nhức.
- Cúi đầu vào thành ghế: Các cơn gò chuyển dạ đặc biệt khó chịu khiến mẹ đứng không được, ngồi cũng không xong, mẹ có thể ngồi ghế theo chiều ngược với bình thường, tay ôm hoặc đặt lên thành ghế và nhờ người thân massage lưng.
- Ngồi kê một chân: Có thể dùng một cái bục kê chân có độ cao vừa phải rồi ngồi và kê một chân trên đó, thường xuyên đổi chân sẽ giúp mẹ giảm đau đớn và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Qùy gối: Là tư thế được đánh giá là phù hợp với sản phụ sắp sinh, để giảm đau, mẹ nên quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho sản phụ.
3. Thiền
Thiền cũng là một trong những biện pháp giúp làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai mà mẹ không nên bỏ qua. Khi thai lớn, thiền sẽ giúp mẹ cảm nhận được các cơn gò từ đó hiểu hơn các cơn co thắt. Điều này sẽ giúp mẹ vận dụng liệu pháp thở phù hợp, đúng cách để giảm cảm giác khó chịu. Thiền còn giúp tác động lên nhau thai, tăng cường các chất dinh dưỡng và chuyển tải oxy đến thai nhi.
Ngoài ra, thiền còn là một hình thức thai giáo, giúp tăng cường mối quan hệ liên kết giữa mẹ và bé. Đồng thời, thiền giúp tăng cường miễn dịch, tăng các hormone hữu ích, giảm stress, giảm đau, giảm triệu chứng ốm nghén, hỗ trợ cải thiện mất ngủ, giảm táo bón, giải tỏa các cơn mất ngủ.
4. Massage – cách làm giảm cơn gò tử cung hiệu quả
Khi các cơn gò tử cung gây đau đớn khó chịu nhất là ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là khi chuyển dạ, chồng hoặc người thân nên massage để giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Việc massage giúp cơ thể giải phóng endorphins, chất giảm đau tự nhiên, giúp mẹ thư thái tinh thần, thả lỏng cơ thể và thư giãn. Nên kết hợp hít thở nhịp nhàng để tăng cường lượng oxy tối đa cho bạn và thai nhi.
Ngoài ra, massage sẽ mang lại sự gần gũi cho bạn với người thân hoặc chồng. Điều này sẽ giúp giảm mệt mỏi, lo âu, giảm đau trong giai đoạn đầu chuyển dạ, từ đó giúp làm giảm căng thẳng, dễ kiểm soát khi đối mặt với các cơn gò tử cung. Phương pháp massage mẹ có thể tham khảo như sau:
- Massage lưng: Người thân/chồng nên dùng lòng bàn tay xoa bóp lên cột sống từ vai xuống dưới mông, massage nhẹ nhàng và nên đổi tay để duy trì sự xoa bóp trên lưng. Hãy cố gắng massage, dùng toàn bộ bàn tay để xoa bóp, làm dịu những điểm đau trên cơ thể. Khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ, có thể dùng mu bàn tay ấn lên toàn bộ cột sống,hoặc dùng ngón tay cái theo hình tròn trên mông.
- Massage chân: Có thể massage chân nhẹ nhàng, xoa bóp từ mắt cá chân tới các ngón chân, sau khi massage sẽ giúp bàn chân ấm lên.
- Massage tay: Có thể dùng lòng bàn tay xoa bóp từ cổ tay đến đầu ngón tay, xoa lần lượt từng tay rồi sang lưng. Nên xoa vòng tròn nhỏ trên lòng bàn tay, kéo nhẹ nhàng từng ngón tay để giúp giảm đau.
5. Tập yoga giảm gò tử cung
Tập yoga là biện pháp giúp kiểm soát, một trong những cách làm giảm cơn gò tử cung, giảm bớt đau đớn khi sinh nở bằng việc học cách lấy hơi, giữ hơi, hít thở đúng cách. Các bài tập yoga ở giai đoạn này thường là các động tác đơn giản như vươn tay chân, uốn người và luyện tập cột sống, xương chậu để chúng được nhẹ nhàng, mềm dẻo hơn. Không chỉ giúp giảm đau mà luyện tập yoga suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ có tinh thần tốt và giảm căng thẳng, mệt mỏi rất tốt.
Yoga là bộ môn giúp tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn. Bên cạnh các động tác, mẹ sẽ được học cách thở, vận động nhịp nhàng giúp bé sinh ra hoạt bát, thông minh, khỏe mạnh. Một số bài tập yoga tốt cho bà bầu có thể kể đến như:
Bài tập 1:
- Đứng thẳng lưng, chân rộng bằng hông
- 2 tay bám vào ghế hoặc tường nhằm giữ thăng bằng
- Hạ người xuống từ từ, trọng lượng dồn về gót chân, vai thả lỏng, giữ tư thế như đang ngồi trên ghế trong 1 nhịp thờ
- Dùng lực chân nâng người đứng dậy.
Bài tập 2:
- Ngồi thẳng lưng, hai lòng bàn chân chạm vào nhau
- Tay đặt lên đầu gối, ép gối xuống sàn
- Giữ động tác này trong vài nhịp thở, lặp lại khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập 3:
- Ngồi xếp bằng, lưng thẳng, 2 tay đặt lên đầu gối
- Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, liên tục hít vào thở ra.
6. Biện pháp khác
Một số biện pháp giảm đau khi cơn gò tử cung xuất hiện có thể kể đến như:
- Chơi game, xem phim giúp tạm thời quên đi cơn đau
- Nghe nhạc giúp mẹ thư giãn, giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu
- Gây tê giảm đau (chỉ áp dụng khi chuyển dạ thực sự), giúp bạn không cảm thấy đau đớn nữa, tuy nhiên sẽ làm giảm cảm giác về sự co thắt lẫn cảm giác rặn.
Một số lưu ý khi xuất hiện cơn co tử cung
Khi cơn co tử cung xuất hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần phân biệt cơn gò tử cung với sự di chuyển của thai. Ở tuần 28 trở đi, nếu bạn thấy bụng có phần gồ lên cứng, làm căng cả bụng và tất cả các vị trí tử cung đều cứng thì đây là cơn gò tử cung. Tuy nhiên, nếu chỗ cứng chỗ mềm thì đây không phải là cơn co tử cung là là phần thai ưỡn lên.
- Với những chị em mang thai lần đầu, bạn sẽ rất bối rối không biết đâu mới là dấu hiệu thực sự mà bạn phải nhập viện. Do đó, nên tìm hiểu các biểu hiện chuyển dạ và có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu lo lắng về tình trạng của mình.
- Nếu cơn gò có đặc điểm như xảy ra thường xuyên, không giảm mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, khoảng cách giữa các cơn gò là 5 phút, tăng dần về cường độ, thời gian, khoảng cách, kèm theo nhiều đau đớn… Đặc biệt nếu có chảy máu, rỉ ối, vỡ ối thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Với các mẹ mang thai lần đầu, rất khó để xác định đâu là cơn gò chuyển dạ thật sự. Do đó, bạn nên lưu ý thời gian của cơn gò cùng các dấu hiệu kèm theo, để nếu nghi ngờ thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để chẩn đoán, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cơn đau khi chuyển dạ là điều không thể tránh khỏi, sau khi bé chào đời thì sẽ ổn hơn nên mẹ chỉ có thể áp dụng các biện pháp giảm đau, cách giảm cơn gò tử cung khi mang thai và cố gắng chịu đựng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!